Bé gái 3 tháng tuổi mắc bệnh lao do chủ quan từ người bố

Các bác sĩ Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận một bé gái 3 tháng tuổi, ở Hoà Bình, nhập viện trong tình trạng ho, khó thở, sốt cao, co giật toàn thân được chẩn đoán mắc bệnh lao toàn thể bao gồm: lao phổi và lao màng não.

ThS.BS Nguyễn Phương Thảo – Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương– người trực tiếp điều trị cho bệnh nhi cho biết: trước khi vào viện khoảng 1 tháng trẻ có biểu hiện ho húng hắng, gia đình cho trẻ đi khám tại một số phòng khám tại địa phương và được chẩn đoán viêm nhiễm đường hô hấp.

Trước vào viện 3 ngày, trẻ xuất hiện ho nhiều và xuất hiện một cơn co giật toàn thân, kèm khó thở, được gia đình đưa đến bệnh viện tuyến tỉnh điều trị, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, qua thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, trẻ được chẩn đoán mắc bệnh lao toàn thể bao gồm: lao phổi và lao màng não.

Khai thác tiền sử gia đình thì được biết cách đây một năm bố của trẻ đã được chẩn đoán mắc bệnh lao, do chưa hiểu biết về nguy cơ lây bệnh lao cho những người tiếp xúc nên đã lây cho trẻ.

Rất may mắn, sau 3 tuần điều trị tích cực tình trạng sức khoẻ của trẻ ổn định, hết sốt, hết suy hô hấp, ăn uống tốt, dự kiến trẻ sẽ được ra viện trong một vài ngày tới.

Bé gái 3 tháng tuổi bị bệnh lao do lây từ người bố -0
Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis – tác nhân gây ra bệnh lao (Ảnh: Nguồn internet)

Bệnh lao là gì?

Theo Ths BS Nguyễn Phương Thảo – Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh lao (TB) là một bệnh truyền nhiễm, một trong những nguyên nhân hàng đầu của tử vong trên toàn thế giới. Bệnh lao do trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, bệnh lây lan khi những người bị bệnh lao phát tán vi khuẩn vào không khí (ví dụ: bằng cách ho).

Ước tính 1/4 dân số thế giới nhiễm lao, khoảng 10% nhiễm lao sẽ tiến triển thành bệnh lao. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2022, toàn thế giới có khoảng 9 triệu ca lao mới mỗi năm. Trong số đó có 10% là trẻ em.

Việt Nam vẫn là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao và lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Lao kháng thuốc là mối đe dọa nghiêm trọng về y tế công cộng. Hơn 172.000 người đã mắc bệnh và 10.400 người chết vì bệnh lao (báo cáo của WHO năm 2020).

Trong số đó, 63% bệnh nhân lao thường, 98% bệnh nhân lao kháng thuốc và gia đình đối mặt với những chi phí thảm họa – nghĩa là chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao vượt quá 20% thu nhập hàng năm của cả hộ gia đình. 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động. Vì vậy, lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung.

Bé gái 3 tháng tuổi bị bệnh lao do lây từ người bố -0
Trẻ chung sống với người lớn mắc bệnh lao sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh – (Ảnh: Nguồn internet)

Đặc điểm lao trẻ em

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, hàng năm phát hiện và điều trị khoảng 70 đến 80 ca bệnh lao. Tập trung tại Bệnh viện Nhi Trung ương là những ca lao nặng, khó chẩn đoán. Trong đó gồm các thể Lao phổi – màng phổi (45%), Lao toàn thể (18%), Lao màng não (30%), Lao xương, Lao hạch.

Hầu hết các trường hợp xảy ra ở trẻ nhỏ (<5 tuổi) và bệnh xảy ra trong vòng 2 năm sau tiếp xúc với nguồn bệnh (Đa số trong vòng 1 năm).

 – Tỷ lệ nhiễm lao cao ở những trẻ em phơi nhiễm

 – Tỷ lệ tử vong ở trẻ sống trong gia đình có người bị lao cao hơn so với trẻ sống trong gia đình không mắc bệnh lao, nếu mẹ bị lao tỉ lệ tử vong tăng gấp 8 lần.

 – 71% trẻ bỏ lỡ cơ hội dự phòng lao bị mắc lao sau này trong đó: 81% là <3 tuổi, 25% mắc lao lan tỏa và 5% tử vong. Nguồn lao là mẹ hoặc cha trong các trường hợp này là 47,4%

Các dấu hiệu lâm sàng nhận biết sớm bệnh lao ở trẻ em

 – Tiền sử tiếp xúc gần gũi với người bệnh lao phổi, trong vòng 1-2 năm gần đây.

