Bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

Tối 14.3, tại Quảng trường 10.3, TP Buôn Ma Thuột đã diễn ra Lễ bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 với chủ đề "Buôn Ma Thuột, thành phố cà phê - Nơi khơi nguồn sáng tạo".

Sau 5 ngày tổ chức (từ ngày 10 - 14.3.2023) với 18 chương trình chính và các hoạt động mang tính ứng dụng, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 với chủ đề "Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cả thế giới" thành công tốt đẹp và đạt được các mục tiêu đề ra. 

z4182410972455_927bed1fc14d2d03dd1035d32a65f5a8.jpg -0
Bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 với chủ đề "Buôn Ma Thuột, thành phố cà phê – Nơi khơi nguồn sáng tạo"
Bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 -

Lễ hội nhằm tôn vinh người trồng, chế biến, xuất khẩu cà phê; đồng thời truyền tải khát vọng, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk  với mong muốn xây dựng và phát triển Buôn Ma Thuột trở thành đô thị, trung tâm vùng Tây Nguyên.

Lễ hội có nhiều hoạt động như: Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê, thu hút 162 đơn vị tham gia với hơn 400 gian hàng, trong đó có 32 gian hàng của 6 doanh nghiệp nước ngoài cùng 128 lượt khách đến tham dự hội chợ; Hội nghị kết nối giao thương quốc tế thu hút 63 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước và quốc tế với mong muốn thúc đẩy tiêu thụ và nhận diện thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột; Hội thảo phát triển cà phê Việt Nam chất lượng cao; Cuộc thi pha chế cà phê đặc sản Việt Nam; Ngày hội cà phê miễn phí... 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà - Trưởng ban Tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 cho biết, lễ hội đã thu hút hơn 90.000 lượt khách tham quan (trong đó có 600 lượt khách quốc tế). Thành công của lễ hội là nguồn động lực mạnh mẽ để tiếp tục tôn vinh, quảng bá những giá trị di sản văn hóa của vùng đất Buôn Ma Thuột nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung; nâng tầm thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột để từng bước trở thành "Điểm đến của cà phê thế giới". Đồng thời, quảng bá tiềm năng, thế mạnh xúc tiến phát triển thương mại và đầu tư, lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống, là cơ hội để tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác giữa tỉnh Đắk Lắk với các địa phương cũng như tổ chức quốc tế.

Ghi nhận sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, tại buổi lễ, UBND tỉnh đã trao Bằng khen cho 19 đơn vị và 13 cá nhân có thành tích xuất sắc trong các hoạt động của Lễ hội hội.

Văn hóa

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao
Văn hóa

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao

Mỗi dịp 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, ký ức tuổi thơ của tôi lại tràn về với hình ảnh của bố tôi - một người thầy được học trò yêu quý và kính trọng. Những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ tuy giản dị nhưng đong đầy tình cảm học trò dành tặng thầy, cùng không khí rộn rã của lớp học với lũ học trò "nhất quỷ nhì ma" in sâu trong tâm trí của tôi. Bố tôi vẫn thường nói, nghề giáo không chỉ là dạy chữ, mà là vun đắp tâm hồn, truyền đạt những giá trị làm người, và kết nối với học trò ở những cảm xúc sâu sắc nhất; tôi rất xúc động khi thấy, sau 30 - 40 năm, vẫn có những học trò vượt hàng trăm cây số, quay lại thăm thầy cũ để hàn huyên đủ chuyện - từ gia đình, công việc cho đến những hoài niệm về thời đi học. Những cuộc trò chuyện như thế vượt lên trên mối quan hệ thầy trò thông thường, gắn bó như cha với con, tạo nên một tình nghĩa khó phai mờ.

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản
Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản

Di sản văn hóa phi vật thể đang góp phần quan trọng làm nên những sản phẩm độc đáo của công nghiệp văn hóa. Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ cần sự sáng tạo mà còn phải hiểu biết thấu đáo về truyền thống để giữ bản sắc nhưng vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế.