Hữu Lũng (Lạng Sơn) điểm sáng trong công tác bình đẳng giới:

Bài 1: Bình đẳng từ mái ấm gia đình

“Bức tranh” bình đẳng giới tại xã Đồng Tân (huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn) với nhiều “gam màu” tươi sáng. Ở đây, các cặp vợ chồng cùng nhau tạo dựng kinh tế, chia sẻ công việc nhà và dành thời gian để lắng nghe, thấu hiểu, cùng nhau xây dựng một gia đình êm ấm, hạnh phúc. 

Bình đẳng từ những việc nhỏ nhất

Có mặt tại huyện Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn), phóng viên được Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đồng Tân nhiệt tình tiếp đón, dẫn đường để tận mắt thấy những “gam màu” tươi sáng trong “bức tranh” bình đẳng giới. Từ trục đường Quốc lộ 1A rẽ vào, chừng 10 phút chúng tôi đến nhà anh Nguyễn Văn Viện (thôn Đồng Lai, xã Đồng Tân) với ấn tượng ban đầu là một căn nhà rộng với vườn cây xanh mướt.

Tiếp đón chúng tôi, anh Viện và chị Tuyết (vợ anh Viện), cả hai đều có dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt chất phác thôn quê. Mời khách vào nhà uống trà, anh Thiện cho biết trước đây, anh làm công nhân mỏ đá, được khoảng 4 năm thì anh nghỉ việc về làm nông cùng vợ cho đến bây giờ.

Công việc làm nông tuy vất vả nhưng hai vợ chồng chưa bao giờ kêu than mà luôn bảo ban, động viên nhau vượt qua khó khăn. Cứ như thế, ngày qua ngày, vợ chồng cùng nhau tạo dựng kinh tế, chia sẻ công việc nhà và dành thời gian để lắng nghe, thấu hiểu, cùng nhau xây dựng một gia đình êm ấm, hạnh phúc.

Bài 1: Bình đẳng từ mái ấm gia đình -0
Không khí vui vẻ trong buổi trò chuyện giữa chúng tôi và gia đình anh Viện. Ảnh: Đức Sơn

Nhớ lại thời điểm con cái còn nhỏ, khó khăn đủ bề, anh Viện chia sẻ: “Những lúc con ốm, con đau, vợ chồng chia sẻ công việc cho nhau. Vợ chăm con thì một tay mình lo tất từ nấu nướng, giặt giũ, nhà cửa đến việc vườn tược. Mình làm được phần nào thì vợ đỡ vất vả phần đấy, mỗi người giúp nhau một tí trong cuộc sống thì dễ chịu hơn. Mọi người thường quan niệm những việc nấu cơm, rửa bát, lau nhà, chăm con là của vợ, còn chồng chỉ làm những việc lớn. Nhưng với tôi, việc nhỏ không làm được thì sao làm được việc lớn, ai rảnh thì làm thôi, như vậy mới là bình đẳng”.

Bài 1: Bình đẳng từ mái ấm gia đình -0
Ngoài việc phát triển kinh tế, anh Viện luôn san sẻ công việc nhà với vợ. Ảnh: Đức Sơn

Khi được hỏi về người bạn đời của mình, chị Tuyết xúc động chia sẻ: “Chồng tôi là một người biết chia sẻ, giúp đỡ vợ, chịu thương chịu khó. Từ lúc cưới nhau đến bây giờ, hai vợ chồng chưa khi nào xảy ra cãi vã, to tiếng. Đến bây giờ, anh vẫn luôn giữ thói quen san sẻ công việc nhà với vợ. Hễ xong việc vườn tược là anh lại bắt tay vào làm việc nhà”.

Kết thúc cuộc trò chuyện vui vẻ với vợ chồng anh Viện, chúng tôi tiếp tục di chuyển qua thôn Rừng Rong (xã Đồng Tân), cách đấy chừng 20 phút di chuyển bằng xe máy. Có mặt tại nhà ông Bùi Trung Thành (68 tuổi, cán bộ bộ đội về hưu), một hộ tiêu biểu khác trong công tác bình đẳng giới, hạnh phúc gia đình. Ân cần tiếp đón khách, ông Thành niềm nở cho biết, dòng tộc bên nội của ông đã có truyền thống đoàn kết trong gia đình từ xưa và luôn chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước.

Ông Thành nói: “Tất cả mọi công việc trong nhà tôi luôn là người lo toan, tôi không muốn phiền hà hay để vợ con vất vả. Thấy tôi vất vả thì bà cũng hỗ trợ. Hằng ngày những việc nhỏ nhặt trong gia đình vợ chồng đều chia sẻ với nhau. Có những cái mình nhận định không được chuẩn cũng phải thông qua bà, khi đồng nhất thì mới thực hiện. Bây giờ, hễ bà bận việc gì thì tôi làm hết”.

Bài 1: Bình đẳng từ mái ấm gia đình -0
Vợ chồng ông Thành trong cuộc trò chuyện với chúng tôi. Ảnh: Đức Sơn

“Dù đã cưới nhau được 40 năm nhưng trong cuộc sống vợ chồng chưa bao giờ to tiếng, nặng lời với nhau. Quan trọng là nhìn nhau mà sống, ông nhìn bà làm, bà nhìn ông làm, bà bận thì ông làm, ông bận thì bà làm, sống như thế thì làm sao mâu thuẫn được. Mình là người trụ cột, mình sống gương mẫu, sống tốt thì con cháu phải tốt theo”, ông Thành chia sẻ thêm.

Từng bước xóa bỏ định kiến giới

Trong những năm qua, xã Đồng Tân đã làm tốt công tác tuyên truyền bình đẳng giới tới toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động và công dân trên địa bàn thông qua nhiều hình thức như: triển khai lồng ghép qua các chương trình gắn với nhiệm vụ chuyên môn của ngành, địa phương; thực hiện các chương trình thông tin đại chúng,…

Thông qua việc quán triệt, triển khai thực hiện các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Nhân dân đã nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, coi đó là nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của địa phương. Qua đó, phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Bài 1: Bình đẳng từ mái ấm gia đình -0
Tiểu phẩm tuyên truyền tại buổi Hội thảo “Phát huy vai trò của nữ cao tuổi, nữ thanh niên trong xóa bỏ định kiến giới” năm 2024. Ảnh: Nguyễn Nhiên

Để bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, chống bạo lực gia đình và bạo lực trên cơ sở giới từng bước xóa bỏ định kiến giới, tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, cũng như nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, xã Đồng Tân đã tăng cường chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, phối hợp thực hiện tốt công tác phòng chống bạo lực gia đình và bạo lực trên cơ sở giới.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác tổ chức tuyên truyền về Luật Phòng chống bạo lực gia đình, treo băng rôn tuyên truyền về ngày Gia đình Việt Nam; tuyên truyền về các gương điển hình tiên tiến trong Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, gia đình hiếu học trên địa bàn xã, tổ chức được nhiều buổi toạ đàm ôn lại truyền thống ngày Gia đình Việt Nam và truyền đạt kinh nghiệm làm kinh tế gia đình giỏi, tạo dựng được 10 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng. Trên địa bàn xã không có nạn nhân bị mua bán phụ nữ trở về.

Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Tân ông Lương Văn Cảnh cho biết, được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng uỷ, sự tạo điều kiện của các cấp chính quyền, sự tham mưu, phối kết hợp giữa các ban ngành, đặc biệt là sự nỗ lực vươn lên bằng năng lực, trí tuệ và bản lĩnh của chị em phụ nữ nên công tác bình đẳng giới của phụ nữ xã nhà về cơ bản, các nhiệm vụ, mục tiêu đã được tổ chức triển khai thực hiện và đạt được những kết quả quan trọng.

“Việc quy hoạch nguồn, đề bạt, bố trí sử dụng, bổ nhiệm cán bộ nữ trẻ ngày càng được quan tâm, chú trọng và từng bước được khẳng định vị thế của phụ nữ; các lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, dân số kế hoạch hóa gia đình, xây dựng đời sống văn hóa, thể dục thể thao tiếp tục phát triển, tạo điều kiện thu hẹp dần khoảng cách về giới; các chỉ tiêu bình đẳng giới được cụ thể hóa trong tổ chức thực hiện nhiều hoạt động để nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ trong các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa và đời sống gia đình” ông Cảnh chia sẻ.

Trên đường phát triển

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Vừa qua, tại cuộc họp về công tác thống kê và giải pháp khắc phục thiệt hại sau Bão số 3, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ghi nhận công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ của cả hệ thống chính trị và người dân. Đồng thời, thống nhất đánh giá việc khắc phục hậu quả do Bão số 3 gây ra là tình huống cấp bách, khẩn cấp cần tập trung khắc phục.

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra
Trên đường phát triển

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra

Thực hiện toàn diện các chỉ tiêu Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày 8.12.2023 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, đến thời điểm này, huyện Hải Hà đã cơ bản đạt tiến độ so với kế hoạch đã đề ra. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất các khu vực kinh tế đạt hơn 26.700 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ năm 2023. Hiện, huyện đang tập trung khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra để ổn định cuộc sống Nhân dân, tập trung phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng những tháng cuối năm

Ninh Thuận đẩy mạnh dự án thuỷ lợi tái tạo nguồn nước, cải thiện môi trường, tạo sinh kế bền vững, lâu dài cho người dân
Địa phương

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh

Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Thuận về Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, cần tập trung chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống quan trắc, các công trình, dự án… thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão
Địa phương

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão

Bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và gây thiệt hại rất nặng nề đến diện tích nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, nhà cửa, trụ sở, các công trình điện, cây xanh... trên địa bàn. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão đang được cấp ủy, chính quyền, nhân dân trên địa bàn thị xã tập trung dồn lực, tranh thủ từng phút từng giờ để sớm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường.

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng
Trên đường phát triển

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng

Với mục tiêu bảo đảm cấp điện an toàn trong mùa mưa bão, ngập úng năm 2024, Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã triển khai đến tất cả các đơn vị trực thuộc tăng cường đầu tư sửa chữa lớn, kiểm tra các thiết bị trên lưới và toàn bộ hành lang các đường dây, vệ sinh an toàn lưới điện trên các trạm biến áp.

Người dân tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn.
Địa phương

Thanh Hóa: Khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến nông sản an toàn

Trước nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng và yêu cầu khắt khe về kiểm dịch, an toàn thực phẩm (ATTP), các doanh nghiệp nông nghiệp, HTX và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, bảo đảm tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn, đáp ứng yêu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập cho người dân.

Cán bộ người dân tộc thiểu số trở thành lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
Địa phương

Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cán bộ, nhất là quan tâm đến công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ người DTTS, thời gian qua, UBND tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện nhiều chính sách nhằm đào tạo, thu hút, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài trong đồng bào DTTS, góp phần quan trọng vào hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực thi nhiệm vụ, công vụ ở các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là tại các địa bàn có nhiều đồng bào người DTTS sinh sống.

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mưa lớn kéo dài đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng trăm hộ dân tại huyện Thạch Thất, Hà Nội. Cơn bão đã đi qua để lại nhiều thiệt hại nặng nề, nhưng với truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái", chính quyền cùng Nhân dân trong huyện đã cùng nhau khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời, chung tay ủng hộ giúp đỡ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ.

Phú Bình vững vàng trong gian khó
Trên đường phát triển

Phú Bình vững vàng trong gian khó

Những ngày qua, hoàn lưu của siêu bão Yagi đã khiến 9 xã trên địa bàn huyện Phú Bình, Thái Nguyên với gần 3.000 hộ dân, khoảng 3.000ha lúa và hoa màu bị ngập lụt. Nhiều tài sản của các cơ quan, đơn vị và hộ gia đình bị thiệt hại. Tuy nhiên, với quyết tâm, đồng lòng của chính quyền và Nhân dân đã giúp huyện Phú Bình trong khắc phục hậu quả mưa lũ và từng bước ổn định phát triển kinh tế - xã hội. 

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn
Trên đường phát triển

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn

Với tốc độ nước dâng nhanh, sự nguy hiểm rình rập người dân, thực hiện chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận Bắc Từ Liêm, từ chiều và tối và xuyên đêm 10.9, hàng trăm cán bộ cảnh sát Công an quận; Công an các phường cùng lực lượng dân quân tự vệ, quân sự phường đã và đang đồng hành, hỗ trợ di dời người dân cùng tài sản đến nơi tránh trú an toàn, đồng thời có phương án hỗ trợ khắc phục, gia cố các điểm đê xung yếu trong điều kiện mưa lũ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.