Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững:

Agribank ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân

Phó Trưởng ban Chính sách tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Văn Tuấn khẳng định, là ngân hàng thương mại hàng đầu trong chủ lực đầu tư phát triển “Tam nông”, Agribank luôn coi nông nghiệp, nông thôn, nông dân là lĩnh vực ưu tiên để điều hành tập trung tín dụng.

Agribank luôn ưu tiên tín dụng cho “Tam nông”

Phát biểu tham luận tại Hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững”, ông Lê Văn Tuấn, Phó Trưởng ban Chính sách tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) cho biết: Là ngân hàng thương mại hàng đầu trong chủ lực đầu tư phát triển “Tam nông”, Agribank luôn coi nông nghiệp, nông thôn, nông dân là lĩnh vực ưu tiên để điều hành tập trung tín dụng.

Tỷ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong những năm qua luôn ở mức trên 60-70% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Vốn tín dụng Agribank đã phủ kín đến 100% số xã trên cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.

dbnd_br_ht24.jpg
Phó Trưởng ban Chính sách tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Lê Văn Tuấn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Xác định khu vực ĐBSCL là một trong những khu vực phát triển kinh tế trọng điểm trong lĩnh vực “Tam nông”, Agribank luôn quan tâm và tích cực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển nhanh, bền vững, đặc biệt là trong các ngành hàng nông sản chủ lực như: thủy sản, lúa gạo và trái cây.

Đến cuối tháng 10.2024, tổng dư nợ nền kinh tế của Agribank đạt 1,67 triệu tỷ đồng, tăng 7,5 % so với cuối năm trước, trong đó dư nợ của khu vực ĐBSCL đạt 262.000 tỷ đồng, tăng 8%, chiếm trên 22% thị phần tín dụng toàn ngành ngân hàng trong khu vực và chiếm 20,8% dư nợ nông nghiệp, nông thôn của Agribank.

Tại khu vực ĐBSCL, phần lớn dư nợ thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, chiếm đến 82% tổng dư nợ cho vay của khu vực và có mức tăng cũng cao hơn mức tăng dư nợ nền kinh tế (+8,5%).

Về cơ cấu dư nợ tại khu vực ĐBSCL, Agribank tập trung cho vay đối tượng khách hàng cá nhân khi đến nay đạt gần 226 nghìn tỷ đồng, chiếm 86,3% tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn đạt gần 163.000 tỷ đồng, chiếm 62,2% tổng dư nợ, phần còn lại là dư nợ trung, dài hạn (chiếm 37,8% tổng dư nợ).

Riêng tại TP. Cần Thơ, dư nợ cho vay của Agribank đến 31.10.2024 đạt khoảng gần 16.000 tỷ đồng (dự nợ nông nghiệp, nông thôn chiếm gần 50%), tăng 5,8% so với đầu năm và chiếm khoảng 13% thị phần tín dụng của thành phố. Trong đó, phần lớn là dư nợ khách hàng cá nhân, chiếm 68% tổng dư nợ. Dư nợ khách hàng pháp nhân mặc dù chỉ chiếm 32% nhưng năm nay đã có tốc độ tăng trưởng rất tốt, khi tăng 11,4% (cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung tại khu vực và toàn hệ thống Agribank).

dbnd_bl_ht06.jpg
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

ĐBSCL là khu vực được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống kênh ngòi dày đặc, đất đai trù phú, rất phù hợp để sản xuất, nuôi trồng thủy sản, lúa gạo, trái cây. Đây cũng là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp trong nước.

Dư nợ cho vay lĩnh vực thủy sản, lúa gạo, trái cây tại khu vực ĐBSCL chiếm tỷ trọng cao nhất của cả hệ thống Agribank. Cụ thể: Lĩnh vực thủy sản đạt 38.000 tỷ, tăng trưởng 10,3% so với cuối năm trước và chiếm gần 49% dư nợ thủy sản của Agribank; lĩnh vực lúa gạo đạt 33.000 tỷ, tăng trưởng 19,3% so với cuối năm trước và cũng chiếm gần 48% dư nợ lúa gạo của Agribank; lĩnh vực trái cây đạt 8.400 tỷ, tăng trưởng 6% so với cuối năm trước, chiếm 36,4% tổng dư nợ trái cây của Agribank.

Theo ông Lê Văn Tuấn, để đạt được những kết quả như trên, Agribank đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, cụ thể:

Thứ nhất, Agribank luôn ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho vay tại khu vực ĐBSCL. Cụ thể, tại khu vực ĐBSCL, Agribank có 18 chi nhánh loại I, 150 chi nhánh loại II. Trong nhiều năm trở lại đây, khu vực ĐBSCL là một trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao và hiệu quả nhất toàn hệ thống Agribank, kể trong những thời điểm khó khăn như thời điểm dịch Covid-19. Điều này thể hiện rằng khu vực ĐBSCL là một trong những khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế cao trong cả nước.

Thứ hai, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Agribank đã tích cực giảm lãi suất cho vay, đồng thời triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất nhằm hỗ trợ khách hàng và phát triển tín dụng đối với các ngành hàng nông sản chủ lực tại khu vực ĐBSCL

Ngay khi Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo triển khai chương trình tín dụng ưu đãi cho lĩnh vực lâm, thủy sản, Agribank đã chủ động đăng ký triển khai, ban hành chương trình tín dụng ưu đãi đối với lĩnh vực này với quy mô 3.000 tỷ đồng, lãi suất thấp hơn tối thiểu từ 1-2%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn của Agribank. Sau thời gian triển khai có hiệu quả, Agribank đã nâng quy mô chương trình lên đến 13.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, Agribank dành hơn 200.000 tỷ đồng để triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi cho các đối tượng khách hàng doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng xuất nhập khẩu, khách hàng là cá nhân, hộ sản xuất vay vốn với mục đích kinh doanh, chương trình ưu đãi đối với các sản phẩm OCOP… với mức lãi suất ưu đãi từ 1% đến 2% so với sàn lãi suất cho vay thông thường của Agribank.

dbnd_br_ht09.jpg
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Thứ ba, phối hợp với các cơ quan ban ngành, triển khai các thỏa thuận hợp tác nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cho vay tín dụng nông nghiệp. Agribank đã hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Ngân hàng Nhà nước và UBND các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL để triển khai Đề án Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 (Đề án 1 triệu ha lúa). Hiện nay, Agribank đã có văn bản hướng dẫn nội bộ về cho vay liên kết theo chương trình này để thống nhất triển khai trên toàn hệ thống. Theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, Agribank đang tiếp tục xây dựng các sản phẩm cho vay ưu đãi lãi suất riêng đối với từng nhóm khách hàng để thực hiện Đề án.

Ngoài ra, Agribank luôn phối hợp với các cơ quan ban ngành triển khai đồng bộ các giải pháp củng cố việc tổ chức cho vay qua Tổ vay vốn, đồng thời mở rộng quy mô tín dụng với hộ gia đình và cá nhân vay vốn song song với phát triển các sản phẩm dịch vụ khác; tăng cường mối quan hệ với cấp ủy, chính quyền địa phương, kịp thời tập huấn cho các Tổ trưởng tổ vay vốn những vấn đề thay đổi liên quan…

Thứ tư, Agribank đơn giản thủ tục hành chính tạo điều kiện tối đa cho khách hàng trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng; tập trung nâng cấp hệ thống công nghệ để phát triển các kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng số đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Thứ năm, triển khai chính sách cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ đối với các khách hàng gặp khó khăn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Trong thời gian vừa qua, Agribank đã triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116 về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn và Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23.4.2023 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Qua đó đã hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho khách hàng thuộc các ngành nghề, lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thủy sản, lúa gạo, trái cây được kéo dài thời gian trả nợ mà không bị chuyển nhóm nợ xấu và được tiếp cận các khoản vay mới phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khó khăn, vướng mắc trong cho vay đối với ngành hàng nông sản

Ông Lê Văn Tuấn cho biết, mặc dù đã thực hiện nhiều giải pháp và đạt được kết quả tích cực song Agriank vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc trong việc cho vay đối với ngành hàng nông sản, như:

Thứ nhất, thiếu các doanh nghiệp đủ tiềm lực để giữ vai trò dẫn dắt, đủ lớn để giữ vai trò hạt nhân trong hoạt động của chuỗi liên kết. Tại một số địa phương chưa có nhiều các chính sách đồng bộ trong việc xây dựng chuỗi liên kết, chưa có sự tham gia đủ mạnh của các ngành chức năng.

Thứ hai, phần lớn các hợp tác xã trên địa bàn các tỉnh hiện nay hoạt động chưa thực sự hiệu quả, thiếu nhân lực chủ chốt và kinh nghiệm quản lý. Hầu hết các hợp tác xã chưa có đất để canh tác, đa phần sử dụng đất sản xuất của xã viên làm cho việc tiếp cận nguồn vốn vay theo mô hình liên kết của hợp tác xã gặp khó khăn khi không có tài sản riêng làm tài sản bảo đảm khoản vay.

Thứ ba, việc tuân thủ hợp đồng liên kết của các thành viên còn nhiều bất cập, thiếu biện pháp xử lý để tăng tính ràng buộc.

Thứ tư, hiện nay, các giao dịch mua bán hàng hóa, nông sản thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn rất phổ biến trong giao dịch đặc biệt là tại khu vực nông thôn, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc kiểm soát dòng tiền.

Thứ năm, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa đáp ứng tiêu chí tài chính minh bạch, thiếu dự án/phương án khả thi, đặc biệt là dự án/phương án ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.

Thứ sáu, Về tài sản bảo đảm, nhiều hộ gia đình chưa được cấp chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp, khiến việc định giá tài sản thế chấp trở nên khó khăn, giá trị đất thấp trong khi nhu cầu vay vốn lại cao. Đối với tài sản là hàng tồn kho, việc kiểm đếm và quản lý cũng gặp nhiều trở ngại.

Thứ bảy, xu hướng của thế giới hiện nay là phát triển xanh và bền vững, tuy nhiên việc hiện thực hóa ý tưởng này đối với ngành nông nghiệp ở Việt Nam còn khá xa vời khi còn thiếu các dự án ứng dụng công nghệ cao, giảm thiểu tác hại đến môi trường. Nguyên nhân chủ yếu đến từ những khó khăn trong việc chuyển giao công nghệ, thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn cũng như việc quy hoạch, quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất phát triển nông nghiệp còn chậm.

Thứ tám, mức dư nợ cho vay không có tài sản bảo đảm tại khu vực NNNT theo Nghị định 55 và Nghị định 116 hiện nay không còn phù hợp với tình hình thực tế do chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng cao. Agribank đã có kiến nghị với NHNN nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với các khách hàng thuộc đối tượng này.

Giải pháp mở rộng tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững

Ông Lê Văn Tuấn cho biết, Agribank cam kết tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước; triển khai quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả; tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng sản xuất kinh doanh và tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng. Để có thể làm được điều đó, ngoài sự nỗ lực của Agribank cũng như hệ thống ngân hàng, Agribank đề xuất một số giải pháp:

Thứ nhất, ngoài các giải pháp, chính sách từ ngành Ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ từ chính sách của các bộ, ngành, địa phương nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ, thúc đẩy các động lực tăng trưởng; đồng thời tăng cường minh bạch hóa tài chính doanh nghiệp để ngân hàng có cơ sở tiếp cận, thẩm định, cấp tín dụng đối với khách hàng tốt, các dự án, phương án khả thi và có đầy đủ pháp lý.

