TP. Hồ Chí Minh: Chuyển giao các cơ sở cai nghiện ma túy về công an địa phương quản lý

UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành Quyết định chuyển giao chức năng quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy, các cơ sở cai nghiện ma túy trực thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) sang công an các tỉnh, thành phố quản lý.

tang-hoa-chuc-mung.jpg
Chuyển giao, tiếp nhận các cơ sở cai nghiện ma túy thuộc TP. Hồ Chí Minh về Công an các tỉnh quản lý

Ngày 28.2, UBND TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị chuyển giao, tiếp nhận các cơ sở cai nghiện ma túy thuộc TP. Hồ Chí Minh về công an các tỉnh quản lý.

Cụ thể, Sở LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm chuyển giao chức năng quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy sang Công an thành phố quản lý.

Công an TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận chuyển giao nguyên trạng các cơ sở cai nghiện ma túy sau: Cơ sở cai nghiện ma túy Bố Lá; Cơ sở cai nghiện ma túy Thanh thiếu niên 2 và Cơ sở cai nghiện ma túy Bình Triệu.

Chuyển giao Công an tỉnh Bình Phước quản lý: Cơ sở cai nghiện ma túy Đức Hạnh; Cơ sở cai nghiện ma túy Phú Đức; Cơ sở cai nghiện ma túy Phú Văn; Cơ sở cai nghiện ma túy Phú Nghĩa.

Chuyển giao Công an tỉnh Đồng Nai quản lý Cơ sở cai nghiện ma túy Phước Bình.

UBND TP. Hồ Chí Minh cũng ban hành Quyết định về việc chuyển giao các cơ sở cai nghiện ma túy trực thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố sang Công an các tỉnh, thành phố quản lý.

Cụ thể, Chuyển giao Công an TP. Hồ Chí Minh quản lý Cơ sở cai nghiện ma túy Nhị Xuân. Chuyển giao Công an tỉnh Đắk Nông quản lý Cơ sở cai nghiện ma túy số 1. Chuyển giao Công an tỉnh Lâm Đồng quản lý Cơ sở cai nghiện ma túy số 2. Chuyển giao Công an tỉnh Bình Dương quản lý Cơ sở cai nghiện ma túy số 3.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Trần Thị Diệu Thúy cho biết, thành phố thống nhất với đề nghị của Bộ Công an chuyển giao chức năng quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy; chuyển các cơ sở cai nghiện ma túy sang ngành Công an quản lý theo địa giới hành chính. Đồng thời, bày tỏ lòng biết ơn các cấp, ngành đã hỗ trợ thành phố hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với xã hội, quản lý xã hội, địa bàn. Thành phố cám ơn lãnh đạo các tỉnh đã tạo điều kiện cấp đất để TP. Hồ Chí Minh xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các cơ sở, tổ chức hoạt động cai nghiện tại địa phương.

Phó Chủ tịch UBND thành phố cũng ghi nhận những đóng góp to lớn ngành LĐ-TB&XH và Lực lượng Thanh niên xung phong trong nhiều năm qua luôn duy trì tình hình an ninh trật tự và chăm sóc, giáo dục học viên luôn đạt kết quả tốt tại các cơ sở cai nghiện ma túy.

TP. Hồ Chí Minh quản lý 12 cơ sở cai nghiện ma túy, hơn 17.236 người nghiện ma túy và gần 1.836 cán bộ, viên chức, người lao động đang làm việc trong các cơ sở cai nghiện ma túy.

Địa phương

Quảng Ninh: Rà soát, loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính đang là rào cản phát triển
Địa phương

Rà soát, loại bỏ ngay những thủ tục hành chính là rào cản phát triển

Tại Hội nghị công bố kết quả các Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, DDCI, DGI, DTI năm 2024 vừa diễn ra, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Đức Ấn đề nghị, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục nêu cao tinh thần lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính từ tỉnh đến cơ sở. Phải loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính (TTHC) đang là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư, Nhân dân; bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính.

Gia Lâm về đích xây dựng nông thôn mới nâng cao
Địa phương

Gia Lâm về đích xây dựng nông thôn mới nâng cao

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Gia Lâm có 20/20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Trong đó, có 7 xã NTM kiểu mẫu; huyện đạt 9/9 tiêu chí, với 38 chỉ tiêu huyện NTM nâng cao, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 22, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra trước 2 năm.

Quảng Ninh: Rà soát, loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính đang là rào cản phát triển
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: Rà soát, loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính đang là rào cản phát triển

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố kết quả các Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, DDCI, DGI, DTI của cơ quan, đơn vị, địa phương năm 2024 diễn ra sáng nay, 15.3, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Đức Ấn đề nghị, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục nêu cao tinh thần lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính từ tỉnh đến cơ sở. Phải loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính (TTHC) đang là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhân dân; bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính.

Huyện Hưng Hà, Thái Bình: Hợp tác sản xuất và xuất khẩu gạo sang thị trường Nhật Bản
Địa phương

Huyện Hưng Hà, Thái Bình: Hợp tác sản xuất và xuất khẩu gạo sang thị trường Nhật Bản

Ngày 14.3, Thường trực Huyện ủy Hưng Hà, tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị triển khai một số nội dung về đột phá phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và chứng kiến lễ ký kết thoả thuận hợp tác sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gạo sang thị trường Nhật Bản với các nhà đầu tư.

Lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa kiểm tra công tác giải quyết thủ tục hành chính cho công dân tại Trung tâm hành chính công của tỉnh
Địa phương

Không bỏ trống địa bàn trong quá trình tinh gọn bộ máy

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và Đề án số 25 của Đảng ủy Công an Trung ương, Công an tỉnh Thanh Hóa gương mẫu triển khai, hoàn thành tổ chức mô hình công an địa phương 2 cấp; đồng thời, tiếp nhận một số chức năng, nhiệm vụ từ một số sở, ngành chuyển trao cho lực lượng công an theo phương châm “Triển khai thực hiện mô hình mới bảo đảm nhanh gọn, không làm gián đoạn hoạt động thường xuyên, không bỏ trống địa bàn, mang lại hiệu quả cao”.

Chặn dòng, tích nước dự án hồ thủy lợi nghìn tỷ giữa lòng TP. Buôn Ma Thuột
Trên đường phát triển

Chặn dòng, tích nước dự án hồ thủy lợi nghìn tỷ giữa lòng TP. Buôn Ma Thuột

Dự án hồ thủy lợi Ea Tam sau khi hoàn thiện sẽ bảo đảm điều tiết được trên 1 triệu m3 nước để phục vụ nước sinh hoạt cho khoảng 25.000 người dân trong khu vực thành phố và lân cận. Công trình cũng được kỳ vọng là địa điểm khai thác tiềm năng du lịch, kêu gọi đầu tư và mở rộng không gian đô thị quanh vùng dự án.

Hà Nội tìm giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong bảo vệ môi trường
Địa phương

Hà Nội tìm giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong bảo vệ môi trường

Hội thảo khoa học "Thực trạng và giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội" diễn ra vào sáng ngày 14.3 do UBND TP Hà Nội phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức đã khẳng định tầm quan trọng và tính khả thi đối với vấn đề giải quyết ô nhiễm của thành phố Hà Nội.

Liên kết chuỗi để phát triển cà phê bền vững
Địa phương

Liên kết chuỗi để phát triển cà phê bền vững

Trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, ngày 13.3, Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo “Nông dân với phát triển cà phê bền vững” nhằm hướng các hội viên nông dân tích cực phát triển kinh tế tập thể, liên kết chuỗi để phát triển ngành hàng cà phê bền vững.

Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Móng Cái – Quảng Ninh trúng hàng loạt gói thầu đầu tư công tại Móng Cái
Địa phương

Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Móng Cái – Quảng Ninh trúng hàng loạt gói thầu đầu tư công tại Móng Cái

Nhiều năm qua, Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Móng Cái – Quảng Ninh là nhà thầu “quen mặt” thường xuyên trúng các gói thầu trên địa bàn TP Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh). Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Hà Nội: Đổi mới toàn diện việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính
Trên đường phát triển

Hà Nội: Đổi mới toàn diện việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 12.3.2025 về việc nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình; cung cấp dịch vụ số mới được cá nhân hóa, dựa trên dữ liệu cho người dân và doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính.