Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào Khơ Mú ở miền Tây xứ Nghệ

Để bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khơ Mú gắn với phát triển du lịch, cần đẩy mạnh nghiên cứu, rà soát, sưu tầm các loại hình văn hóa dân tộc Khơ Mú; đồng thời có cơ chế phát huy vai trò của lực lượng cán bộ, công chức, viên chức các cấp là người Khơ Mú có trình độ, hiểu biết, có trách nhiệm làm lực lượng nòng cốt trong việc tuyên truyền, vận động bà con...

Bản sắc văn hóa bị mai một

Cùng với các dân tộc anh em khác, đồng bào Khơ Mú cư trú lâu đời ở miền Tây Nghệ An với dân số gần 44.000 người, trong đó nhiều nhất là huyện Kỳ Sơn (gần 29.000 người); huyện Tương Dương (gần 10.000 người); huyện Quế Phong (hơn 3.600 người)...Với tập quán canh tác chủ yếu là sản xuất nương rẫy, nên nhiều đời nay, đồng bào dân tộc Khơ Mú đã hình thành nên bản sắc văn hóa riêng với những nghi lễ dân gian truyền thống gắn với tập quán canh tác của dân tộc như: Lễ mừng cơm mới, lễ cầu mưa, lễ cầu mùa, lễ tra hạt; tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên, những món ăn độc đáo, điệu tơm làm say lòng người và cả những điệu múa truyền thống, góp vào bức tranh đa sắc màu văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam nói chung, các dân tộc ở Nghệ An nói riêng…

Tuy nhiên, hiện nay các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khơ Mú ở Nghệ An đang đứng trước sự mai một (từ trang phục, các vật dụng trong cuộc sống hằng ngày, đến các lễ nghi trong đời sống, nghề thủ công truyền thống thậm chí là cả ngôn ngữ…). Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị đó cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức... Điều này đòi hỏi cần có sự chung tay của các cấp, ngành và chính đồng bào Khơ Mú…

Thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bản sắc văn hóa của cộng đồng người Khơ Mú ở Nghệ An bị mai một, như: sự thay đổi về phương thức canh tác từ chỗ phát nương làm rẫy gắn với văn hóa lúa nương nay cơ bản chuyển sang canh tác lúa nước khiến cho quy trình sản xuất theo nương rẫy thay đổi, kéo theo là việc từ bỏ các lễ nghi truyền thống gắn với phương thức canh tác đó. Đời sống của đồng bào còn nghèo và khó khăn, trình độ dân trí còn thấp... Bên cạnh đó, sự bùng nổ của các phương tiện thông tin, các mạng xã hội dẫn sự xâm nhập của lối sống hiện đại, văn hoá ngoại lai đã tác động đến thế hệ trẻ ít quan tâm đến việc bảo tồn các phong tục, tập quán, các lễ nghi tín ngưỡng, các loại nhạc cụ, làn điệu dân ca, tập quán truyền thống.

Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào Khơ Mú ở miền Tây Nghệ An -0
Ông Cụt Văn Bường ở bản Huồi Cam, xã Nậm Nhoóng (Quế Phong) đã chơi sáo tơm khoảng 30 năm. Ảnh: Hữu Vi

Chưa kể, người lớn tuổi am hiểu về văn hóa dân gian mất dần; các giá trị nghệ thuật không được ghi chép, truyền dạy cho các thế hệ sau; các hoạt động văn hóa, nghệ thuật tổ chức không được thường xuyên; cơ sở vật chất, sản phẩm, phương tiện văn hóa phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân còn thiếu...

Ở mức độ nào đó, sự quan tâm của các cấp, ngành về công tác bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc chưa thật sự sâu sát, đồng bộ; nhận thức và ý thức trách nhiệm của chính chủ thể thực hiện chưa cao... Một số nơi đồng bào Khơ Mú Sinh sống phân tán, không tập trung và xen kẽ với các dân tộc khác nên việc thực hiện bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gặp nhiều khó khăn.

Tạo dựng nguồn lực trong giữ gìn, phát huy bản sắc 

Trước thực tế trên, để thực hiện công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khơ Mú gắn với phát triển du lịch, các chuyên gia văn hóa cho rằng: Cần phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan quản lý văn hóa các cấp với sự quan tâm và vai trò định hướng, tạo dựng nguồn lực trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Nghiên cứu xây dựng, ban hành và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch, đề án, mô hình thí điểm đầu tư hỗ trợ công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Khơ Mú...

Đồng thời, thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế để xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế cho đồng bào, từ đó mới có các điều kiện để thực hiện các hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của mình. Hỗ trợ phát triển các nghề truyền thống của đồng bào Khơ Mú và truyền lại cho các thế hệ sau, nhất là nghề đan lát truyền thống...

Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào Khơ Mú ở miền Tây Nghệ An -0
Cộng đồng người Khơ Mú vốn có truyền thống làm nghề đan lát. Ảnh: Đ. Thọ

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khơi dậy ý chí thoát nghèo, nâng cao ý thức trân trọng giá trị văn hóa truyền thống, lòng tự hào, tự tôn dân tộc để đồng bào có trách nhiệm, tích cực, tự giác trong công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của mình với tư cách là chủ thể chính tham gia công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa... Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, rà soát, sưu tầm các loại hình văn hóa dân tộc Khơ Mú, như văn hóa vật thể: nhạc cụ, dụng cụ lao động sản xuất, đồ gia dụng, kiến trúc nhà ở; văn hóa phi vật thể: lễ nghi tín ngưỡng, dân ca, dân vũ, ẩm thực, các nghề thủ công truyền thống để có cơ sở cho việc khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá đồng thời có chính sách hỗ trợ, tôn vinh nghệ nhân và những cá nhân tiêu biểu, tích cực trong hoạt động bảo tồn, phát huy, bản sắc văn hóa của dân tộc Khơ Mú.

Bên cạnh đó, quan tâm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí công tác cán bộ là người đồng bào Khơ Mú, có cơ chế nhằm phát huy vai trò của lực lượng cán bộ, công chức, viên chức các cấp là người Khơ Mú có trình độ, hiểu biết, có trách nhiệm làm lực lượng nòng cốt trong việc tuyên truyền, vận động chính đồng bào mình thực hiện công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá của đồng bào mình... 

Xây dựng và phát triển các đội văn nghệ, câu lạc bộ sinh hoạt gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá Khơ Mú tại các xã hoặc xóm, bản; Xây dựng không gian văn hóa các DTTS, trong đó có không gian văn hóa dân tộc Khơ Mú tại các điểm du lịch, gồm kiến trúc nhà cửa, dụng cụ lao động sản xuất, đồ dân dụng, các phong tục tập quán, ẩm thực, nghề truyền thống vừa để thu hút du khách đến tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa, vừa bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS nói chung, dân tộc Khơ Mú nói riêng.

Văn hóa

Toàn cảnh gặp mặt báo chí sáng 2.12. Ảnh: Phú Sơn
Văn hóa - Thể thao

Trao 35 giải cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15

Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15 (năm 2023 - 2024) với chủ đề “Dấu ấn bộ đội thời bình” do Báo Quân đội nhân dân, Vụ Báo chí - Xuất bản/Ban Tuyên giáo Trung ương, NXB Quân đội nhân dân và Ngân hàng TMCP Bắc Á phối hợp tổ chức sẽ trao giải thưởng cho 35 tác phẩm xuất sắc.

Phối cảnh sân khấu Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã
Văn hóa - Thể thao

60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã

Vào 19h ngày 2.12, tại Tượng đài Chiến thắng Bình Giã, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật "60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã". Sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2.12.1964 - 2.12.2024). 

Cần tạo điều kiện cho người trẻ có trình độ, có thực tiễn, đam mê sáng tạo
Văn hóa - Thể thao

Nuôi dưỡng "những viên ngọc trong đá"

Theo nhà nghiên cứu, lý luận âm nhạc NGUYỄN QUANG LONG, nếu như nghệ nhân lớn tuổi giàu kinh nghiệm được ví như “báu vật sống” thì những người trẻ giống viên ngọc còn ẩn mình trong đá. Để tỏa sáng, họ cần thời gian, sự kiên trì và sáng tạo.

“Phiên chợ vùng cao - Chào năm mới 2025” tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao. Nguồn: LVH
Văn hóa

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025

Từ ngày 1.12.2024 - 1.1.2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu nét văn hóa đầu xuân với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán các dân tộc.

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai

Ẩm thực Hà Nội xưa và nay đã có nhiều thay đổi. Sự giao thoa văn hóa, biến chuyển xã hội đã mang đến những hương vị mới. Vừa giữ gìn bản sắc, vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại là câu hỏi được đặt ra khi đẩy mạnh khai thác giá trị ẩm thực trong công nghiệp văn hóa.

Toàn cảnh hội thảo. Nguồn: CLB Nhà báo Thành Nam
Văn hóa

Hội thảo khoa học về Huyền Trân công chúa

Với mục đích làm sáng tỏ cuộc đời và những đóng góp của Huyền Trân công chúa với đất nước, với Phật giáo Việt Nam, hội thảo khoa học "Huyền Trân Công chúa: Cuộc đời và giai thoại" đã được tổ chức ngày 30.11 tại TP. Nam Định.

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới
Văn hóa

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới

Thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam trải qua nhiều thay đổi về mọi mặt, từ kinh tế, văn hóa, đến lối sống... Việc xây dựng, vun đắp và duy trì các giá trị gia đình trở nên vô cùng quan trọng, không chỉ với cá nhân mà còn là nền tảng của sự phát triển đất nước bền vững.

Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Bảo Lâm, Cao Bằng đọc sách tại sân trường. Ảnh: Trần Hiệp
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa đọc ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả

Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) KIỀU THÚY NGA cho biết, với mục tiêu xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân, các hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng được tổ chức ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả.