Tín dụng chính sách tại Thừa Thiên Huế

Bài cuối: Vì mục tiêu hạnh phúc, phồn vinh

Với sứ mệnh đặc biệt của mình, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Thừa Thiên Huế luôn sát cánh cùng hộ nghèo, gia đình chính sách và người có hoàn cảnh khó khăn, kiên trì cùng đồng bào từng bước tiến về phía trước, lập thân, lập nghiệp…

Cùng A Lưới về đích trước hẹn

Kết thúc năm 2023 với việc "ra khỏi danh sách 74 huyện nghèo nhất cả nước" - A Lưới đã về đích sớm so với kế hoạch của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao. Kết quả này có sự đồng hành sát sao của những người làm tín dụng chính sách khi nỗ lực chuyển tải kịp thời nguồn vốn ưu đãi đến với đồng bào.

Phấn khởi với thành quả của toàn huyện, Nghệ nhân di sản phi vật thể nghề dệt Zèng - Lê Thị Sỹ ở thôn Ky Ré, xã Hồng Thượng cho hay, bà và đồng bào các dân tộc A Lưới đang "thừa thắng xông lên", nhất định sẽ cùng nhau làm cho A Lưới giàu đẹp hơn bội phần.

"Chúng tôi nghĩ, sẽ không có cơ hội đổi đời vươn lên nào tốt như hiện nay. Từ Trung ương đến tỉnh, huyện và đặc biệt là NHCSXH luôn tạo mọi thuận lợi để A Lưới phát triển sản xuất, chăn nuôi, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Bản thân tôi và nhiều đồng bào Tà Ôi cũng như đồng bào Pa Cô, Cờ Tu, người Kinh đều ra khỏi danh sách hộ nghèo bằng những đồng vốn chính sách ưu đãi của NHCSXH huyện. Quý nhất là chúng tôi được vay vốn, hỗ trợ vươn lên bằng chính nghề truyền thống của mình - nghề dệt Zèng" - Nghệ nhân Lê Thị Sỹ nói.

Thật thú vị khi trò chuyện với hơn chục hộ đồng bào đang hoàn tất lô sản phẩm khăn, túi thổ cẩm tại nhà Nghệ nhân Lê Thị Sỹ khi họ đều là khách hàng của NHCSXH huyện. Bản thân Nghệ nhân Lê Thị Sỹ cũng vậy, bà đã vay 30 triệu đồng chương trình Hộ nghèo của NHCSXH A Lưới từ năm 2015; hiện đang vay 50 triệu đồng chương trình Giải quyết việc làm. Từ đồng vốn chính sách, gia đình bà đã có cơ ngơi đáng nể, có cả trang trại chăn nuôi bò, dê; 5ha rừng trồng… Nguồn vốn đã giúp cho 5 người con của bà được đi học, có công ăn việc làm và cuộc sống ổn định.

Trường hợp của chị Lê Thị Thia - người đã 7 lần vay vốn của NHCSXH A Lưới cũng vậy! Từ những đồng vốn nhỏ, gia đình chị đã thoát nghèo và hiện có 6ha rừng trồng, có đàn bò dê vài chục con. Ba người con của chị đều trưởng thành từ nguồn vốn NHCSXH, trong đó có một người con đang đi lao động nước ngoài…

Giúp người có hoàn cảnh khó khăn vượt lên số phận

Không chỉ đồng bào ở vùng sâu, vùng xa hay hộ nghèo, gia đình chính sách được thụ hưởng các chương trình tín dụng ưu đãi, ngay cả những hộ dân nằm giữa lòng phố thị cũng nhận được sự hỗ trợ từ NHCSXH.

Chị Nguyễn Thị Trang, thôn Vọng Trì, Phú Mậu, TP. Huế đang vay 50 triệu đồng từ chương trình Giải quyết việc làm của NHCSXH TP. Huế. Trước đó, cũng chính bằng nguồn vốn của NHCSXH, chị Trang và gia đình đã dứt điểm với cái nghèo, cận nghèo đeo bám suốt nhiều năm. Nhờ nguồn, gia đình chị Trang đã biến 1 sào đất tạp thành ruộng hoa màu tươi tốt. Những giá trị mà vườn hoa mầu mang lại, đã giúp vợ chồng chị Trang sắm được máy làm đất. Những lúc vào mùa vụ, chiếc máy làm đất cũng sinh lời cho gia đình một nguồn kha khá. "Giờ, mỗi năm hai vợ chồng tôi cũng để dành được 50 triệu đồng, cuộc sống rất thoải mái" - chị Trang khoe.

Hay các hộ sản xuất hoa giấy ở làng hoa giấy Thanh Tiên, làng hương Thủy Xuân cũng vậy! Tính riêng ở làng hoa giấy Thanh Tiên, đang có 18 hộ gia đình/280 hộ đang làm nghề đã và đang vay vốn giải quyết việc làm của NHCSXH TP. Huế. Bình quân mỗi hộ đang có dư nợ tại NHCSXH TP. Huế từ 50 - 100 triệu đồng. Nguồn vốn không chỉ giúp bà con thoát khỏi khó khăn, khôi phục nghề truyền thống mà còn tạo đà cho những người yêu nghề, có chí vươn lên, phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình và đóng góp vào sự phát triển xã hội.

Chia sẻ về hoạt động của NHCSXH trên địa bàn TP. Huế, Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế - Nguyễn Hoàng Anh Tuấn cho biết, đến hết năm 2023, tổng nguồn vốn của Huế đạt 819,343 tỷ đồng, tăng 120,340 tỷ đồng so với năm 2022, tỷ lệ tăng trưởng 17,2%. Tổng dư nợ đạt 814,657 tỷ đồng, tăng 121,807 tỷ đồng, tăng 17,6% so với năm 2022.

Với nguồn vốn trên, NHCSXH đã phối hợp với phường, xã triển khai giải ngân 450,962 tỷ đồng, với 8.909 lượt hộ. Nguồn vốn đã kịp thời giải ngân đến các đối tượng thụ hưởng, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của các hộ gia đình, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn TP. Huế. Trong đó, riêng chương trình cho vay Giải quyết việc làm đã giúp cho 2.463 lượt lao động mới có việc làm ổn định, với doanh số cho vay là 142,034 tỷ đồng, góp phần hạn chế tình trạng thất nghiệp và bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương. Tổng dư nợ đến hết 2023 đạt 188,736 tỷ đồng.

Bên cạnh việc kịp thời giải ngân, NHCSXH TP. Huế còn làm tốt công tác huy động tiền gửi qua tổ chức và cá nhân. Đơn cử, số dư huy động từ tổ chức và cá nhân đến 31.12.2023 là 98,383 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 18,239 tỷ đồng. Trong đó, số dư huy động từ tổ chức, cá nhân là 27,248 tỷ đồng. Số dư huy động tiền gửi qua Tổ Tiết kiệm và vay vốn là 71,135 tỷ đồng. Việc huy động vốn cùng với số tiền ủy thác của địa phương chuyển sang NHCSXH để cho vay, đã giúp NHCSXH luôn chủ động nguồn lực, đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân.

Bước sang năm 2024 - năm bản lề của nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ các cấp và cũng là năm quan trọng trong hành trình đưa Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025; cùng với cấp ủy, chính quyền các cấp của địa phương, NHCSXH tiếp tục thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các chương trình tín dụng chính sách đang thực hiện; tuyên truyền công tác huy động tiền gửi của tổ chức và cá nhân để mọi người dân trên địa bàn biết cùng tham gia thụ hưởng; thực hiện, góp phần hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm 2024. Đồng thời, quyết liệt giúp người yếu thế giảm nghèo bền vững, hỗ trợ địa phương hoàn thành mục tiêu chính trị cao nhất theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Đời sống

Anh Lý Anh Tuấn giám độc HTX Cao khô Chợ Bãi chia sẻ về sản phẩm với đại diện chính quyền và cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Đời sống

Tín dụng chính sách giúp đặc sản cao khô Chợ Bãi vươn xa

Những ngày nắng cuối cùng của kỳ lập đông người dân thôn Chợ Bãi, xã Yên Phúc, huyện Văn Quan (tỉnh Lạng Sơn) tất bật với nghề sản xuất cao khô (phở khô). Từ ngõ nhỏ đến sân phơi, đâu đâu cũng thấy bánh phở phơi trắng lối. Trước đây, cao khô của thôn chỉ sản xuất đủ phục vụ người dân trong tỉnh thì nay đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và bày bán rộng rãi tại nhiều tỉnh thành.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang trao 1.000 suất quà tặng đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi Bão số 3, thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Thái Sơn
Xã hội

Công đoàn tặng sổ tiết kiệm cho trẻ mồ côi do bão số 3

Nhằm kịp thời giúp đỡ, đồng hành với các gia đình đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ), trẻ em mồ côi là con ĐV, NLĐ thiệt mạng do Bão số 3 vượt qua mất mát, khó khăn, Tổng Liên đoàn Việt Nam vừa ban hành Quyết định ban hành quy định hỗ trợ cho trẻ em mồ côi là con ĐV, NLĐ tử vong do Bão số 3 (YaGi) cho các cháu dưới 16 tuổi bằng hình thức trao tặng Sổ tiết kiệm “Công đoàn cùng con tiếp bước”.

Nhiều lao động của Đà Nẵng được đào tạo nghề thuộc đối tượng chính sách, hộ nghèo (Ảnh: Thu Cúc)
Đời sống

Đà Nẵng quan tâm đào tạo nghề cho đối tượng chính sách

Thành ủy Đà Nẵng vừa ban hành Kế hoạch số 250-KH/TU triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, ưu tiên đào tạo nghề cho lao động thuộc diện đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo…

Trụ sở của Vinafood1 tại số 6 Ngô Quyền, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Ảnh: VNF
Đời sống

Vinafood1 sẵn sàng bình ổn giá gạo kịp thời khi cần thiết

Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2024, Tổng công ty Lương thực miền Bắc – Vinafood1đã tích cực thu mua lúa gạo, nông sản phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, sẵn sàng lượng gạo dự trữ để thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá và an ninh lương thực kịp thời.

Ngăn chặn bạo lực học đường, xâm hại trẻ em
Đời sống

Ngăn chặn bạo lực học đường, xâm hại trẻ em

Trong công cuộc phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, sự quan tâm, định hướng và giáo dục của nhà trường đóng vai trò không nhỏ. Nhằm tạo cho các em môi trường lành mạnh, trường học thân thiện và nền tảng ý thức bảo vệ bản thân, Trường THCS Nguyễn Tất Thành (Can Lộc, Hà Tĩnh) rất chú trọng tuyên truyền giáo dục giới tính, phòng chống bạo lực, tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh.

Ban hành Chỉ thị mới về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội
Xã hội

Ban hành Chỉ thị mới về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội

Thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới, nhằm thích ứng với bối cảnh tình hình mới, nhất là những tác động phức tạp, khó lường của các vấn đề an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống cùng với quyết tâm đạt được mục tiêu trở thành nước xã hội chủ nghĩa có thu nhập trung bình cao vào năm 2030, thu nhập cao vào năm 2045 đang đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội. 

Hàng chục nghìn người dân được hưởng lợi từ chương trình “Tiến về phía trước”
Đời sống

Hàng chục nghìn người dân được hưởng lợi từ chương trình “Tiến về phía trước”

Ngày 12.11 tại Hà Giang, UBND tỉnh Hà Giang và các tổ chức Plan International Việt Nam, CARE Quốc tế tại Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (RIC) tổ chức cuộc họp Tổng kết chương trình “Tiến Về Phía Trước” giai đoạn 2023 – 2024 và lấy ý kiến đóng góp cho chương trình giai đoạn 2024 – 2028.

Tân Hiệp Phát tiếp tục đồng hành cùng học sinh Hà Nam vượt khó đến trường
Xã hội

Tân Hiệp Phát tiếp tục đồng hành cùng học sinh Hà Nam vượt khó đến trường

Công ty Tân Hiệp Phát vừa phối hợp cùng Hội Khuyến học tỉnh Hà Nam trao tặng 200 suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Được biết, đây là điểm đến thứ 3 của đơn vị trong hành trình trao 800 suất học bổng “Nối trọn yêu thương – Nâng bước đến trường” tại 4 tỉnh thành trong năm 2024.