Bắc Giang: Làm rõ trách nhiệm trong quản lý đất đai, khoáng sản

Theo Báo cáo tại Hội nghị thường kỳ tháng 2 do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức mới đây, các ngành sản xuất chủ lực vẫn duy trì tăng trưởng ở mức khá, kinh tế xã hội 2 tháng đầu năm 2023 của tỉnh đạt kết quả tích cực.

Thu hút đầu tư hơn 830 triệu USD

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Bắc Giang Dương Thanh Tùng cho biết, sản xuất vụ chiêm xuân bảo đảm tiến độ, tỷ lệ vải thiều ra hoa đạt cao, dự kiến tiếp tục được mùa. Hiện Sở NN-PTNT đang rà soát các mã vùng trồng, tổ chức mã vùng trồng theo đúng quy định; loại bỏ cơ sở đóng gói không đạt. Đồng thời đề xuất Bộ NN-PTNT bố trí cơ sở chiếu xạ tại khu vực phía Bắc để thuận lợi xuất khẩu vải thiều sang một số thị trường cao cấp, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

Về thu hút đầu tư, Trưởng Ban Quản lý Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Đào Xuân Cường cho biết, đến nay toàn tỉnh thu hút được hơn 830,6 triệu USD vốn đầu tư quy đổi, đứng đầu cả nước; đồng thời cấp, điều chỉnh tăng vốn cho nhiều dự án. Thời gian tới tiếp tục thu hút nhiều dự án lớn đầu tư vào các KCN. Ngoài thu hút đầu tư khởi sắc, tại tỉnh cũng có nhiều doanh nghiệp (DN) thành lập mới với 175 DN, vốn đăng ký 7.108 tỷ đồng.

Bắc Giang: Tập trung tháo gỡ khó khăn, tăng cường quản lý đất đai, khoáng sản -0
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương phát biểu tại hội nghị thường kỳ tháng 2.2023

Đánh giá cao kết quả đạt được, tuy nhiên một số đại biểu đề nghị tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai theo tinh thần Chỉ thị 19, Kết luận 120 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Cần xử lý nghiêm người đứng đầu và cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường; xử lý điểm một số vụ việc để tạo sức răn đe. Bên cạnh đó, vẫn xảy ra tình trạng vi phạm nghiêm trọng về khai thác khoáng sản, cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan.

Khẩn trương rà soát tháo gỡ từng khâu

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương cho rằngtăng trưởng 2 tháng đầu năm chậm hơn so với cùng kỳ, tình hình sản xuất của một số DN gặp khó khăn do cắt, giảm đơn hàng. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chậm. Số vụ cháy rừng tăng so với cùng kỳ. Vi phạm pháp luật về khoáng sản còn xảy ra ở một số nơi. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) có nhiều vướng mắc, làm ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư các công trình, dự án và môi trường đầu tư của tỉnh.

“Động lực tăng trưởng của tỉnh là thu hút thêm nhiều dự án đầu tư mới song thực tế những vướng mắc về thực hiện dự án chậm được tháo gỡ, nhất là đầu tư các KCN mới, công trình trọng điểm nên ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển KT-XH. Bắc Giang hiện đang trong tình trạng thiếu quỹ đất công nghiệp nên cần phải có giải pháp dài hạn. Các sở, ngành khẩn trương rà soát tháo gỡ từng khâu, giải pháp nào cho từng dự án về thủ tục đầu tư, hạ tầng…”- Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, thị trường bất động sản đang gặp khó khăn, dẫn đến tiền thu từ hoạt động này cũng hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp vốn đầu tư công ở các cấp. Vì vậy cần điều hành đánh giá sát sao, bảo đảm hài hoà cân đối đầu tư, tránh nợ đọng xây dựng cơ bản.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh, hiện nay tình hình đơn thư, khiếu nại tố cáo hiện vẫn rất phức tạp. Đơn thư chủ yếu bắt nguồn từ vi phạm ở cơ sở, người dân mất niềm tin vì giải quyết không thấu đáo. Cần nhận thức rõ tình hình để giải quyết kịp thời.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, thời gian tới cần tập trung cao tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ở từng dự án, tạo quỹ đất sạch thu hút dự án lớn. Chuẩn bị ngay các điều kiện tiêu thụ vải thiều.  Đẩy nhanh giải ngân vốn xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu quốc gia; Chống thất thu ngân sách trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản. Đặc biệt, tăng cường quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, trọng tâm là quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản. Coi nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước là nhiệm vụ quyết liệt thường xuyên, liên tục, bảo đảm chặt chẽ, tuân thủ pháp luật song vẫn phải thông thoáng. Địa phương nào để vi phạm về đất đai, khoáng sản sẽ xem xét xử lý người đứng đầu, cơ quan chuyên môn.

Hoạt động chính quyền

Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng phát biểu tại phiên họp- B. HỢP
Địa phương

Không chỉ là những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án
Hoạt động chính quyền

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án

Với quyết tâm sẽ khởi công 11 dự án trong năm 2025, tỉnh Hòa Bình đang tích cực tháo gỡ vướng mắc cho các công trình, dự án, nhất là các dự án trọng điểm, dự án chậm tiến độ gây lãng phí. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát và đánh giá tiến độ thực hiện các dự án. Những nỗ lực này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp Hòa Bình hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt trên 10%.

Long An thúc đẩy hợp tác đầu tư tại Nhật Bản
Địa phương

Long An thúc đẩy hợp tác đầu tư tại Nhật Bản

Nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, mở rộng cơ hội đầu tư và tăng cường kết nối với các đối tác Nhật Bản, Đoàn công tác tỉnh Long An do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Út làm trưởng đoàn sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 30.3-4.4.2025.

Hà Tĩnh kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án vi phạm pháp luật đất đai
Hoạt động chính quyền

Hà Tĩnh kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án vi phạm pháp luật đất đai

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các dự án đã được giao đất, cho thuê đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng; kịp thời phát hiện các sai phạm để chấn chỉnh, xử lý theo quy định; kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án vi phạm pháp luật đất đai.

Vĩnh Phúc xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số
Địa phương

Vĩnh Phúc xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số

Trong thời đại bùng nổ công nghệ như hiện nay, đẩy mạnh chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Những thôn, xóm thông minh ngày càng hiện hữu nhiều hơn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là minh chứng rõ nét tầm quan trọng của công cuộc chuyển đổi số của tỉnh.

Cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Địa phương

Cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu tập trung rà soát kỹ lưỡng, kiến nghị, báo cáo cấp có thẩm quyền phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân, bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý TTHC, ít nhất 30% chi phí kinh doanh; kiến nghị bãi bỏ 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết,...

Lào Cai: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực nông nghiệp
Hoạt động chính quyền

Lào Cai: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực nông nghiệp

Ngày 23.3, Thường trực Tỉnh ủy Lào Cai đã làm việc với Sở Nông nghiệp và Môi trường để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ đến nay và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2030. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Xuân Cường chủ trì buổi làm việc.

Hà Tĩnh tạm dừng một số dự án đầu tư công để chờ sắp xếp bộ máy
Địa phương

Hà Tĩnh tạm dừng một số dự án đầu tư công để chờ sắp xếp bộ máy

Nhằm tránh chồng chéo, lãng phí, tiêu cực trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan yêu cầu tạm dừng thực hiện một số chương trình, dự án đầu tư công và nhiệm vụ sử dụng kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

Thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại
Hoạt động chính quyền

Thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại

Để thúc đẩy, phát triển đột phá về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Đồng Nai cần ưu tiên công nghệ tiên tiến (bán dẫn, dữ liệu, công nghệ thông minh, xanh); thu hút nhân tài, chuyên gia thông qua mức thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại. Song song với đó, tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, học kinh nghiệm từ các nước tiên tiến về thúc đẩy khoa học, công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp cao độ.

Huyện Mai Châu (Hòa Bình): “Chỉ bàn làm, không bàn lùi” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
Địa phương

Huyện Mai Châu (Hòa Bình): “Chỉ bàn làm, không bàn lùi” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hưởng ứng đợt thi đua cao điểm 450 ngày đêm hoàn thành “xóa nhà tạm, nhà dột nát” do Thủ tướng Chính phủ phát động, huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã phát huy tinh thần chủ động “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, linh hoạt tổ chức rà soát các đối tượng phù hợp để hỗ trợ kịp thời, bảo đảm khách quan, minh bạch. Đồng thời, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, đôn đốc tiến độ thực hiện thực hiện làm nhà ở cho hộ nghèo theo đúng quy định.

Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng

Công tác cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng tại Bà Rịa - Vũng Tàu đạt nhiều kết quả tích cực, bộ máy tinh gọn, hiệu quả. Trong 5 năm, toàn tỉnh đã triển khai hàng trăm cuộc thanh tra, thu hồi tài sản thất thoát, xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng, góp phần siết chặt kỷ cương, củng cố niềm tin Nhân dân.