Bộ GD-ĐT ra văn bản chấn chỉnh Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội về mở lớp văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh không phép

Bộ GD-ĐT cho biết trách nhiệm liên quan đến đào tạo văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.12 (A,B), VB22.01 thuộc Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, trước hết là trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường.

Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, yêu cầu chấn chỉnh công tác tuyển sinh và đào tạo Văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh.

Theo Bộ GD-ĐT, căn cứ Kết luận thanh tra số 2201/KLTT ngày 28.6.2024 của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đào tạo văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A,B), VB22.01 và kết quả làm việc của Tổ công tác xác minh thông tin việc tuyển sinh và đào tạo cho người đã có bằng tốt nghiệp đại học ngành Ngôn ngữ Anh liên quan đến Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thì trách nhiệm liên quan đến đào tạo văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.12 (A,B), VB22.01 thuộc Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Trước hết, đây là trách nhiệm của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Bộ GD-ĐT yêu cầu Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội xây dựng và khẩn trương tổ chức thực hiện phương án đảm bảo quyền lợi chính đáng của người học liên quan theo đúng quy định. Kết quả thực hiện báo cáo về Bộ GD-ĐT trước ngày 28.12.

Bên cạnh đó, cử người đại diện theo pháp luật của trường tham gia buổi làm việc với Bộ GD-ĐT để xem xét, lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong công tác tuyển sinh và tổ chức đào tạo văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A,B), VB22.01 vào ngày 26.12 tại trụ sở Bộ GD-ĐT.

ava-kdcn-hn-3394.jpg
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Trước đó, nhiều học viên các lớp văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh VB2.12, VB2.13 (A,B), VB22.01 thuộc Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội bất ngờ khi nhận được thông tin các lớp học này không tồn tại. Dù đã nộp mức học phí hàng chục triệu đồng nhưng sau thời gian dài hoàn thành khóa học, học viên vẫn không nhận được thông báo nhận bằng. Khi liên hệ với Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội để làm việc, phía trường thông báo đó là lớp học “chui”, không phải do nhà trường mở.

Tuy nhiên, quyết định công nhận đầu vào lại có dấu đỏ của trường, do Phó Hiệu trưởng Vũ Văn Hóa ký. Quá trình đào tạo cũng có sự tham gia của một số giảng viên trong trường.

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Trường tiểu học tổ chức kiểm tra cuối kỳ 1 không chia phòng, đánh số báo danh
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Trường tiểu học tổ chức kiểm tra cuối kỳ 1 không chia phòng, đánh số báo danh

Phòng Giáo dục - Đào tạo quận Tân Bình (TP. Hồ Chí Minh) yêu cầu các trường tiểu học (công lập và ngoài công lập) tổ chức kiểm tra cuối kỳ 1 không đổi chéo giáo viên trong khối thực hiện công tác giám thị, không thực hiện chia phòng và đánh số báo danh để giảm áp lực thi cử cho học sinh, phụ huynh. 

Chương trình đào tạo doanh nhân - Keieijuku Việt Nam: Chắt lọc tinh hoa quản trị của Nhật Bản
Giáo dục

Chương trình đào tạo doanh nhân - Keieijuku Việt Nam: Chắt lọc tinh hoa quản trị của Nhật Bản

Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, PGS. TS Bùi Anh Tuấn cho biết, chương trình đào tạo doanh nhân – Keieijuku (còn được gọi là Chương trình kinh doanh cao cấp) giúp gia tăng gắn kết giữa Trường Đại học Ngoại thương với doanh nghiệp và các cơ quan tổ chức trong nước và Nhật Bản, mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp hai quốc gia.

Những thông tin giáo dục nổi bật tuần qua
Giáo dục

Những thông tin giáo dục nổi bật tuần qua

Nghiên cứu sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức 2 đại học quốc gia, đưa chấp hành luật an toàn giao thông là một tiêu chí xếp loại hạnh kiểm với học sinh, TP. Hồ Chí Minh chi 237 tỷ đồng ngân sách hỗ trợ học phí cho học sinh THCS,... là những thông tin giáo dục nhận được quan tâm trong tuần vừa qua.

Hà Nội phấn đấu có 30% số học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục

Hà Nội phấn đấu có 30% số học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội phấn đấu có 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; phấn đấu có 40% số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng.