Tác giả Lưu Quang Minh:

“Ẩm thực Sài Gòn, hòa nhập chứ không hòa tan”

“Sách về Sài Gòn đã rất nhiều, mỗi cuốn một vẻ. Góc nhìn chúng tôi là cảm nhận của người trẻ về những món ngon quen thuộc mình bắt gặp và thưởng thức mỗi ngày. Qua đó, bày tỏ tình yêu với thành phố mình đang sống...” - tác giả của những đầu sách được giới trẻ TP Hồ Chí Minh ưa thích như: Gia tài tuổi 20; Sài Gòn ẩm thực trong tôi; Em, Facebook và tôi; Sài Gòn café ngọt đắng; Viết cho người tôi yêu... chia sẻ, nhân dịp ra mắt tập tản văn mới Sài Gòn quán xá thương yêu (viết chung với Trần Khánh Ngân).

“Nếu yêu thì phải... viết”        

- Hồi giờ, viết về văn hóa nói chung và ẩm thực nói riêng của Sài Gòn hay Hà Nội thường là những cây bút giàu trải nghiệm như Vương Hồng Sển, Vũ Bằng, Băng Sơn... Vậy, có thể hy vọng gì ở một cuốn sách được viết bởi hai người trẻ?

- Hai chúng tôi vốn cùng sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Những hàng quán, món ăn từ quà vặt nơi vỉa hè, cổng trường, trong hẻm cho tới ngoài mặt tiền khang trang... luôn gần gũi, thân thương, nhất là khi cả hai đều là những “tín đồ ẩm thực”, mê mẩn và ưa thích tìm tòi khám phá những món ăn hay quán mới ngày ngày thi nhau mọc lên ở Sài Gòn. Ý tưởng viết một cuốn sách chung về ẩm thực, quán xá Sài Gòn đã nhen nhóm từ những lần chúng tôi cùng nhau rong ruổi như thế.

Tình yêu Sài Gòn cùng với nền ẩm thực phong phú của nó là động lực lớn để chúng tôi ngồi lại viết chung cuốn sách này, chia sẻ cùng bạn đọc những món ngon Sài Gòn, như một “cẩm nang ẩm thực” dành cho bạn trẻ chất chứa những tâm tư, tình cảm, góc nhìn của người trẻ vậy. Nó chắc chắn sẽ không giống những cuốn sách viết về ẩm thực Sài Gòn khác bởi nó có sức trẻ, có tình yêu của những người trẻ, có những ngẫm nghĩ rất riêng của tuổi trẻ về thành phố quê hương mình. Bản thân chúng tôi thấy ý tưởng này rất thú vị nên bị thôi thúc và quả thật càng viết lại càng bị cuốn theo. Cũng trong quá trình viết, nhờ đọc thêm, nghiên cứu thêm tư liệu, lại phát hiện thêm nhiều cái hay của món ngon Sài Gòn. Cuối cùng thì độc giả vẫn là người được lợi nhất vì được “chiêu đãi” toàn món ngon và có thêm kiến thức về chúng, chứ không chỉ là đọc cho vui nữa.

- Đã có quá nhiều sách về Sài Gòn với nhiều cách tiếp cận. Là “người đến sau”, anh có cảm thấy áp lực?

- Viết với chúng tôi giống như một niềm vui. Vui nhất là được chia sẻ với bạn đọc của mình. Tất nhiên, sách về Sài Gòn đã rất nhiều, mỗi cuốn lại một vẻ, không cuốn nào như cuốn nào. Góc nhìn chúng tôi khai thác tập trung vào cảm nhận của người trẻ về những món ngon quen thuộc mình bắt gặp và thưởng thức mỗi ngày. Qua đó, bày tỏ tình yêu với thành phố mình đang sống. Cuốn sách do đó không khô khan với quanh quẩn các món ăn, hàng quán mà còn ấm áp tình yêu của người trẻ nữa. Tuổi trẻ mà, thương hết mình, yêu hết lòng, không chỉ riêng tình yêu đôi lứa mà còn cả quê hương xứ sở. Chúng tôi chọn cái tên Sài Gòn quán xá thương yêu là muốn gửi gắm suy nghĩ đó.


 

Đến Tây “ba lô” còn mê bánh mì Sài Gòn!

- Hành trình phác thảo chân dung thành phố qua các món ngon có tiêu tốn nhiều thời gian của người viết?

 “Sài Gòn tuyệt vời ở chỗ bao dung, nhân hậu, luôn mở rộng vòng tay với bất kỳ ai đến với mảnh đất này. Ẩm thực Sài Gòn cũng thế. Bạn chẳng cần đi du lịch tận đâu xa xôi để nếm thử món ngon nơi ấy, Sài Gòn hội tụ đủ cả...”

- Chúng tôi viết với tinh thần khấp khởi nên hoàn thành khá nhanh, lại viết về những món mình mê mẩn, thưởng thức thường xuyên, nên vui thích lắm. Sống ở Sài Gòn mà viết một cuốn sách về ẩm thực nơi đây thì quá là thuận lợi rồi, cứ “dắt xe ra và đi” thôi, hàng trăm nghìn hàng quán đa dạng đang chờ đợi chúng ta ghé qua nếm thử, thưởng thức và cảm nhận.

Tất nhiên trong quá trình viết vẫn có lúc bị “bí”, bối rối trong một rừng món ăn. Những lúc ấy, chúng tôi giải quyết bằng cách chở nhau… đi ăn để lấy lại cảm hứng. Sài Gòn “nuôi con” khéo lắm, nên chúng tôi có “cảnh báo” trước độc giả là đừng vì nghe cuốn sách “xui dại” mà không chừng... lên ký mất kiểm soát (cười).

- Cá nhân anh thường bị món ăn nào quyến rũ nhất?

- Là tín đồ ẩm thực nên để nói yêu thích nhất món gì cũng hơi khó, bởi có quá nhiều món chúng tôi mê. Riêng cuốn này nhắc tới 40 món. Nhưng cơm tấm và bánh mì kẹp thịt có lẽ là hai ứng cử viên nặng ký nhất để nói về món ngon đặc trưng của Sài Gòn. Ngoài ra, còn có bột chiên, phá lấu, gỏi khô bò, bánh tráng trộn…, nhiều lắm!

- Theo anh, điều gì làm nên hồn cốt ẩm thực Sài Gòn?

- Sài Gòn tuyệt vời ở chỗ bao dung, nhân hậu, luôn mở rộng vòng tay với bất kỳ ai đến với mảnh đất này. Ẩm thực Sài Gòn cũng thế. Bạn chẳng cần đi du lịch tận đâu xa xôi để nếm thử món ngon nơi ấy, Sài Gòn hội tụ đủ cả. Món Âu hay món Hoa, Hàn, Nhật, Thái, Sing… bước ra đường Sài Gòn là có ngay. Nhưng có đi Thái mới biết ở bên đó không có lẩu Thái, món chè của họ cũng khác xa chè Thái của Sài Gòn mình. Hay cơm tấm sườn bì chả có cả ốp la, mắm chưng, ăn kèm nước mắm chua ngọt lại ăn bằng muỗng nĩa chứ không phải đũa - là tổng hòa của nhiều nền ẩm thực khác nhau. Đó là sáng tạo của ẩm thực Sài Gòn, độc nhất vô nhị, hòa nhập chứ không hòa tan. Bản thân ẩm thực Sài Gòn đã sẵn có sự độc đáo riêng biệt. Mấy anh Tây thì lạ gì bánh mì mà còn phải qua đây xếp hàng mua bánh mì kẹp thịt bằng được cơ mà!

 - Xin cảm ơn anh!

Văn hóa

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.

Bộ đội Trường Sơn đẩy mạnh công tác hậu cần cho chiến trường miền Nam chống Mỹ, cứu nước
Văn hóa - Thể thao

Tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, công tác bảo đảm hậu cần đóng vai trò quan trọng; lần đầu tiên trong lịch sử, Quân đội ta huy động lực lượng lớn, hiệp đồng quân, binh chủng tham gia chiến dịch trên 5 hướng tiến công.

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ hai
Văn hóa - Thể thao

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ hai

Tối 22.4, tại trục đường Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) tổ chức tổng hợp luyện lần cuối trước khi sơ duyệt và tổng duyệt cấp Nhà nước của các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm.