Bộ GD-ĐT: Thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông nào sẽ thi tốt nghiệp theo chương trình đó

Ngày 4.3, Bộ GD-ĐT phát đi thông tin, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ kỳ thi tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Những ngày gần đây, nhiều bài đăng trên mạng xã hội Facebook chia sẻ thông tin "Thí sinh trượt tốt nghiệp năm 2024 có thể không được thi riêng vào năm sau", khiến nhiều thí sinh hoang mang.

Trong thông tin phát đi ngày 4.3, Bộ GD-ĐT khẳng định từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ kỳ thi tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Nội dung này sẽ được đưa vào điều khoản chuyển tiếp của Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ 2025.

Trước đó, nhiều bài đăng trên mạng xã hội Facebook chia sẻ thông tin "thí sinh trượt tốt nghiệp năm 2024 có thể không được thi riêng vào năm sau mà phải thi chương trình mới".

Thông tin này khiến không ít thí sinh hoang mang, lo lắng, bởi thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2024 là lứa học sinh cuối cùng học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2006. Kỳ thi năm 2025 có nhiều đổi mới, trong khi các em học hoàn toàn theo chương trình cũ.

Bộ GD-ĐT: Thí sinh học chương trình Giáo dục phổ thông nào sẽ thi tốt nghiệp theo chương trình đó -0
Thí sinh tại Hà Nội dự thi tốt nghiệp THPT 

Tại họp báo công bố thông tin chi tiết về kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 tổ chức cuối tháng 11.2023, ông Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cũng đã khẳng định, nguyên lý cơ bản, nguyên lý chung là “thí sinh học theo chương trình nào sẽ thi theo chương trình đó”.

“Với nhóm thí sinh  trượt tốt nghiệp năm 2024, chúng ta có thể tính toán tổ chức thi đảm bảo theo đúng nội dung, phương thức thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2006 mà các em đã học, kể cả về cấu trúc và định dạng đề thi. Như vậy, các em có thể yên tâm, không cần lo lắng rằng học chương trình 2006 mà lại thi theo chương trình 2018”, ông Nguyễn Ngọc Hà nói.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cũng nhấn mạnh nguyên tắc "bất di bất dịch" là đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của học sinh, phải lấy học sinh làm trung tâm. Đối với những học sinh trượt tốt nghiệp 2024, các cơ quan có thẩm quyền tham mưu để học sinh có thể thi lại vào năm 2025 cùng lứa học sinh của chương trình mới, với 2 đề thi khác nhau.

Theo Thứ trưởng, số thí sinh trượt tốt nghiệp thường không nhiều, nên việc tổ chức riêng một kỳ thi cho các em cũng không quá tốn kém.

Ý kiến bạn đọc

Giáo dục

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”
Giáo dục

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”

Ngày 15.4.2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”. GS. Lâm Nghị Phu, Viện trưởng Viện Kinh tế học Cấu trúc mới, ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), nguyên Phó Chủ tịch Cấp cao phụ trách Kinh tế phát triển của Ngân hàng Thế giới là diễn giả khách mời của tọa đàm này.

Khung năng lực số trong trường học: Cần những nội dung, tiêu chí cụ thể
Giáo dục

Khung năng lực số trong trường học: Cần những nội dung, tiêu chí cụ thể

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, cần đưa ra những nội dung, tiêu chí cụ thể về Khung năng lực số cho từng đối tượng học sinh, khi áp dụng phải phù hợp với thực tế ở mỗi địa phương, nhà trường. Quá trình xây dựng văn bản phải thận trọng, kỹ lưỡng nhưng cũng không quá cầu toàn, nhận diện được những thách thức sẽ phải đối mặt.