Thứ hai, các sở, ban, ngành, các hiệp hội doanh nghiệp địa phương tiếp tục hỗ trợ, phối hợp với các ngân hàng trong việc kết nối ngân hàng – doanh nghiệp- người dân, kịp thời nắm bắt nhu cầu khách hàng, những khó khăn vướng mắc để tháo gỡ, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng được kịp thời.

Đối với việc triển khai Đề án 1 triệu ha lúa, Bộ NN-PTNT, UBND 13 tỉnh, thành phố tham gia Chương trình sớm công bố các vùng chuyên canh, các liên kết và chủ thể tham gia liên kết; ban hành định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp để hệ thống ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng chủ động tiếp cận, xem xét, quyết định cho vay.

Thứ ba, phát triển thị trường, dịch vụ hỗ trợ trong tiêu thụ nông sản. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần được hỗ trợ xúc tiến thị trường thông qua nhiều hình thức như: tham gia hội nghị, hội thảo, hội chợ ở nước ngoài, hỗ trợ các doanh nghiệp và nông dân xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch; hỗ trợ và khuyến khích các mô hình kinh tế tập thể quảng bá và bán sản phẩm thông qua các ứng dụng mua sắm trực tuyến, mạng xã hội.

Thứ tư, về phía các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng các dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi; tăng cường quản lý thanh khoản, dòng tiền, minh bạch tình hình tài chính; chủ động tiếp cận, đề xuất để ngân hàng có cơ sở thẩm định, quyết định cho vay.

Thứ năm, các khách hàng vay vốn theo Chương trình liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản cần thực hiện hiệu quả, bền vững các cam kết khi tham gia liên kết, nâng cao ý thức tuân thủ thỏa thuận đã ký kết giữa các chủ thể tham gia liên kết. Đây là cơ sở quan trọng để ngân hàng cho vay theo dòng tiền liên kết, cho vay không cần tài sản bảo đảm.

Kinh tế

Mở ra hướng hợp tác sâu, rộng với đối tác kinh doanh tầm cỡ
Kinh tế

Mở ra hướng hợp tác sâu, rộng với đối tác kinh doanh tầm cỡ

Trong khuôn khổ sự kiện Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil. Sáng 17.11 (giờ địa phương) đã diễn ra Chương trình Thủ tướng Chính phủ tiếp đối tác lớn của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tại thị trường Brazil là Tập đoàn Oceanside One Trading LLC.

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thị trường

"Vốn ngân hàng dành cho ĐBSCL không thiếu"

Đây là khẳng định Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định tại hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.11 tại Cần Thơ.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tiếp tục mở rộng thị trường tại Brazil
Kinh tế

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tiếp tục mở rộng thị trường tại Brazil

Chiều 17.11 theo giờ địa phương (rạng sáng 18.11 theo giờ Việt Nam), tại Rio de Janeiro, Brazil đã diễn ra Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil. Tại diễn đàn đại diện Tập đoàn Hóa chất Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác với các đối tác Brazil để phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường.

Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An Phạm Thái Bình. Ảnh: Lâm Hiển
Kinh tế

Đừng để ngành hàng lúa, gạo tiếp tục mất cơ hội chỉ vì không vay được vốn

Ngành hàng lúa, gạo Việt Nam có yếu tố thiên nhiên ưu đãi hơn các quốc gia khác. Đầu tư ngành hàng lúa, gạo phát triển bền vững là để luôn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cũng chính là góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Do đó, đừng để ngành hàng lúa, gạo của ĐBSCL tiếp tục mất cơ hội chỉ vì không vay được vốn để đầu tư phát triển.

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ
Thị trường

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ

Dù đóng góp 95% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước, nhưng đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn về khả năng tiếp cận và hấp thu nguồn vốn tín dụng. Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ Huỳnh Thanh Sử, để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp xuất khẩu, cần linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay, thời hạn và lãi suất ưu đãi, cải tiến quy trình, thủ tục cho vay.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè.
Thị trường

Cần đa dạng hóa các nguồn tín dụng nông nghiệp hướng đến phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tại Hội thảo "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững", Chuyên gia Kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, Tiến sĩ Cấn Văn Lực đã trình bày tổng quan về nguồn vốn dành cho nông nghiệp, nông thôn và đề xuất các giải pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè. Ảnh: Lâm Hiển
Kinh tế

Tín dụng - đòn bẩy cho chuỗi giá trị nông sản bền vững ở ĐBSCL

Tại hội nghị "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững," Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe đã trình bày những nhận định quan trọng về thị trường thủy sản toàn cầu, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam và các giải pháp tín dụng cho ngành thủy sản.

CEO Miza (MZG) Lê Văn Hiệp: Tái chế giấy - cơ hội đầu tư, phát triển bền vững trong xu thế kinh tế xanh
Doanh nghiệp

CEO Miza (MZG) Lê Văn Hiệp: Tái chế giấy - cơ hội đầu tư, phát triển bền vững trong xu thế kinh tế xanh

Vừa qua cổ phiếu của Công ty Cổ phần Miza (Miza) chính thức được đưa vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán MZG. Miza là doanh nghiệp thứ 884 hiện đang đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM và là doanh nghiệp thứ 45 đăng ký giao dịch trong năm 2024.

Các diễn giả tham gia chương trình đối thoại.
Kinh tế

“4 nhà” chung tay vì “1 triệu mái ấm gia đình Việt”

Tham gia chương trình đối thoại “Sở hữu nhà ở xã hội - từ giấc mơ đến hiện thực” do Báo Đại biểu Nhân dân và Tập đoàn Hoàng Quân phối hợp tổ chức sáng 17.11, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, cho rằng, để hiện thực hóa giấc mơ phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội cần có sự chung tay của “4 nhà”: Nhà nước, nhà băng, nhà đầu tư và nhà dân.

BIDV nhận giải thưởng "Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất - Nhóm ngành tài chính"
Doanh nghiệp

BIDV nhận giải thưởng "Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất - Nhóm ngành tài chính"

Tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, trong khuôn khổ Hội nghị Doanh nghiệp niêm yết thường niên năm 2024, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã được trao giải thưởng "Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất - nhóm ngành tài chính". Đây là năm thứ 2 liên tiếp BIDV được vinh danh.

Mong talkshow “Sở hữu nhà ở xã hội từ giấc mơ đến hiện thực” là diễn đàn thường niên
Kinh tế

Mong talkshow “Sở hữu nhà ở xã hội từ giấc mơ đến hiện thực” là diễn đàn thường niên

Chuyên gia Kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, Tiến sĩ Cấn Văn Lực mong rằng talkshow “Sở hữu nhà ở xã hội từ giấc mơ đến hiện thực” sẽ là diễn đàn thường niên để đánh giá tổng kết kiến nghị đề xuất, cùng tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến thực hiện dự án NOXH.

Vì 1 triệu mái ấm gia đình Việt: Lan tỏa giấc mơ có nhà của người nghèo, người có thu nhập thấp
Kinh tế

Vì 1 triệu mái ấm gia đình Việt: Lan tỏa giấc mơ có nhà của người nghèo, người có thu nhập thấp

Sáng 17.11, sự kiện “Vì 1 triệu mái ấm gia đình Việt” với điểm nhấn talkshow “Sở hữu nhà ở xã hội - từ giấc mơ đến hiện thực” được Tập đoàn Hoàng Quân phối hợp Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Đến dự chương trình có đại diện các cơ quan Trung ương, nhiều sở, ngành các địa phương.

Phá bỏ định kiến phụ nữ làm tài xế
Doanh nghiệp

Phá bỏ định kiến phụ nữ làm tài xế

Việc trở thành một tài xế nữ có nhiều những rào cản xã hội và còn nhiều lo lắng về sự an toàn. Với sứ mệnh kết nối, chia sẻ, Grab Việt Nam đã từng bước tháo gỡ rào cản, mang đến nhiều cơ hội hơn cho các nữ tài xế.