Bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tài chính vi mô

Bảo vệ quyền lợi cho người thu nhập thấp

Hoạt động tài chính vi mô (TCVM) đã khẳng định được vai trò quan trọng trong việc gia tăng mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính của người nghèo, người có thu nhập thấp. Đồng thời, TCVM góp phần quan trọng trong giảm nghèo, hạn chế cho vay nặng lãi, đặc biệt ở khu vực nông thôn và vùng sâu, vùng xa. Do đó, xây dựng, phát triển hoạt động TCVM, trong đó có triển khai chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là việc cần thiết để bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của các đối tượng khó khăn, yếu thế.

Tổ chức TCVM phải tham gia BHTG

Hiện ở Việt Nam có nhiều đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ TCVM, bao gồm: Các đơn vị được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) như ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Tín dụng nhân dân, tổ chức TCVM; các đơn vị không hoạt động theo pháp luật ngân hàng mà theo Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về hoạt động của chương trình, dự án TCVM thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi Chính phủ; các đơn vị phi chính thức hoạt động ngoài quy định và kiểm soát của Chính phủ.

Bảo vệ quyền lợi cho người thu nhập thấp -0
Nguồn: ITN

Tại Việt Nam có 4 tổ chức TCVM chính thức được NHNN cấp phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Luật Các TCTD, gồm: Tổ chức TCVM trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tình Thương (TYM), tổ chức TCVM trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên M7 (MF - MFI), tổ chức TCVM trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Thanh Hóa (Thanh Hóa MFI) và tổ chức TCVM trách nhiệm hữu hạn một thành viên cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP).

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích ấn tượng về phát triển kinh tế và đặc biệt trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, trong đó có phần đóng góp đáng khích lệ của hoạt động TCVM. Hoạt động TCVM tiếp tục khẳng định được vai trò quan trọng trong việc gia tăng mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính của người nghèo, người có thu nhập thấp, góp phần quan trọng thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo, hạn chế cho vay nặng lãi, đặc biệt ở khu vực nông thôn và vùng sâu, vùng xa.

Với các sản phẩm tiết kiệm đa dạng, các khoản vay nhỏ, thủ tục nhanh gọn, thời hạn và lịch hoàn trả linh hoạt, các tổ chức, chương trình, dự án TCVM đã giúp người nghèo, người có thu nhập thấp dễ dàng tiếp cận dịch vụ tài chính hiệu quả để cải thiện đời sống và tổ chức sản xuất, kinh doanh. Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, hoạt động TCVM còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc khi khách hàng TCVM được thụ hưởng nhiều dịch vụ phi tài chính đa dạng như chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh; nâng cao kiến thức về sức khỏe, dân số…

Đặc biệt, Luật BHTG (2012) và Nghị định số 68/2013/NĐ-CP ngày 28.6.2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật BHTG đã quy định và hướng dẫn chi tiết: "Tổ chức TCVM phải tham gia BHTG đối với tiền gửi của cá nhân, bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng TCVM, trừ tiền tiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ chức TCVM".

Như vậy, tương tự các TCTD khác, quyền lợi của người gửi tiền tại các tổ chức TCVM luôn được bảo đảm và cũng là để thúc đẩy lợi thế cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ tiết kiệm thuận lợi, nhằm huy động và mở rộng quy mô nguồn vốn cho loại hình tổ chức TCVM.

Quyền lợi người gửi tiền luôn được bảo đảm 

Như vậy việc TCVM phải tham gia BHTG đối với tiền gửi của cá nhân đã được quy định rõ trong Luật. Để tổ chức TCVM hoạt động hiệu quả, an toàn; việc đẩy mạnh triển khai chính sách BHTG tại các tổ chức này là rất cần thiết. Bởi lẽ, BHTG chính là công cụ hỗ trợ nhằm giúp cộng đồng này phát triển bền vững, phát huy hiệu quả cao trong hoạt động, trong đó mục tiêu quan trọng là bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền tại các tổ chức TCVM.

Thời gian qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) luôn chú trọng triển khai chính sách BHTG tại khối các tổ chức TCVM đồng bộ cùng với các loại hình tổ chức tham gia BHTG khác mặc dù số lượng tổ chức TCVM hiện tại vẫn còn khiêm tốn. Công tác thực hiện chính sách BHTG tại các tổ chức TCVM được BHTGVN tiến hành kịp thời và đầy đủ thông qua một loạt các hoạt động nghiệp vụ như cấp và cấp lại Chứng nhận tham gia BHTG; giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ và tham gia xử lý trong quá trình tái cơ cấu các TCTD; thông tin tuyên truyền chính sách BHTG.

Cụ thể, về tham gia công tác giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ, BHTGVN luôn nỗ lực bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất theo quy chế kiểm tra của BHTGVN, góp phần phát hiện thiếu sót và hạn chế trong quản trị điều hành, kiểm soát nội bộ, huy động vốn, hoạt động tín dụng, hạch toán, thu chi tiền mặt, quản lý giấy tờ sổ sách... cũng như mức độ thi hành nghiêm túc quy định của pháp luật về BHTG. BHTGVN sẵn sàng hỗ trợ các tổ chức TCVM xác định rõ nguyên nhân, kiến nghị biện pháp khắc phục.

Bên cạnh đó, BHTGVN xác định thông tin tuyên truyền chính sách BHTG là một trong những nghiệp vụ quan trọng cần đẩy mạnh tại các tổ chức TCVM. Từ đó, nâng cao nhận thức của chính tổ chức TCVM về chính sách BHTG, tăng cường ý thức tự giác chấp hành quy định, hướng dẫn của BHTGVN, góp phần ổn định hoạt động của hệ thống tài chính - ngân hàng quốc gia. Thực tế, tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi người dân ít có điều kiện tiếp cận thông tin, người gửi tiền tại các Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức TCVM rất dễ bị tổn thương, cần có sự quan tâm đặc biệt. BHTGVN đã áp dụng các chính sách thông tin tuyên truyền hai chiều về BHTG, giúp người gửi tiền tại tổ chức TCVM hiểu rõ về hạn mức trả tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm tiền gửi, phạm vi tiền gửi được bảo hiểm…

Ngoài ra, theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (2017), BHTGVN tham gia một số nhiệm vụ mới trong quá trình kiểm soát đặc biệt các TCTD như tham gia các phương án cơ cấu lại và thực hiện một số biện pháp hỗ trợ TCTD được kiểm soát đặc biệt. Trong đó, tham gia đánh giá tính khả thi phương án phục hồi tổ chức TCVM được kiểm soát đặc biệt nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, hỗ trợ các TCTD yếu kém thực hiện tái cơ cấu, góp phần bảo đảm an toàn hệ thống tài chính ngân hàng.

Tài chính

Kết thúc quý I.2025, LPBank ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt 3.175 tỷ đồng
Tài chính

Lợi nhuận quý I.2025 gần chạm mốc 3.200 tỷ đồng, Ngân hàng Lộc Phát vững vàng bứt phá

Kết thúc quý I.2025, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt 3.175 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này tạo bước đệm vững chắc để LPBank hoàn thành các mục tiêu kinh doanh năm 2025 trong bối cảnh nền kinh tế đứng trước nhiều thử thách.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Trong "nguy" có "cơ"

PGS.TS. Trần Việt Dũng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, Học viện Ngân hàng


Mức thuế 46% Hoa Kỳ áp cho hàng hóa Việt Nam không chỉ là rào cản mà là lời nhắc nhở quan trọng về sự thay đổi, thích nghi và chủ động tìm hướng đi mới. Trong sự chủ động ấy, nếu có sự đồng lòng giữa Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội, Việt Nam hoàn toàn có thể "biến nguy thành cơ" để phát triển mạnh mẽ.

Ảnh minh họa
Tài chính

Vận hội mới của kinh tế tư nhân

TS. Vũ Hồng Thanh - Chuyên gia kinh tế

Kinh tế tư nhân đang đứng trước một vận hội phát triển mạnh mẽ khi Việt Nam chuẩn bị ban hành nghị quyết mới về kinh tế tư nhân. Điều này càng được khẳng định sau bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nhấn mạnh vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân khi đóng góp tới 51% vào GDP, một động lực chính cho tăng trưởng, tích cực đổi mới sáng tạo và nâng cao sức cạnh tranh.

Kết thúc năm 2024, ABBANK tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng trong quy mô hoạt động
Tài chính

ABBANK triển khai gói tài trợ thúc đẩy phát triển bền vững ngành điện

Với mong muốn trở thành đối tác tài chính chiến lược đồng hành cùng sự phát triển bền vững của ngành điện Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tiếp tục triển khai và đẩy mạnh gói tài trợ chuỗi cung ứng ngành điện, cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, tối ưu cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu và thực hiện các gói thầu, dự án, hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Hải quan thu ngân sách quý I đạt 19,5% dự toán
Tài chính

Hải quan thu ngân sách quý I đạt 19,5% dự toán

Với việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, trong quý I.2025, toàn ngành hải quan đã thu đạt 80.205 tỷ đồng, bằng 19,5% dự toán được giao, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2024.

