Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đạt chứng nhận chuẩn Chất lượng vàng trong điều trị đột quỵ

Trong năm 2022, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã nhận điều trị cho khoảng 2.000 bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não, quy trình cấp cứu tối ưu, tỷ lệ tái thông khoảng 6.5%, là một trong những điều kiện giúp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đạt chứng nhận chuẩn Chất lượng vàng trong điều trị đột quỵ.

Bác sĩ CK2 Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, mới đây bệnh viện vừa nhận được chứng nhận chuẩn Chất lượng vàng từ Hội Đột quỵ Châu Âu. Để đạt được chứng nhận này, bệnh viện đã đáp ứng được 8 tiêu chí nghiêm ngặt: Tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não được điều trị thuốc tiêu sợi huyết trước 60 phút và trước 45 phút; tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não được bắt đầu can thiệp mạch máu não trước 120 phút và trước 90 phút; tỷ lệ tái thông được mạch máu bị nghẽn tắc (trên tổng số bệnh nhân nhập viện); tỷ lệ bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ được chụp Ctscan (Chụp cắt lớp vi tính) hoặc MRI (Chụp cộng hưởng từ);  tỷ lệ bệnh nhân được tầm soát rối loạn nuốt tại đơn vị; tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não được sử dụng kháng kết tập tiểu cầu khi xuất viện; tỷ lệ bệnh nhân rung nhĩ được điều trị kháng đông khi xuất viện và tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ được điều trị tại đơn vị đột quỵ hoặc hồi sức tích cực.

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đạt chứng nhận chuẩn Chất lượng vàng trong điều trị đột quỵ -0
Bệnh nhân hồi phục sau khi được lấy huyết khối

Theo Bác sĩ Phong, cấp cứu đột quỵ là sự phối hợp của nhiều chuyên khoa: Khoa cấp cứu, khoa đột quỵ, khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa nội thần kinh, và khoa ngoại thần kinh. Với tiêu chí “Thời gian là não”, cấp cứu đột quỵ nhồi máu não là một trong những cấp cứu khẩn cấp chạy đua với thời gian để tái thông mạch máu bị tắc. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khoa đóng vai trò quan trọng nhất để giúp rút ngắn tối đa thời gian bệnh nhân được điều trị đặc hiệu. Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đang áp dụng quy trình chăm sóc bệnh nhân đột quỵ theo các tiêu chuẩn của Hội đột quỵ Châu Âu, giúp nhất quán trong quá trình điều trị, tăng khả năng điều trị thành công cho người bệnh.

Hai liệu pháp điều trị đặc hiệu cho đột quỵ nhồi máu não là tiêu sợi huyết và lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học. Khả năng hồi phục của bệnh nhân càng cao khi đến bệnh viện để được điều trị đặc hiệu càng sớm. Trong năm 2022, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã sử dụng liệu pháp tiêu sợi huyết cho khoảng 100 bệnh nhân, và liệu pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học khoảng 135 bệnh nhân.

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đạt chứng nhận chuẩn Chất lượng vàng trong điều trị đột quỵ -0
Cần Thơ hiện có 3 ê kíp can thiệp đột quỵ cùng với  các phương tiện hiện đại để chẩn đoán và điều trị đột quỵ

Tiêu chuẩn chất lượng vàng trong điều trị đột quỵ là thước đo để các đơn vị đột quỵ biết vị trí của mình đang ở đâu, là động lực để các đơn vị phấn đấu, nỗ lực nâng cao chất lượng điều trị bệnh nhân đột quỵ.

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ hiện có 3 ê kíp can thiệp đột quỵ cùng với các phương tiện hiện đại để chẩn đoán và điều trị đột quỵ, bao gồm: 3 hệ thống máy CTscan, 2 hệ thống máy MRI trong đó có một hệ thống MRI 3.0 Tesla hiện đại, 3 hệ thống máy DSA (hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền) dùng cho can thiệp mạch máu nên có thể cùng lúc triển khai can thiệp đồng thời nhiều bệnh nhân đột quỵ vào viện cấp cứu. Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng điều trị đột quỵ, trong năm 2023 bệnh viện có kế hoạch mở rộng khoa đột quỵ và sẽ thành lập trung tâm đột quỵ để đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng tăng của người dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Chương trình chứng nhận chuẩn điều trị của các Đơn vị đột quỵ và Trung tâm đột quỵ được Ủy ban chấp hành Hội Đột quỵ Châu Âu thành lập năm 2007, sau này được phát triển, duy trì bởi Hội Đột quỵ Thế giới. Mục đích là thiết lập các tiêu chuẩn trong điều trị đột quỵ, cải thiện chất lượng và thống nhất trong chăm sóc bệnh nhân đột quỵ, giảm bớt sự chênh lệch trong điều trị đột quỵ giữa các quốc gia. Để đạt được chuẩn này các trung tâm phải thỏa một loạt tiêu chí khắt khe về quy trình điều trị cấp cứu đột quỵ cấp, khả năng huấn luyện con người, trang thiết bị chẩn đoán, sự phối hợp giữa các khoa liên quan trong quá trình điều trị bệnh nhân.

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.