Cà phê phin

“Bình minh” của Thanh Lam

“Bình Minh” là hy vọng, là bắt đầu, là một hồi sinh khác - là Lam với năng lượng của yêu thương và thanh thản - ngay chính lúc này, ở nơi chưa thấy “hoàng hôn”!

Chỉ còn non tuần nữa là diễn ra live show “Bình minh” của diva Thanh Lam (1 - 2.12).

Từ nhiều tuần nay, diva Thanh Lam và ban nhạc ngày nào cũng tập ròng rã từ 9 giờ 30 sáng - 6 giờ tối. Ăn trưa trên sàn tập, ai mệt quá thì chợp mắt tại chỗ một chút. Thanh Lam hát khoảng 6 - 8 giờ mỗi ngày, bằng cổ họng thật, ròng rã trong nhiều ngày. Thực sự khi đã bị quen các ca sĩ hát đớp lúc biểu diễn live, nhìn Lam ngay cả tập cũng dốc lòng hát - mà nể trọng vô cùng. Lam nói: “Trời thương chị em ạ, giờ này hát vẫn phăm phăm không biết mệt!”. Có lần nào đó, nhạc sĩ Quốc Trung bảo: “Lam là nghệ sĩ hiếm hoi ở Việt Nam trường sức đầy đặn kéo dài suốt 20 bài, không bị giảm sung lực, không bị căng, đủ sức hấp dẫn lôi cuốn người ta suốt show. Độ tâm huyết và tập trung của Lam khi vào show rất đáng ngưỡng mộ. Cô ấy hết lòng hết dạ khiến mình cũng bị xúc động”.

Khen thì sau lưng nhưng chê thì dội thẳng vào nhau, nhiều lúc Lam không khỏi uất ức và tủi thân. Quốc Trung như “hung thần” ở phòng thu và phòng tập, đòi hỏi chi li, kèn kẹt từng nhịp trống, từng nấn ná ngân, từng to nhỏ vuốt xuống mỗi nốt. Ừ thì không ít lúc team điên ruột với ông nhạc sĩ khó tính “quá mẹ chồng” ấy lắm, nhưng mọi người lại cặm cụi đi tiếp và nhẫn nại cho đích đến âm nhạc thật sự âm nhạc, “phải đi vào tai người nghe với âm thanh thật đẹp và cảm xúc hoàn hảo”. 

Khán giả sẽ không biết để có 2h trên sân khấu, các nghệ sĩ phải tập quần quật suốt 2 tháng nay với cường độ lao động khổ sai mỗi ngày. “Vất như thợ hầm lò, sang trọng gì đâu!” - Nhạc sĩ Thanh Phương nói thế lúc rã rời ngồi nghỉ, rồi lại ôm đàn chiến đấu tiếp. “Tập cực kỳ vất vả để lên sân khấu thăng hoa”- tay guitarist tóc buộc dây nịt lẩm bẩm, như kiểu tự nhấc mình dậy khỏi vũng mệt.

Nhìn “quy trình” của Bình Minh show, chẳng thấy chỗ nào lãng mạn. Đoạn Một là dày vò nhau, bỏ gì thêm gì, làm sao tổng thể hợp lý, Lam phải hát nhỏ thế nọ, nhẹ đi thế kia, từng cây nhạc cụ thì ứng biến thế nào. Nói chung là cãi cọ nhau trên đường “đi tìm chân lý”, khủng khiếp mệt mỏi và chán.

Đoạn Hai khi đã thống nhất xong bèn bắt tay vào tập đúng, tập chuẩn. Quốc Trung chỉ yêu sách “chút” thôi: Band phải bỏ bản nhạc (hòa âm 100% hoàn toàn mới, 40% tác phẩm là mới), nhắm mắt chơi vẫn nhuyễn như cháo chảy mới thăng được. Vậy thì khổ rồi, cả band tập ốm người!

Đoạn Ba, ca sĩ cùng band và bè bắt đầu phiêu, tìm cách cách xử lý thú vị và sáng tạo nhất trên khung chuẩn. Mấy hôm nay bắt đầu bước vào “cảnh giới” này, tập cũng thấy sướng, ekip bắt đầu hỉ hả cười nói nhẹ nhõm và nhìn nhau âu yếm từ đây.

Sau những tuần lễ lao động nghệ thuật kiểu khổ sai, họ sẽ có 2 giờ thăng hoa trên sân khấu, là khối thống nhất và hòa hợp như họ cùng thuộc về một cơ thể. Và để có 2 giờ đó, không phải chỉ 2 tháng tập luyện, mà là vốn sống và trải nghiệm từ trầm tích làm nghề bao năm của mỗi người.

Hôm rồi Thanh Lam báo tin vui cả hai đêm 1 - 2.12 vé đã bán gần hết, chỉ còn ít hàng lẻ. Cố làm hai đêm vì tiếc công kỹ lưỡng, mang một hệ thống công nghệ chuẩn mực của show quốc tế về Việt Nam, nếu chỉ diễn 1 đêm phí quá. Hôm trước lên giá vé, anh Trung đấu tranh bằng được việc để giá vé thấp hơn show bình thường. “Để những người thực sự yêu Thanh Lam, nhỡ họ không nhiều tiền, vẫn có cơ hội được đi nghe”.

À, sao lại là Bình Minh? Vì Bình Minh là hy vọng, là bắt đầu, là một hồi sinh khác - là Lam với năng lượng của yêu thương và thanh thản - ngay chính lúc này, ở nơi chưa thấy hoàng hôn!

Văn hóa

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.