AMH
Tài chính

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án BOT

Bộ Xây dựng đang soạn thảo nghị quyết của Quốc hội nhằm đưa ra cơ chế và chính sách đặc thù để giải quyết những vướng mắc trong một số dự án hạ tầng giao thông theo mô hình hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Dự kiến, văn bản này sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới.

AMH
Kinh tế

“Lấp” khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm cơ chế xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực thi hành từ 1.1.2024. Với khoảng trống pháp lý hiện nay, tiến trình xử lý nợ xấu chậm hơn và tốn kém hơn. Để hoàn thiện hành lang pháp lý xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó luật hóa một số nội dung của Nghị quyết 42.

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông
Tài chính

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông

Mặc dù Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) cho phép, song đến nay chưa có doanh nghiệp nào phát hành trái phiếu thành công để đầu tư dự án PPP, đại diện Tập đoàn Đèo Cả nói tại Hội nghị “Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong Kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam” do Bộ Tài chính tổ chức ngày 28.3.

Toàn cảnh Hội nghị
Tài chính

Nhà đầu tư chứng khoán cá nhân nên tham gia quỹ chuyên nghiệp

Tại Hội nghị "Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam" ngày 28.3, các chuyên gia cho rằng, cần thay đổi nhận thức và hành vi của nhà đầu tư cá nhân, khuyến khích họ tham gia các quỹ đầu tư chuyên nghiệp để giảm thiểu rủi ro, vừa tận dụng được chuyên môn của các nhà quản lý quỹ, vừa mang lại lợi nhuận dài hạn cao hơn so với giao dịch ngắn hạn theo cảm tính.

VIB ra mắt gói vay căn hộ, nhà phố quy mô 45.000 tỷ
Tài chính

VIB ra mắt gói vay căn hộ, nhà phố quy mô 45.000 tỷ

Sau thành công của Gói vay căn hộ, nhà phố năm 2024 với đặc tính “Vay nhanh, trả dễ”, góp phần giúp hơn 15.000 gia đình Việt sở hữu căn nhà mơ ước, VIB đã chính thức ra mắt gói Vay mua căn hộ, nhà phố năm 2025 quy mô 45.000 tỷ đồng, cùng với nhiều tính năng ưu việt và lợi ích cao dành cho khách hàng.

Bac A Bank hỗ trợ doanh nghiệp phát triển đường dài với lãi vay ưu đãi chỉ từ 5,5%
Tài chính

Bac A Bank hỗ trợ doanh nghiệp phát triển đường dài với lãi vay ưu đãi chỉ từ 5,5%

Nhằm hỗ trợ Khách hàng doanh nghiệp tiếp cận nhanh nguồn tài chính ưu đãi - đáp ứng toàn diện nhu cầu mở rộng đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, Ngân hàng TMCP Bắc Á chính thức triển khai chương trình ưu đãi “Vay vốn dễ dàng - Vững vàng chạm đích” áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn.

AMH
Tài chính

Kho bạc Nhà nước hoạt động theo mô hình mới

Từ ngày 15.3.2025, hệ thống Kho bạc Nhà nước đi vào hoạt động theo mô hình tổ chức bộ máy mới thống nhất. Đây là dấu mốc quan trọng với hệ thống Kho bạc Nhà nước, bước sang giai đoạn phát triển mới tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Doanh nghiệp liên tiếp mua bản quyền chương trình của Trung Quốc đưa về Việt Nam lãi lớn nhờ doanh thu tài chính
Tài chính

Doanh nghiệp liên tiếp mua bản quyền chương trình của Trung Quốc đưa về Việt Nam lãi lớn nhờ doanh thu tài chính

Nhìn vào dữ liệu tài chính cho thấy, việc đưa các chương trình bản quyền từ Trung Quốc về Việt Nam đang là "gà đẻ trứng vàng" của Yeah 1 Group. Ngay sau "anh trai" và "chị đẹp", mới đây Yeah 1 Group cho biết trong năm 2025 sẽ tiếp tục phát triển hai dự án trọng điểm là Show It All và HAHA Farmer đều được mua bản quyền từ Trung Quốc.