Bắc Kạn: Đẩy mạnh thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

UBND tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo rà soát để tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, nhất là việc giải ngân vốn hỗ trợ phát triển sản xuất rất chậm.

Năm 2024, tỉnh Bắc Kạn thực hiện 343 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Tổng kinh phí thực hiện năm 2024 là hơn 220 tỷ đồng.

Đến nay, tổng kinh phí đã giải ngân các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình MTQG của Bắc Kạn mới đạt 13.9 tỷ đồng, đạt 6,3% vốn giao.

Việc giải ngân thấp được xác định do dịch tả lợn châu Phi bùng phát trên địa bàn, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án hỗ trợ trong lĩnh vực chăn nuôi lợn, một số dự án phải dừng hoặc chuyển sang dự án khác. Trong khi đó, công tác thẩm định, phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất năm 2024 còn chậm, các địa phương, chủ trì liên kết còn lúng túng trong việc đề xuất lựa chọn danh mục dự án dẫn đến thay đổi danh mục nhiều lần.

Bắc Kạn: Đẩy mạnh thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất -0
Dịch bệnh tả lợn châu Phi bùng phát tại Bắc Kạn gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi.

Trước thực trạng này, UBND tỉnh Bắc Kạn yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố tăng cường chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình MTQG trên địa bàn.

UBND tỉnh cũng yêu cầu UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan được giao vốn thường xuyên kiểm tra, nắm bắt cơ sở để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.

Đối với các danh mục dự án chưa hoàn thiện hồ sơ dự án, chỉ đạo Phòng Nông nghiệp các huyện thị xã trực tiếp hướng dẫn UBND các xã, các chủ trì liên kết và tổ nhóm cộng đồng viết thuyết minh, xây dựng hồ sơ dự án, đẩy nhanh tiến độ phê duyệt các dự án xong trước 31.8.2024 để kịp thời thực hiện đảm bảo khung thời vụ.

Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện hỗ trợ các xã trong thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đồng thời chỉ đạo ban quản lý cấp xã phân công thành viên phụ trách, giúp đỡ các tổ nhóm cộng đồng trong việc viết thuyết minh dự án, phương án sản xuất.

Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh khi chậm thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn quản lý. Các huyện định kỳ báo cáo tiến độ triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  kịp thời báo cáo UBND tỉnh.

Trên đường phát triển

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa
Trên đường phát triển

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa

Để tăng tốc, bứt phá, đóng góp quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế 14% của tỉnh trong năm 2025, ngành du lịch Quảng Ninh sẽ tập trung phát triển: "Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện và đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch và đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh thân thiện".

Quang cảnh buổi phát động
Trên đường phát triển

Vĩnh Long phát động Chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật

Ngày 16.4, tại Hội trường Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật chính thức được phát động. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nhằm hiện thực hóa tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, đặc biệt đối với nhóm yếu thế trong xã hội.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 thu hút hàng nghìn du khách đến với thành phố cà phê
Địa phương

TP. Buôn Ma Thuột: Tăng tốc bứt phá sau quý I

Quý I.2025 khép lại với nhiều gam màu tươi sáng trong bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của TP. Buôn Ma Thuột. Từ ổn định thị trường, đẩy mạnh sản xuất, đến bảo đảm an sinh xã hội và giữ vững an ninh trật tự, thành phố đang thể hiện quyết tâm rõ rệt trong việc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững.

Long An - từ vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đến vị thế phát triển tiềm năng
Địa phương

Long An - từ vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đến vị thế phát triển tiềm năng

50 năm kể từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, cũng là khoảng thời gian tỉnh Long An - vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đi qua muôn vàn khó khăn, thách thức, để hôm nay tự hào đứng vào hàng ngũ những địa phương phát triển năng động bậc nhất khu vực ĐBSCL và cả nước.

Đắk Lắk đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao
Trên đường phát triển

Đắk Lắk đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao

Xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá chiến lược, thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã dành nhiều nguồn lực và sự quan tâm cho lĩnh vực then chốt này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng, đặc biệt là ở phân khúc nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND thị xã Quảng Yên khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.
Địa phương

Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong cuộc khảo sát được tổ chức mới đây, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã trực tiếp kiểm tra các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa; ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…