Bệnh viện Trung ương Huế chuyển giao kỹ thuật điều trị bệnh nhân nhồi máu não cấp cho Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh

Theo Bệnh viện Trung ương Huế, bệnh viện đã cử chuyên gia hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật “chụp và can thiệp lấy huyết khối ở bệnh nhân nhồi máu não cấp” cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.

Bệnh viện Trung Ương Huế chuyển giao kỹ thuật điều trị bệnh nhân nhồi máu não cấp cho Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh
Bệnh viện Trung ương Huế chuyển giao kỹ thuật điều trị bệnh nhân nhồi máu não cấp cho Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh

Đội ngũ chuyên gia, bác sỹ đến từ Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Huế đã trực tiếp hướng dẫn các bác sỹ Khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh chụp mạch máu não bằng hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) cho 5 bệnh nhân. Đây là những bệnh nhân bị đột quỵ não, đã được điều trị tạm ổn định và được chỉ định chụp mạch não để xác định các tổn thương hoặc dị dạng mạch máu não, từ đó có phương án điều trị triệt để cho người bệnh, tránh các tổn thương và di chứng. Qua kết quả chụp, 3 bệnh nhân không có bất thường mạch máu não, tiếp tục được chỉ định điều trị nội khoa; 2 bệnh nhân có dấu hiệu bất thường về mạch máu não, tiếp tục được theo dõi, sau 6 tháng sẽ kiểm tra lại, tùy tình trạng bệnh để quyết định có phải can thiệp mạch hay không.

Được biết, để tiếp nhận kỹ thuật chụp và can thiệp hút huyết khối ở bệnh nhân nhồi máu não cấp, trước đó Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã cử 1 êkíp tham gia lớp đào tạo về can thiệp mạch não, đồng thời chuẩn bị đầy đủ cơ sở, vật chất đáp ứng yêu cầu của việc triển khai kỹ thuật này. Theo kế hoạch, các chuyên gia của Bệnh viện Trung ương Huế sẽ tiếp tục chuyển giao kỹ thuật cho các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh theo từng đợt. Dự kiến khoảng 6 tháng đến một năm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh sẽ làm chủ được kỹ thuật cao này.

Đột quỵ não (còn gọi là tai biến mạch máu não, bao gồm nhồi mãu não và xuất huyết não) là bệnh lý cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Những người thoát khỏi tử vong thường để lại di chứng nặng nề cả về thể xác và tinh thần. Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ mỗi năm, đặc biệt tỷ lệ đột quỵ xảy ra ở người trẻ đang có chiều hướng ngày càng gia tăng.

Bệnh viện Trung Ương Huế chuyển giao kỹ thuật điều trị bệnh nhân nhồi máu não cấp cho Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh
Đội ngũ chuyên gia, bác sỹ đến từ Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Huế đã trực tiếp hướng dẫn các bác sỹ Khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh

Tại Hà Tĩnh, theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận khoảng 1.000 -1.500 bệnh nhân bị đột quỵ, trong đó có khoảng một nửa bệnh nhân phải can thiệp chụp mạch máu não. Phát hiện và can thiệp sớm đột quỵ não có ý nghĩa cực kỳ quan trọng giúp hạn chế tử vong và di chứng. Việc tiếp nhận kỹ thuật “chụp và can thiệp hút huyết khối ở bệnh nhân nhồi máu não cấp” sẽ giúp phát hiện và can thiệp sớm đột quỵ não, hạn chế tỷ lệ tử vong và di chứng, người bệnh đột quỵ được điều trị cấp cứu kịp thời tại địa phương mà không phải mất thời gian chuyển lên tuyến trên.

Hàng năm Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Trung ương Huế điều trị cho 2.500-3.000 bệnh nhân đột quỵ và bệnh lý mạch máu não. Trung tâm đã nhận được Giải thưởng Bạch kim của Hội Đột quỵ thế giới (WSO) trong tổ chức cấp cứu và điều trị đột quỵ vào năm 2020. Hiện nay, Trung tâm đang triển khai tất cả các phương pháp điều trị tiên tiến trong can thiệp thần kinh, đột quỵ như can thiệp lấy huyết khối, tái thông mạch máu não với tỉ lệ thành công trên 95%, đặt stent chuyển dòng, điều trị hẹp động mạch trong và ngoài sọ, phối hợp đường động mạch-tĩnh mạch trong điều trị dị dạng dò động-tĩnh mạch não, can thiệp điều trị hầu hết các loại phình mạch, các dị dạng mạch máu não ở trẻ em và sơ sinh…

Với vai trò là Trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung và cả nước, ngoài đẩy mạnh triển khai nhiều kỹ thuật cao cấp và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh nhằm đem đến sự hài lòng cao nhất cho người bệnh; trong thời gian qua Bệnh viện Trung ương Huế đã tăng cường các hoạt động đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật theo chương trình chỉ đạo tuyến (Đề án 1816, Đề án Bệnh viện vệ tinh, Đề án 2628) cho các bệnh viện tuyến dưới. Bệnh viện đã tổ chức thành công nhiều khóa đào tạo, chuyển giao kỹ thuật chụp mạch máu não DSA và can thiệp mạch máu não cho các bệnh viện tuyến dưới trong khu vực miền Trung-Tây Nguyên và cả nước.

Sức khỏe

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá
Tin tức

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá

Mới đây, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024. Hội nghị nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở ở Hà Tĩnh trong công tác truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á
Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và các kỹ sư từ Trung tâm công nghệ 3D trong y học, Đại học VinUni đã thực hiện thành công ca phẫu thuật triệt căn khối u trung thất với kích thước 11,5 cm và tái tạo lồng ngực cho bệnh nhân bằng vật liệu Titan.

Tranh thủ các chính sách về thu hút, đào tạo, đãi ngộ để nâng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế.
Tin tức

Đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu, chuyển giao kỹ thuật trong ngành y tế tỉnh Bình Thuận

Từ hiệu quả triển khai Đề án xây dựng bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816, đồng thời tăng cường phối hợp với bệnh viện tuyến trên TP. Hồ Chí Minh để nhận chuyển giao nhiều gói kỹ thuật chuyên sâu, những năm gần đây, ngành y tế tỉnh Bình Thuận đạt được một số kết quả nhất định trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh
Sức khỏe

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh

Với lợi thế dây chuyền khám và tiêm hiện đại, chuyên nghiệp, đồng bộ trên cả nước và tại 39 trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển tiêm hơn 1.200 mũi vắc xin các loại trong ngày đầu chiến dịch tăng cường, trong đó có gần 200 mũi vắc xin sởi miễn phí.

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Sức khỏe

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Ngay sau cơn bão số 3 - Yagi vừa qua, FPT Long Châu đã nhanh chóng phối hợp với Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam, các cơ quan quản lý y tế địa phương và các cơ quan báo chí để thực hiện hỗ trợ ứng cứu sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân vùng lũ.