Bệnh nhân nữ điều trị trĩ không đúng cách phải truyền 13 đơn vị máu

Mới đây Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Gan mật tụy, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận điều trị một trường hợp bệnh nhân trĩ chảy máu nặng do điều trị không đúng cách.

Bệnh nhân P.T.H (nữ, 46 tuổi, địa chỉ: Đông Triều - Quảng Ninh) bị bệnh trĩ từ năm 2011, đã được nội soi tiêm xơ búi trĩ năm 2015, nội soi thắt trĩ năm 2019. 02 tháng nay bệnh nhân (BN) đi ngoài bị chảy máu thành tia và sa trĩ, phải dùng tay đẩy lên.

Cách vào viện Bạch Mai 01 tháng, bệnh nhân đi ngoài ra máu kéo dài, mất máu nhiều phải cấp cứu lần 1 tại Bệnh viện địa phương, được truyền 5 đơn vị máu, tiêm thuốc cầm máu, có chỉ định mổ nhưng gia đình chưa đồng ý phẫu thuật. Về nhà BN tiếp tục bị đi ngoài ra máu.

Cách vào viện Bạch Mai 02 tuần, BN mất máu nhiều phải đi cấp cứu lần 2 tại địa phương, được truyền thêm 2 đơn vị máu, tiêm thuốc cầm máu không đỡ, người bệnh và gia đình vẫn không đồng ý mổ và xin ra viện về ăn Tết.

Đến ngày 28/01/2023 gia đình thấy BN nhợt nhạt, hoa mắt chóng mặt nhiều nên quyết định đưa BN đi cấp cứu lần 3 tại Bệnh viện Bạch Mai. Khám lúc vào viện: Bệnh nhân tỉnh chậm.

Da niêm mạc nhợt nhiều. Mạch 90 lần/phút, huyết áp 90/60. Hậu môn có trĩ vòng độ III có điểm chảy máu thành tia, phải dùng tay đẩy lên.

Xét nghiệm máu: Hồng cầu 2,1 T/l, Hemoglobin 49 G/l. BN được truyền 04 đơn vị máu trước mổ và được tiến hành Phẫu thuật Longo kết hợp khâu treo trĩ vào ngày 31/01/2023. Sau mổ tiếp tục được truyền 02 đơn vị máu. Ngày 03/02/2023, BN ổn định, đi ngoài không còn chảy máu, được ra viện.

Chảy máu hậu môn khi đại tiện là triệu chứng thường gặp của các bệnh nhân trĩ, tuy nhiên mức độ chảy máu ít hay nhiều khác nhau ở từng bệnh nhân, và nếu hiện tượng chảy máu nhiều mỗi lần đi ngoài kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu nặng, nguy hiểm đến tính mạng.

Qua trường hợp trên, Bác sĩ khuyến cáo các bệnh nhân mắc bệnh trĩ, đặc biệt là các bệnh nhân trĩ bị đi ngoài ra máu nhiều cần thăm khám sớm ở những cơ sở chuyên khoa để được điều trị đúng phương pháp.

Những phương pháp như tiêm xơ, thắt búi trĩ hoặc kể cả phẫu thuật cắt trĩ nếu không đúng chỉ định, đúng giai đoạn bệnh sẽ dẫn đến tái phát, biến chứng, gây khó khăn cho việc khắc phục hậu quả, có thể ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng cuộc sống, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Trường hợp trên đã không được điều trị đúng cách từ trước, dẫn đến trĩ tái phát chảy máu, khi có biến chứng lại không tuân thủ chỉ định phẫu thuật dẫn đến mất máu nặng, phải mổ cấp cứu, tổng cộng cả quá trình điều trị phải truyền tới 13 đơn vị (3,25 lít) máu - tương đương với việc mất 2/3 lượng máu có trong cơ thể; hậu quả ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, chi phí và mức độ phức tạp trong điều trị tăng gấp nhiều lần so với việc xử trí đúng đắn từ đầu.

Sức khỏe

Bộ Y tế họp khẩn trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi
Sức khỏe

40/53 tỉnh, thành phố hoàn thành tỷ lệ tiêm vaccine trên 95%

Đó là thông tin Bộ Y tế cập nhật về tình hình thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Kết quả trên cũng cho thấy Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng trên.

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?
Sức khỏe

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi chưa bị sởi lần nào hoặc chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công. Vì vậy, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm
Sức khỏe

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm

Không chỉ từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm, Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong còn bị trượt thầu do vi phạm về nguồn gốc thực phẩm. Địa điểm chế biến suất ăn bán trú cho học sinh tại nhà xưởng nằm trong Khu chế xuất Tân Thuận.

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà
Sức khỏe

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà

Giãn tĩnh mạch tinh (TMT) là một trong những vấn đề nam khoa phổ biến và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lý, sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch tinh đôi khi không có triệu chứng rõ rệt, vì vậy việc phát hiện sớm và theo dõi tình trạng có thể giúp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn.