Bác sĩ hướng dẫn cha mẹ cách sơ cứu ban đầu khi trẻ bị bỏng

Việc sơ cứu ban đầu tại nhà khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng để hạn chế độ sâu của bỏng, mức độ nặng toàn thân và tránh tình trạng bội nhiễm.

Trẻ bị bỏng do sự bất cẩn của người lớn

Mới đây, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận trường hợp bệnh nhi L.T.S (22 tháng tuổi, trú tại Thanh Chương, Nghệ An) nhập viện do bị bỏng nặng. Theo lời kể của người nhà bệnh nhi, thời điểm xảy ra sự việc, bé S. đang chơi 1 mình thì va vào bình nước sôi dùng để pha sữa. Sau tai nạn trẻ quấy khóc nhiều, bỏng nhiều vùng mặt cổ, phần ngực, bụng, tay và chân của bé.

Bệnh nhi được gia đình tự sơ cứu bằng cách để vùng bỏng dưới vòi nước và nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện huyện. Tại đây, các bác sĩ tiến hành băng bó và đặt thuốc giảm đau cho bé. Buổi sáng cùng ngày, bệnh nhi được chuyển tới Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An để điều trị.

Qua thăm khám, các bác sĩ xác định bé bỏng nhiều vùng mặt cổ, phần ngực, bụng, 2 tay và chân trái, bỏng độ III diện tích khoảng 20%. Bé được xử trí chống sốc, giảm đau, bù dịch, sơ cứu bỏng và chăm sóc theo dõi. 

Tương tự là trường hợp bệnh nhi H.D.T (32 tháng tuổi, Tân Kỳ, Nghệ An) cũng bị bỏng do ngã vào nồi nước sôi.        

Đây chỉ là một trong nhiều tình huống tai nạn sinh hoạt rất đáng tiếc thường gặp ở trẻ em do bỏng gây ra. Lứa tuổi bị bỏng nhiều nhất là từ 2 đến 5 tuổi. Bởi đây là lứa tuổi rất hiếu động, thích khám phá nhưng lại chưa nhận thức được về sự nguy hiểm mà các hành động mình gây ra.

Bác sĩ hướng dẫn cha mẹ cách sơ cứu ban đầu khi trẻ bị bỏng -0
Bác sĩ thăm khám và theo dõi tình trạng của bệnh nhi bị bỏng (Ảnh: BV Sản Nhi Nghệ An)

TS.BS Thái Văn Bình- Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình Bỏng - BV Sản Nhi Nghệ An cho biết: Mỗi năm bệnh viện tiếp nhận nhiều ca bỏng bởi những nguyên nhân khác nhau như bỏng nước sôi, bỏng điện, bỏng hoá chất…

Bên cạnh những ca bỏng nhẹ cũng có những ca bỏng nặng, bỏng sâu, bỏng diện tích lớn có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng vết bỏng, nhiễm trùng huyết, suy đa cơ quan, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu như không được can thiệp và điều trị đúng cách.

Cần làm gì khi trẻ bị bỏng?

Việc sơ cứu ban đầu tại nhà khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng để hạn chế độ sâu của bỏng, mức độ nặng toàn thân và tránh tình trạng bội nhiễm. ThS.BS CKII Phùng Công Sáng- Bệnh viện Nhi Trung ương hướng dẫn cách sơ cứu khi trẻ bị bỏng như sau:

Đối với trẻ bị bỏng điện: Nhanh chóng tách nạn nhân với nguồn điện (ngắt cầu dao, dùng gậy gỗ gạt dòng điện cao) và đưa người bệnh đến nơi thoáng mát. Nếu trẻ bị ngã, cần có phương án chống đỡ phía dưới để tránh tình trạng chấn thương nặng thêm.

Gia đình cần tiến hành đánh giá hô hấp tuần hoàn, ý thức trẻ và tìm xem các chấn thương khác nếu có ngã kèm theo, để tìm cách sơ cứu cho đúng, tránh làm tổn thương cột sống cổ hoặc các chi (nếu có) bị nặng thêm. Nếu trẻ ngừng tuần hoàn thì tiến hành ép tim ngoài lồng ngực đúng cách đồng thời gọi y tế hỗ trợ. Gia đình chỉ nên di chuyển người bệnh đến cơ sở y tế khi trẻ đã được sơ cấp cứu ban đầu.

Đối với trẻ bị bỏng hóa chất: Rửa ngay vùng bị bỏng, rửa liên tục bằng nước sạch càng nhiều càng tốt. Tốt nhất là rửa dưới vòi nước chảy, nếu không các tổ chức ở vùng bỏng sẽ bị tổn thương nặng hơn. Nếu bỏng mắt do hóa chất cần được rửa mắt bằng cách ngụp mặt vào chậu nước và chớp mắt liên tục cho hoá chất trôi ra hết.

Phải nhanh chóng tháo bỏ ngay quần áo bị dính hóa chất. Khi tháo phải lưu ý bảo vệ tay của người làm động tác đó (không dùng tay trần để tháo). Không cởi quần áo người bị bỏng rất dễ gây lột da, tốt nhất là nên xé bỏ quần áo dính hoá chất. Nếu vết bỏng chảy nhiều máu, sau khi rửa sạch dưới vòi nước nên băng vết bỏng lại. Lưu ý không băng chặt và phải dùng bông, gạc sạch. Sau khi sơ cứu xong, cần chuyển ngay nạn nhân tới trung tâm y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Đối với trẻ bỏng do nước sôi, bỏng hơi: Ngay khi trẻ bị bỏng cần ngâm bộ phận bị bỏng (tay, chân) vào trong nước sạch, mát (từ 16 đến 20 độ C, tốt nhất trong 30 phút đầu sau khi bị bỏng). Nếu trẻ bị bỏng vùng mặt thì dùng khăn ướt mềm đắp vào mặt, nếu diện bỏng rộng thì cần chú ý giữ ấm cho trẻ ở những phần không bị bỏng. Việc này có tác dụng giảm độ sâu của bỏng và làm giảm cảm giác đau đớn cho trẻ, sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế có điều trị bỏng để được điều trị kịp thời.

Để phòng tránh tai nạn bỏng hiệu quả và hạn chế những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra, các bác sĩ BV Nhi Trung ương khuyến cáo:

Cha mẹ không nên cho trẻ chơi đùa ở nơi đang nấu ăn hoặc các nơi gần nguồn điện, dây dẫn điện, ổ cắm điện; thức ăn, đồ uống nóng, các vật dễ cháy nổ như xăng, dầu, cồn, diêm quẹt…phải để nơi an toàn và trẻ không thể với tới được; không nên đựng hóa chất trong vỏ chai đựng nước uống nhằm tránh các nhầm lẫn có thể xảy ra.

Đối với những trẻ đã nhận thức được, cha mẹ cần trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng cơ bản để tự bảo vệ bản thân. Ngoài ra, các bậc phụ huynh và người chăm sóc trẻ cũng nên học kỹ thuật sơ cứu với một số tai nạn thương tích thường gặp để có thể sơ cứu ban đầu đúng cách trong những trường hợp không may mắc phải, nhằm hạn chế tổn thương cho trẻ.

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.