Bà Đặng Huỳnh Mai tái cử Chủ tịch Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028

Sáng 29.9, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ 2023-2028 đã bầu 58 đại biểu vào ban chấp hành. Trong đó, bà Đặng Huỳnh Mai tái cử Chủ tịch Liên hiệp hội.

Với chủ đề “Đoàn kết - Kỷ cương- Trí tuệ - Sáng tạo – Phát triển”, Đại hội có sự tham gia của hơn 200 đại biểu, trong đó 150 đại biểu là hội viên được triệu tập và hơn 50 đại biểu là khách mời gồm lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương và TP. Hà Nội. Bên cạnh đó còn có đại diện một số Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực người khuyết tật và các nhà hảo tâm, nhà tài trợ cho Đại hội.

Đại hội đại biểu về người khuyệt tật Việt Nam lần thứ III thành công tốt đẹp
Toàn cảnh Đại hội

Phát biểu khai mạc Đại hội, Chủ tịch Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam nhiệm kỳ II, Nhà giáo Nhân dân, Tiến sĩ Đặng Huỳnh Mai gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Đảng, Nhà nước, các cơ quan ban ngành cùng chính quyền các cấp đã luôn quan tâm, sâu sát với công tác người khuyết tật nói chung; tạo điều kiện đối với Liên hiệp hội người khuyết tật nói riêng. Bên cạnh đó, là sự đồng hành hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước đang hoạt động trong lĩnh vực người khuyết tật tại Việt Nam như UNDP, USAID, CRS, CSIP, CCIHP, ChildFund… Đặc biệt, phải kể đến sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức hội thành viên như Hội Người mù Việt Nam, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam, Hội Nạn nhân chất độc màu da cam/dioxin Việt Nam, Hội Người khuyết tật của các tỉnh/thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ….

Bà Đặng Huỳnh Mai tái cử Chủ tịch Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 -0
Chủ tịch Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam Nhà giáo Nhân dân, Tiến sĩ Đặng Huỳnh Mai phát biểu khai mạc Đại hội

Đọc báo cáo tại Đại hội, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam Dương Thị Vân nêu rõ, trong những năm qua, bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, Liên hiệp hội đã luôn thực hiện đúng Điều lệ. Trong đó, trọng tâm là tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một chức và vì người khuyết tật ở cấp quốc gia. Không chỉ làm tốt công tác đối nội, công tác đối ngoại cũng đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào công cuộc chung của đất nước.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội khóa II, đến hết năm 2022, công tác xây dựng tổ chức hội đã đạt được những kết quả tích cực, tổng số thành viên của Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam đã được kết nạp là 47 tổ chức, tăng thêm 8 tổ chức thành viên so với năm 2018. Liên hiệp hội cũng thành lập thêm 2 cơ quan trực thuộc là Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng, tiền thân của Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng ACDC và Viện Khoa học và Bổ trợ pháp lý. Với chức năng nhiệm vụ của mình, Liên hiệp hội đã tích cực tham gia xây dựng, thúc đẩy, giám sát thực thi chính sách, pháp luật. Bên cạnh đó, Liên hiệp hội cũng đã có những báo cáo đề xuất bổ sung quy định luật về người khuyết tật…

Có thể thấy, Liên hiệp hội đang từng bước góp phần tháo gỡ những rào cản, thúc đẩy người khuyết tật hòa nhập một cách bình đẳng và đầy đủ vào cộng đồng xã hội; thúc đẩy hiện thực hóa quyền của người khuyết tật cũng như thực hiện nghĩa vụ của công dân… Hướng đến mục tiêu vì hạnh phúc của người khuyết tật và không để ai bị bỏ lại phía sau – Kim chỉ nam trong hành động/hoạt động của Liên hiệp hội tầm nhìn đến năm 2030.

Trong nhiệm kỳ tới, với sự lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm, tạo điều kiện ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của Đảng, Nhà nước cùng các cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương, sự đồng hành của các nhà tài trợ, đối tác, các tổ chức hội và người khuyết tật, Liên Hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam quyết tâm nỗ lực tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong các lĩnh vực hoạt động. Tiếp tục phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại, hạn chế để xây dựng tổ chức Liên Hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam cùng các đơn vị thành viên ngày càng vững mạnh và hoạt động có hiệu quả. Qua đó, góp phần đóng góp thiết thực vào công cuộc của đất nước nói chung và lĩnh vực người khuyết tật nói riêng.

Trong kỳ đại hội nhiệm kỳ III (2023-2028), Đại hội đã được đón nhận nhiều ý kiến thảo luận sâu hơn về những vấn đề quan trọng, từ việc xây dựng một xã hội phù hợp, cung cấp giáo dục, tạo cơ hội việc làm cho người khuyết tật, đến việc thúc đẩy những giải pháp sáng tạo và bền vững. Đây cũng là cơ hội để Ban chấp hành Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam cùng các thành viên người khuyết tật được lắng nghe, tương tác và đúc rút kinh nghiệm, với niềm hy vọng về tương lai tươi sáng cho cộng đồng người khuyết tật.

Chia sẻ tại Đại hội, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng cho biết, những năm qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, xây dựng, ban hành các chính sách bảo vệ tốt hơn cho người có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có người khuyết tật. Đó là cam kết chính trị mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước với hơn 7,2 triệu người khuyết tật tại Việt Nam.

Đánh giá cao các thành tựu của Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam nhiệm kỳ vừa qua, ông Thắng nhận định các hoạt động, dự án, chương trình nhận được sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, nhà tài trợ, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước. "Ba năm đầu nhiệm kỳ tuy gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, song liên hiệp hội vẫn đảm bảo thực hiện hỗ trợ người khuyết tật thông qua nhiều cách làm mới, cách làm hay. Hoạt động của liên hiệp hội đã đóng góp tích cực vào công tác dân vận của Đảng và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, với chế độ", ông Thắng đánh giá.

Nhân dịp này, Phó trưởng Ban thường trực Ban Dân vận Trung ương đề nghị Liên hiệp hội tiếp tục là diễn đàn của các hội về người khuyết tật đáp ứng cầu nối, cánh tay nối dài cho Đảng và nhà nước trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Thời gian tới, Liên hiệp hội tiếp tục tăng cường tuyên truyền chính sách của Đảng, Nhà nước về người khuyết tật để nâng cao trách nhiệm của xã hội và đồng hành, hỗ trợ người khuyết tật. Qua đó, phát huy vai trò phản biện xã hội, kịp thời phát hiện, tham mưu Đảng và Nhà nước để hoàn thiện chính sách cho người khuyết tật nói riêng và xã hội nói chung.

Tại phiên bế mạc, đại hội đã tiến hành bầu 58 đại biểu vào Ban chấp hành nhiệm kỳ III (2023-2028), trong đó có 19 ủy viên vào Ban Thường vụ nhiệm kỳ này.

Nhà giáo Nhân dân, Tiến sỹ Đặng Huỳnh Mai, tái cử Chủ tịch Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam nhiệm kỳ III (2023-2028). Hai nữ Phó Chủ tịch Liên hiệp hội gồm: bà Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Phát triển Cộng đồng (ACDC) và bà Đỗ Thị Huyền, Chủ tịch Hội Người khuyết tật TP Hà Nội.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…