 – Tiền sử có các triệu chứng lâm sàng nghi lao đã được điều trị nhưng triệu chứng không hoặc ít cải thiện, nhanh tái phát.

 – Triệu chứng lâm sàng nghi lao:

Triệu chứng toàn thân: Sốt, ra mồ hôi đêm; mệt mỏi/giảm chơi đùa; chán ăn/không tăng cân/ sụt cân/suy dinh dưỡng.

Triệu chứng cơ năng: tùy thuộc vào cơ quan mắc lao, như ho dai dẳng, nổi hạch, đau đầu, co giật, đau khớp,…các triệu chứng thường kéo dài>2 tuần, không cải thiện với liệu pháp điều trị khác ngoài

Khỏi bệnh nếu điều trị đúng phác đồ

Việc điều trị lao ở trẻ em cũng giống như của người lớn, tuy nhiên cha mẹ phải tuân thủ điều trị cho con em mình đúng hướng dẫn của bác sĩ, điều trị đủ thời gian (6-9 tháng), đủ liều lượng thuốc, đúng phác đồ thì bệnh mới ổn định.

Bệnh lao trẻ em có thể chữa khỏi được với hoá trị lao ngắn ngày, kể cả các thể nặng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng nguyên tắc (uống thuốc đúng, đủ, đều và không được bỏ sót)

Tuân thủ điều trị giúp phòng bệnh lao kháng thuốc. Bệnh lao kháng thuốc thường phát sinh thông qua việc lựa chọn các chủng vi khuẩn đột biến do không tuân thủ điều trị. Chủng vi khuẩn kháng thuốc này lây cho người khác. Nhiễm lao kháng thuốc dẫn đến khó khăn trong việc điều trị, tăng chi phí điều trị và tăng tỷ lệ di chứng.

Bé gái 3 tháng tuổi bị bệnh lao do lây từ người bố -0
Để phòng ngừa bệnh lao ở trẻ em, bác sĩ khuyến cáo tiêm vắc-xin BCG (Bacillus Calmette-Guérin) cho trẻ

Phòng bệnh lao ở trẻ em

Ths.BS Nguyễn Phương Thảo – Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo:

– Trẻ em là đối tượng dễ bị tác động bởi các bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh lao vì miễn dịch trẻ còn yếu.

– Phòng bệnh lao là làm giảm nguy cơ nhiễm lao và giảm nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao.

– Việc phát hiện sớm bệnh nhân lao, điều trị hiệu quả, cách ly giúp giảm phơi nhiễm.

– Trẻ em nếu có phơi nhiễm cần được sàng lọc tại cơ sở y tế và theo dõi.

– Kiểm soát vệ sinh môi trường.

– Giảm tiếp xúc nguồn lây.

– Thay đổi hành vi của người bệnh (vệ sinh hô hấp) nhằm làm giảm các hạt nhiễm khuẩn ra môi trường:

Dùng khẩu trang hoặc ít nhất có khăn che miệng khi tiếp xúc nói chuyện với người khác. Khạc đờm và bỏ đúng nơi quy định, rửa tay xà phòng thường xuyên.

 – Tiêm vaccin BCG: trong chương trình tiêm chủng mở rộng nhằm giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại bệnh lao khi bị nhiễm lao. BCG hiệu quả trong việc chống lại bệnh lao lan tỏa và lao màng não.

 – Điều trị lao tiềm ẩn.

Khi thấy trẻ có bất cứ dấu hiệu nào bất thường cần cho trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Sức khỏe

VinGroup và Bệnh viện Bạch Mai hợp tác toàn diện thúc đẩy mô hình bệnh viện xanh
Sức khỏe

VinGroup và Bệnh viện Bạch Mai hợp tác toàn diện thúc đẩy mô hình bệnh viện xanh

Ngày 22.11, Tập đoàn Vingroup và Bệnh viện Bạch Mai ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện về chuyển đổi xanh trong lĩnh vực y tế. Với nhiều giải pháp thiết thực, hướng tới sức khỏe cộng đồng và môi trường sống xanh – sự kiện đã khẳng định tinh thần đoàn kết của các thương hiệu dẫn đầu vì một Việt Nam phát triển bền vững.

Đoàn kiểm tra liên ngành TP. Ninh Bình kiểm tra hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Khách sạn MT Collection (phường Đông Thành)
Sức khỏe

Kiểm tra hoạt động xây dựng môi trường không khói thuốc lá trên địa bàn TP. Ninh Bình

Vừa qua, Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại của thuốc lá TP. Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình) đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra hoạt động xây dựng môi trường không khói thuốc lá trên địa bàn Thành phố đối với các cơ sở thuộc loại hình cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, kinh doanh dịch vụ ăn uống. 

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.