Bình Phước: Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống mua bán người

Tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo các địa phương triển khai đợt cao điểm tuyên truyền, truyền thông và cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người trên địa bàn trong thời gian tới.

Tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo các địa phương triển khai đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người
Tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo các địa phương triển khai đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người

Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh tỉnh Bình Phước (Ban Chỉ đạo) vừa ban hành Công văn số 13/BCĐ về việc đề nghị tăng cường đấu tranh phòng chống mua bán người và triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng chống mua bán người (30.7).

Ban Chỉ đạo đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể là thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh và Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của trung ương, địa phương về phòng chống tội phạm, phòng chống mua bán người.

Xác định công tác phòng chống mua bán người là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, thường xuyên và lâu dài, cần tập trung chỉ đạo quyết liệt, cụ thể hoá thành các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với từng ban ngành, đoàn thể, địa phương.

Tập trung triển khai hiệu quả các hoạt động hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống mua bán người, Ngày toàn dân phòng chống mua bán người. Triển khai đợt cao điểm tuyên truyền, truyền thông và cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn tỉnh, từ ngày 1.7 đến hết 30.9.

Ngoài ra, Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống, trình độ văn hóa, nhận thức của đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Quan tâm, có biện pháp thu hút, tạo việc làm cho người dân tại địa phương... nhằm giúp người dân cải thiện cuộc sống, hạn chế di cư và chủ động phòng ngừa tội phạm mua bán người.

Các ban ngành, đoàn thể tại địa phương cần tăng cường công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra lĩnh vực, cơ sở kinh doanh dễ phát sinh tội phạm mua bán người; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống mua bán người trên địa bàn.

Chủ động nhận diện, đánh giá tình hình tội phạm mua bán người tại địa phương; tích cực đấu tranh, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người. Bố trí và huy động nguồn lực hợp pháp cho công tác phòng chống mua bán người, đặc biệt là công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về địa phương tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thực hiện đa dạng hóa các hình thức, biện pháp, nội dung tuyên truyền về phòng chống mua bán người (qua hệ thống thông tin đại chúng, thông tin cơ sở, các trang mạng xã hội, tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng...).

An ninh cơ sở

Các thành viên mô hình tự quản về ANTT và PCCC ở tổ dân phố Nội Ninh, phường Ninh Sơn (thị xã Việt Yên) trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tội phạm - ẢNH T.M
Địa phương

Dựa vào thế trận lòng dân phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn

Theo Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Mô hình liên kết dân cư cần đặt dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, kết nối, trao đổi thông tin kịp thời giữa các thành viên với lực lượng công an và người dân. Từ đó, dựa vào thế trận lòng dân để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Địa phương

Sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Chiều 14.11, Bộ Quốc phòng và Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã tổ chức sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tư vấn pháp lý, xây dựng pháp luật về quân sự, quốc phòng và công tác phối hợp tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.

Hà Nội thí điểm Trung tâm Phục vụ hành chính công "phi địa giới hành chính"
An ninh cơ sở

Hà Nội thí điểm Trung tâm Phục vụ hành chính công "phi địa giới hành chính"

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội bảo đảm tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính "phi địa giới hành chính"; tiếp cận dịch vụ trong bán kính dưới 30 phút di chuyển hoặc vòng bán kính không quá 5km, hỗ trợ thủ tục hành chính 24/7 trên môi trường điện tử, thời gian giao dịch trực tiếp không quá 15 phút/1 hồ sơ.

Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long
Địa phương

Hòa Bình xây dựng khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc

Sau 2,5 ngày đêm thực hành, cuộc diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh Hòa Bình năm 2024 vừa thành công tốt đẹp. Kết quả trên đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc nâng cao năng lực sẵn sàng chiến đấu, khả năng ứng phó nhanh với các tình huống khẩn cấp trong tình hình mới.

Công an Bình Thuận truy nã, truy tìm, vận động nhiều đối tượng ra đầu thú
An ninh cơ sở

Công an Bình Thuận truy nã, truy tìm, vận động nhiều đối tượng ra đầu thú

Trong năm 2024, Công an tỉnh Bình Thuận đã tập trung chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện quyết liệt công tác truy nã, truy tìm và vận động đầu thú. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần kiềm chế và làm giảm đối tượng truy nã ngoài xã hội, phòng ngừa tái phạm tội, phục vụ tốt công tác điều tra, xét xử, thi hành án.

Bài cuối: Kích hoạt phương án “4 tại chỗ” ứng phó với thiên tai
An ninh cơ sở

Bài cuối: Kích hoạt phương án “4 tại chỗ” ứng phó với thiên tai

Cùng với tuyên truyền để cả hệ thống chính trị đến từng hộ dân nắm chắc tình hình diễn biến của mưa lũ, cấp ủy, trong những ngày qua, chính quyền các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh còn chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo ứng phó kết hợp với khắc phục đi kèm. Trong đó, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, các địa phương đã đồng loạt kích hoạt phương án “4 tại chỗ” sẵn sàng ứng phó với thiên tai…

Bài 1: Chủ động từ chính quyền đến mỗi người dân
An ninh cơ sở

Bài 1: Chủ động từ chính quyền đến mỗi người dân

Từ ngày 17.9 đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh liên tiếp có mưa to đến rất to, nước nhiều tuyến sông dâng cao, gây ngập úng; sạt lở đất đai; nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt; hàng trăm hộ dân bị cô lập... Hiện, nhiều giải pháp ứng phó đã và đang được các địa phương triển khai kịp thời nhằm giảm thiểu thiệt hại.