6 tháng đầu năm 2023, Bắc Giang duy trì tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 10,94%

Sáng 11.7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị sơ kết công tác lãnh đạo của Tỉnh ủy 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 gắn với giao ban bí thư cấp ủy, chủ tịch UBND cấp huyện quý II.2023. 

Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái cho biết, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, suy thoái toàn cầu nghiêm trọng trong 6 tháng đầu năm 2023. Đây là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống của nhân dân, cũng như thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng như các địa phương trong cả nước.

Trước những khó khăn đó, Tỉnh ủy, Ban thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy triển khai nhiều giải pháp quan trọng để tập trung khắc phục, tháo gỡ. Trong đó, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 245-NQ/TU ngày 5.12.2022 về nhiệm vụ lãnh đạo năm 2023; xác định rõ 15 chỉ tiêu chủ yếu và 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lãnh đạo phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. 

Bắc Giang: Tổ chức sơ kết công tác lãnh đạo của Tỉnh ủy 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 -0
Thường trực Tỉnh uỷ Bắc Giang chủ trì hội nghị Hội nghị sơ kết công tác lãnh đạo của Tỉnh ủy 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 (Ảnh: Q.Trường)

BTV Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết phê duyệt 230 nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 của các địa phương, đơn vị. Các nhiệm vụ được rà soát, chọn lọc cụ thể, rõ việc, rõ thời gian, rõ dự kiến sản phẩm và là những nội dung đang cần tập trung giải quyết, những vấn đề bức xúc của các địa phương, đơn vị... 

Thường trực Tỉnh ủy và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm chỉ đạo kiểm tra, giám sát, đôn đốc bảo đảm tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ đề ra.

Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy thực hiện nghiêm chế độ họp định kỳ theo Quy chế làm việc và họp đột xuất khi cần thiết để bàn, thảo luận, quyết định hoặc cho ý kiến về các chủ trương, định hướng lãnh đạo, chỉ đạo trên các lĩnh vực...

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận làm rõ kết quả, kinh nghiệm. Cùng đó nêu ra những điểm nghẽn trong quá trình lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. 

Phát biểu kết luận, Bí thư Tỉnh uỷ Dương Văn Thái biểu dương, ghi nhận những kết quả đã đạt được của các sở, ngành, địa phương; Thẳng thắn nhìn nhận 4 nhóm vấn đề, hạn chế lớn cần tập trung khắc phục trong thời gian tới.

Dự báo tình hình khó khăn trong 6 tháng cuối năm, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị và từng cá nhân các đồng chí lãnh đạo thể hiện quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt hơn nữa; tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, quyết tâm hoàn thành thắng lợi 15/15 chỉ tiêu đã đề ra.

Bên cạnh đó, Bí thư Tỉnh uỷ yêu cầu chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX của Đảng bộ tỉnh. Tiếp tục làm tốt công tác cán bộ; tập trung rà soát, bố trí, sắp xếp, điều động, luân chuyển cán bộ giữa nhiệm kỳ để chuẩn bị trước một bước nhân sự cho đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, theo phương châm giám sát phải mở rộng, kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm.

6 tháng đầu năm 2023,  Bắc Giang vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 10,94%, đứng thứ 2 cả nước (sau tỉnh Hậu Giang đạt 14,21%). Chỉ số PCI của tỉnh năm 2022 có sự thăng tiến vượt bậc, đứng thứ 2/63 tỉnh, thành phố (tăng 29 bậc so với năm 2021). Thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút đầu tư FDI đạt khá, đứng thứ 3 cả nước với 1.477,8 triệu USD tổng vốn đầu tư quy đổi (chưa bao gồm các dự án khu đô thị, khu nhà ở) đến thời điểm 30/6, tăng 47% so với cùng kỳ.

Trên đường phát triển

Ninh Thuận cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh
Trên đường phát triển

Ninh Thuận cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh

Một trong những quan điểm chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Ninh Thuận năm 2024 là “Lấy doanh nghiệp là trung tâm, là động lực và mục tiêu cho sự phát triển, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân”. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ nét, chỉ số PCI năm 2023 của tỉnh đạt 69,10 điểm, tăng 3,67 điểm, tăng 38 bậc so với năm 2021 và tăng 19 bậc so với năm 2022, xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố; xếp thứ 2/14 tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất.

Bình Dương thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ bền vững, đi vào chiều sâu
Trên đường phát triển

Bình Dương thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ bền vững, đi vào chiều sâu

Hiệu quả phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương dù đã được cải thiện đáng kể, song, vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu nguyên phụ liệu cho sản xuất trong nước cả về số lượng lẫn chất lượng. Ở giai đoạn mới, Bình Dương tiếp tục quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ, sớm hoàn chỉnh quy hoạch vùng nguyên phụ liệu và vùng công nghiệp hỗ trợ, cùng với đó nâng dần tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

Thái Nguyên: Huyện Võ Nhai đào tạo nghề, trao sinh kế
Địa phương

Thái Nguyên: Huyện Võ Nhai đào tạo nghề, trao sinh kế

Là huyện miền núi, tỷ lệ hộ nghèo cao, những năm qua, cùng với thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển KT-XH, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực đào tạo nghề cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đổi mới theo hướng gắn với nhu cầu thực tiễn. Có kiến thức, nhiều hộ có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, tạo động lực thoát nghèo bền vững.

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển

Năm 2024, mặc dù phải hứng chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3 nhưng dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố Hải Phòng đạt trên 11% - năm thứ 10 liên tiếp duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số; đã hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; thành lập thành phố Thủy Nguyên, quận An Dương; Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng được Quốc hội thông qua… Những nhiệm vụ tưởng chừng như không thể đã làm được, mang ý nghĩa lịch sử, tạo động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển của thành phố.

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ
Trên đường phát triển

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ

Với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) theo cụm liên kết ngành, phấn đấu đưa tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực về công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, tỉnh Quảng Nam tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, nguyên liệu… tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt sản xuất. Đồng thời, chú trọng vấn đề thu hút đầu tư và nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp trên địa bàn.

Lực lượng đoàn viên thanh niên thành phố Vĩnh Yên hướng dẫn người dân cài đặt định danh điện tử
Trên đường phát triển

Thành phố Vĩnh Yên bứt phá trong chuyển đổi số

Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Thành phố Vĩnh Yên cũng như các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần phải có bước đi đột phá, sáng tạo. Trong đó, đột phá về chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đưa thành phố này vươn mình mạnh mẽ…

“Vườn ươm" hạt giống đỏ
Địa phương

“Vườn ươm" hạt giống đỏ

“Vườn ươm hạt giống đỏ” là cụm từ được nhiều người dân Yên Bái sử dụng để nói về Đề án số 11-ĐA/TU về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035” (Đề án số 11) của Tỉnh ủy Yên Bái ban hành năm 2018. Sau 5 năm triển khai, từ vườn ươm mang tên Đề án số 11, nhiều cán bộ trẻ của tỉnh ngày càng trưởng thành với năng lực chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt. Đề án 11 cũng được coi như “cú hích” thay đổi tư duy, thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo tỉnh Yên Bái trong công tác cán bộ hiện nay.

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo
Địa phương

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo

Trong quá trình phát triển, thu hút đầu tư, Yên Bái có nhiều cách làm sáng tạo, cách tiếp cận chủ động “đi tìm” chứ không “ngồi đợi”, được người dân, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh ủng hộ. Những câu chuyện thực tế diễn ra thời gian qua là minh chứng khẳng định tinh thần chủ động, quyết tâm, quyết liệt, trách nhiệm của những người đứng đầu địa phương để mở rộng các mối quan hệ hữu nghị hợp tác, xúc tiến đầu tư và nâng cao vị thế, uy tín của Yên Bái với bạn bè quốc tế...

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn
Địa phương

Tư duy đột phá, quyết tâm hành động

Yên Bái còn nhiều khó khăn, song nói như Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn, nếu cứ mang “cái nghèo” ra để “kêu khó, than khổ” thì không bao giờ bứt phá vươn lên được. Trên cơ sở đã định vị được con đường và mục tiêu phát triển, với ý chí quyết tâm, tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh, Yên Bái đã sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển.

Người làm hương tại làng nghề hương xạ thôn Cao
Trên đường phát triển

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.

Hội nghị triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn Đồng Nai năm 2024. Ảnh: Hải Quân
Địa phương

Đồng Nai: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng

UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá năng lực, chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương thông qua bộ chỉ số DDCI (Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh) nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành; tạo động lực cải cách liên tục, đồng bộ giữa các ngành, cấp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương. 

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước.

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện

Mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” ở xã, phường, thị trấn được TP. Sông Công (Thái Nguyên) xây dựng và đưa vào hoạt động đang tạo nên sự thân thiện, trọng dân, gần dân, gắn kết, chia sẻ, vì Nhân dân phục vụ. Đồng thời, từng bước đổi mới tác phong, thái độ, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong giải quyết công việc cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.