6 ngày nghỉ Tết, tăng 52% số ca tai nạn do pháo nổ, 77 ổ dịch sốt xuất huyết phải theo dõi

Vừa qua, Bộ Y tế thông tin, trong 6 ngày nghỉ Tết, tình hình dịch bệnh trên cả nước không có diễn biến bất thường; trong khi số người đến khám, cấp cứu và tai nạn pháo nổ tăng cao; số ca cấp cứu và nhập viện nghi do tai nạn giao thông giảm…

583 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ các loại

Báo cáo công tác y tế Tết Giáp Thìn 2024 của Bộ Y tế gửi Văn phòng Chính phủ cho biết, từ ngày 29 Tết (ngày 8.2) - mùng 4 Tết (ngày 13.02), tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Y tế về tăng cường công tác khám, chữa bệnh trong dịp Tết, bảo đảm công tác thường trực cấp cứu cho nhân dân.

6 ngày nghỉ Tết Giáp Thìn, số ca tai nạn do pháo nổ các loại tăng 52%, 77 ổ dịch sốt xuất huyết phải theo dõi -0
Bệnh nhân được điều trị tại một bệnh viện (Ảnh minh họa) 

Trong đó, số liệu tổng hợp từ báo cáo của các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, 63 sở y tế các tỉnh, thành phố và y tế ngành trên toàn quốc từ ngày 8.2 - sáng 13.2 các cơ sở tiếp nhận 321.219 lượt người bệnh đến khám, cấp cứu, tăng 30,2% so với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023. 

Tổng số bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú là 117.062 người (tăng 2,1%); các cơ sở y tế thực hiện 13.095 ca phẫu thuật, trong đó có 2.878 ca phẫu thuật cấp cứu (giảm 7,6%); cả nước có 13.023 ca đỡ đẻ, mổ đẻ, giảm 7,3% so với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023.

Bên cạnh đó, các cơ sở y tế trong cả nước tiếp nhận khám, cấp cứu cho 19.673 trường hợp nghi liên quan đến giao thông, giảm 12,1% so với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023, trong đó có 8.032 trường hợp phải nhập viện điều trị nội trú hoặc theo dõi (giảm 2%); chuyển tuyến trên điều trị là 2.284 trường hợp (giảm 1,8%)… 

Đồng thời, số ca tử vong nghi do tai nạn giao thông là 105 trường hợp (32 trường hợp tử vong tại viện và 73 trường hợp tử vong tử vong trước viện), giảm 21,1% so với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023.

6 ngày nghỉ Tết Giáp Thìn, số ca tai nạn do pháo nổ các loại tăng 52%, 77 ổ dịch sốt xuất huyết phải theo dõi -0
Trong 6 ngày nghỉ Tết Giáp Thìn số ca tai nạn do pháo nổ, chất nổ tăng 52% (Ảnh minh họa) 

Bộ Y tế cho biết, tính đến mùng 4 Tết có 583 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ các loại, so với Tết năm trước, số ca tai nạn do pháo nổ, chất nổ tăng 52%. Trong số này có tới 302 trường hợp phải nhập viện điều trị. 

Ngoài ra, cũng có 82 trường hợp khám, cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ tự chế khác, tăng 60 ca so với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023, trong đó có 5 trường hợp tử vong (tăng 3 trường hợp).

Bộ Y tế cũng cho biết, các cơ sở y tế đã chuẩn bị đầy đủ thuốc phục vụ khám bệnh, chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh, đến ngày 13.02 cả nước chưa ghi nhận về việc thiếu thuốc, có biến động về giá và chất lượng thuốc phục vụ khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân.

77 ổ dịch sốt xuất huyết tập trung tại 6 địa phương

Bộ Y tế cho biết, về tình hình dịch bệnh dịp Tết Giáp Thìn (từ ngày 8.2 – 13.2) trên cả nước không có diễn biến bất thường, không ghi nhận các ca mắc COVID-19, sởi, đậu mùa khỉ; Ghi nhận mới hai ổ dịch sốt xuất huyết tại Tiền Giang. 

Hiện có 6 địa phương đang có ổ dịch sốt xuất huyết phải theo dõi gồm: An Giang (9 ổ dịch), TP. Hồ Chí Minh (2 ổ dịch), Bến Tre (6 ổ dịch), Tiền Giang (10 ổ dịch), Tây Ninh (45 ổ dịch), Cà Mau (5 ổ dịch).

6 ngày nghỉ Tết Giáp Thìn, số ca tai nạn do pháo nổ các loại tăng 52%, 77 ổ dịch sốt xuất huyết phải theo dõi -0
Hiện có 6 địa phương đang có ổ dịch sốt xuất huyết phải theo dõi (Ảnh minh họa) 

Từ ngày 8.2 đến ngày 13.2, ghi nhận 181 trường hợp mắc tay chân miệng được báo cáo trên phạm vi cả nước; không ghi nhận trường hợp tử vong. 

Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng cho biết đã ghi nhận một trường hợp bệnh dại trên người đã tử vong tại xã Tân Phú huyện Thới Bình, Cà Mau. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau đã tổ chức điều tra, giám sát và tham gia xử lý theo quy định.

Không ghi nhận trường hợp mắc các bệnh nguy hiểm, mới nổi như cúm A(H5N1), cúm A(H5N6), MERS-CoV...

Theo báo cáo và kết quả giám sát an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Ban Quản lý an toàn thực phẩm, Sở Y tế, Sở An toàn thực phẩm của 63 tỉnh, thành phố, 5 Viện khu vực gửi về Cục An toàn thực phẩm từ ngày 8.2 – 13.2 không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm đông người mắc, không có trường hợp tử vong. Tuy nhiên, vẫn còn ghi nhận một số ca ngộ độc thực phẩm lẻ tẻ được ghi nhận tại một số cơ sở điều trị trên toàn quốc

Cục An toàn thực phẩm sẽ tiếp tục phối hợp với các Viện khu vực, Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm/Ban Quản lý an toàn thực phẩm/Sở Y tế tại địa phương để theo dõi, nắm thông tin và xử lý kịp thời trong trường hợp có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.

Trước đó, Bộ Y tế cho biết, tình hình khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn, ngộ độc của các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, các trường đại học, 63 Sở Y tế các tỉnh, thành phố và Y tế ngành trên toàn quốc sau 4 ngày nghỉ Tết (từ 7 giờ ngày 29 Tết đến 7 giờ ngày mùng 3 Tết Giáp Thìn) cụ thể như sau:  

Tính từ 7 giờ ngày 11.2 (mùng 2 Tết) - 7 giờ ngày 12.2 (mùng 3 Tết), cả nước có 53 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ; 29 ca phải nhập viện theo dõi và điều trị; số ca khám, cấp cứu do tai nạn pháo nổ tăng 35,9%. Tổng sau 4 ngày nghỉ Tết, 507 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ các loại.

Tính từ 7 giờ ngày 11. 2 (mùng 2 Tết) - 7 giờ ngày 12.2 (mùng 3 Tết), số lượt khám, cấp cứu nghi do tai nạn giao thông là 4.375 trường hợp; Số ca phải nhập viện điều trị nội trú hoặc theo dõi là 1.764 trường hợp; chuyển tuyến trên điều trị 451 trường hợp. Tổng sau 4 ngày nghỉ Tết, có 6.230 trường hợp tai nạn giao thông.

Tính đến 7 giờ ngày 12.2, các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước đang chăm sóc, điều trị 104.616 bệnh nhân. Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho 49.883 bệnh nhân.

Trong đó, 26.091 bệnh nhân phải nhập viện điều trị nội trú (chiếm 53%); chuyển viện cho 2.403 bệnh nhân, thực hiện 2.733 ca phẫu thuật cấp cứu; 542 ca phẫu thuật cấp cứu do tai nạn các nguyên nhân. Đồng thời, các bác sĩ cũng đỡ đẻ, mổ đẻ thành công đón 2.850 trẻ chào đời và cho xuất viện 13.665 bệnh nhân điều trị khỏi về nhà ăn Tết. 

Tổng sau 4 ngày nghỉ Tết, Số bệnh nhân đến khám, cấp cứu tại các cơ sở y tế là 251.656 trường hợp; 87.672 trường hợp nhập viện nội trú; 10.052 ca đẻ, mổ đẻ tại cơ sở y tế; 86.902 bệnh nhân khỏi bệnh được ra viện về nhà ăn Tết.

Ý kiến bạn đọc

Sức khỏe

Căng mình chống dịch sởi
Kinh tế - Xã hội

Căng mình chống dịch sởi

Dịch sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trẻ bị suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn phải thở máy, thậm chí xuất hiện bão Cytonkine, tạo ra quá nhiều tín hiệu viêm, dẫn đến suy tạng và nhiều hệ lụy sức khỏe nan y khác, rất nguy hiểm. 
Khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương nhiều ngày nay đã dành toàn bộ giường và không gian cho bệnh nhi mắc sởi. Trong đó 1/3 số bệnh nhi bị suy hô hấp phải thở máy, một số trẻ tiến triển nặng nhanh, suy đa cơ quan, xuất hiện “bão Cytokine”.

Hà Nội tăng cường công tác quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần
Sức khỏe

Hà Nội tăng cường công tác quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần

Sở Y tế vừa ban hành kế hoạch 1487/KH-SYT về bảo vệ sức khoẻ tâm thần trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để giảm tỷ lệ mắc, tái phát các rối loạn tâm thần, giảm tỷ lệ tử vong, tàn tật và tổn hại kinh tế, tâm lý xã hội do bệnh tâm thần gây ra.

Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký thỏa tuận hợp tác toàn diện
Sức khỏe

Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký thỏa tuận hợp tác toàn diện

Ngày 5.4, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác y tế toàn diện giữa hai đơn vị giai đoạn 2025 – 2030. Sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác y tế giữa hai bệnh viện đầu ngành tại Việt Nam, hướng đến nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh.

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025

Kết thúc tháng 3.2025, 22 phường, xã thuộc Quận 1, Quận 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện để công bố hết dịch sởi. Đây là thành quả và tiền đề rất lớn để TP. Hồ Chí Minh chủ động và kiên trì trong công tác phòng chống dịch bệnh của ngành y tế, từ đó quyết tâm kết thúc dịch Sởi ngay trong quý II này.

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen
Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen

Theo thông báo từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đưa ra mới đây, 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) của công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TP.Hồ Chí Minh được đề nghị tạm dừng lưu thông và sử dụng do vi phạm quy định về ghi nhãn.

Bộ Y tế họp khẩn trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi
Sức khỏe

40/53 tỉnh, thành phố hoàn thành tỷ lệ tiêm vaccine trên 95%

Đó là thông tin Bộ Y tế cập nhật về tình hình thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Kết quả trên cũng cho thấy Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng trên.

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.