5 trường đại học hàng đầu về công nghệ thực hiện thí điểm mô hình "đại học số"

5 cơ sở đào tạo lớn đào tạo về công nghệ tại Việt Nam sẽ thí điểm thực hiện mô hình giáo dục đại học số.

Tại tọa đàm Xây dựng mô hình giáo dục đại học số tại Việt Nam, ngày 25.3, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, đề án Thí điểm triển khai mô hình giáo dục đại học số có 5 cơ sở đào tạo tham gia.

Các cơ sở giáo dục (CSGD) tham gia Đề án thí điểm triển khai mô hình Giáo dục đại học số gồm: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQG-HN), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Các cơ sở giáo dục thống nhất phối hợp trong công tác tổ chức thực hiện cụ thể như sau:

Phối hợp triển khai mô hình giáo dục đại học số góp phần tăng quy mô trong điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin (CNTT) cùng các lĩnh vực có liên quan phục vụ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và thúc đẩy xã hội số.

5 trường đại học hàng đầu về công nghệ thực hiện thí điểm mô hình
Nguồn Bộ GD-ĐT

Nội dung phối hợp gồm: Cơ chế chính sách - Xây dựng thỏa thuận và triển khai hợp tác giữa các CSGD đại học hàng đầu về lĩnh vực Máy tính và CNTT dưới dạng một tổ hợp (consortium). Nghiên cứu xây dựng và triển khai các cơ chế chính sách đảm bảo chất lượng tạo điều kiện thúc đẩy tăng quy mô đào tạo.

Tổ chức vận hành thí điểm các cách thức triển khai công nhận chuyển đổi tín chỉ và triển khai các hoạt động đồng đào tạo với doanh nghiệp. Tổ chức triển khai học kỳ doanh nghiệp, tăng cường thời gian đào tạo thực hành, thực tế tại doanh nghiệp.

Hình thành hệ thống quản trị tích hợp cùng nền tảng chung để triển khai các khóa học, học phần theo phương thức trực tuyến và kết hợp. Xây dựng hệ thống quản trị tích hợp hệ thống quản lý giảng dạy học tập (LMS) cùng hệ thống lưu trữ nội dung (LCMS) và vận hành các khoá học mở đại trà trực tuyến (MOOCs) đa ngôn ngữ.

Xây dựng các nội dung đào tạo, hình thức đào tạo cùng hệ thống học liệu thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số trong giáo dục đại học Việt Nam. Đa dạng hóa chương trình, hình thức và nội dung đào tạo và bồi dưỡng.

Hình thành hệ thống học liệu số theo phương thức kết hợp (blended learning) và khóa học mở đại trà (MOOC) đối với các học phần trong chương trình đào tạo thuộc các ngành và lĩnh vực liên quan đến chuyển đổi số.

Xây dựng và triển khai các không gian hỗ trợ học tập khuyến khích đổi mới sáng tạo thông qua các ứng dụng công nghệ phù hợp.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tạo cơ chế chính sách mở trong quá trình các CSGD triển khai thí điểm thực hiện mô hình Giáo dục đại học số. Chỉ đạo triển khai, hướng dẫn các CSGD trong việc tổ chức thực hiện. Phân công, chỉ đạo các CSGD có liên quan xây dựng kế hoạch kèm tiến độ triển khai các công việc cụ thể và cấp kinh phí thực hiện.

Đề án Thí điểm triển khai mô hình giáo dục đại học số đặt ra mục tiêu xây dựng được 100 khóa học trực tuyến với số sinh viên dự kiến tham gia học tập trên hệ thống MOOCs dùng chung khoảng 10.000 sinh viên.

Giáo dục

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản
Giáo dục

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản

GS.TS Phạm Hồng Tung, nguyên Trưởng ban Khoa học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển cho rằng, nếu các trường đại học đào tạo khoa học cơ bản chỉ “căng mình” với KPI, ISI/ Scopus rồi những định mức chi tiêu tính trên đầu sinh viên, giảng viên thì không thể có khoa học cơ bản Việt Nam.

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải
Giáo dục

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã tới thăm và làm việc với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải. Bộ trưởng mong muốn 2 trường đại học của Việt Nam sẽ thiết lập được quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đào tạo về đường sắt cao tốc và đường sắt đô thị.

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?
Giáo dục

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?

Chương trình “Kỹ sư chuyên sâu đặc thù” được thiết kế tích hợp, liên tục giữa bậc đào tạo cử nhân và kỹ sư chuyên sâu đặc thù. Chương trình có thời gian thiết kế 5,5 năm. Người tốt nghiệp được cấp 2 văn bằng tốt nghiệp Cử nhân (4 năm) và Kỹ sư chuyên sâu đặc thù (1,5 năm).

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Giáo dục

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sau gần 40 năm Đổi mới và phát triển, đất nước ta đang có một cơ đồ chưa từng có trong lịch sử và đứng trước một vận hội mới, thời cơ mới để thực hiện khát vọng xây dựng một quốc gia hùng cường, một dân tộc phồn vinh. Hơn bao giờ hết, hai Đại học Quốc gia nhận thấy trách nhiệm lớn lao của mình trước kỷ nguyên vươn mình của cả dân tộc.

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú
Chính trị

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú

Làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Tả Phời, xã Tả Phời, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Nguyễn Hữu Dân kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với mô hình trường có học sinh bán trú.

 Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập
Giáo dục

Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập

Sáng 10.12, Khoa Lý luận chính trị, Trường Kinh tế và Quản lý công, Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4” và chương trình Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Khoa Lý luận chính trị (1984 - 2024).