5 định hướng đổi mới quản lý chất lượng giáo dục phổ thông

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phạm Quốc Khánh cho biết, 5 định hướng đổi mới quản lý chất lượng giáo dục phổ thông thời gian tới là: Quản lý đồng bộ các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; Bảo đảm việc công khai chất lượng giáo dục của nhà trường; Cải tiến chất lượng liên tục; Thực hiện tích hợp xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng giáo dục; Ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác quản lý giáo dục.

Một lớp học tại Trường Tiểu học Hạ Long, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Ảnh: Sơn Đỗ
Một lớp học tại Trường Tiểu học Hạ Long, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Ảnh: Sơn Đỗ

Tăng cường tính chủ động trong nhà trường 

Theo báo cáo của các Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), tính đến ngày 31.5, toàn quốc có 41.647 cơ sở giáo dục (bao gồm cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên); trong đó tỷ lệ tự đánh giá của các cơ sở giáo dục đạt 96,7%; tỷ lệ đánh giá ngoài đạt 65,01% - tăng 6 lần so với năm 2014.

Với việc quản lý đồng bộ các điều kiện bảo đảm, quá trình và kết quả giáo dục, ông Phạm Quốc Khánh nhấn mạnh một trong những định hướng rất quan trọng là đổi mới quản lý quá trình giáo dục; thực chất là tăng cường tính chủ động trong các nhà trường, phát huy tính tự chủ, sáng tạo của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

Thiết lập các chuẩn mực và triển khai thực hiện để đạt được các chuẩn mực đó, sau đó lại thiết lập những chuẩn mực cao hơn và phấn đấu để tiếp tục đạt được. Thực hiện đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học  sinh theo mục tiêu giáo dục; không tạo áp lực thành tích cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

Thực hiện công khai chất lượng giáo dục, nhà trường có trách nhiệm báo cáo, giải trình về chất lượng giáo dục của mình với cơ quan quản lý giáo dục và xã hội để được giám sát và tự điều chỉnh. Công khai kết quả tự đánh giá, đánh giá ngoài có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức: Nội bộ nhà trường; trong các cuộc họp với cha mẹ học sinh, với cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể địa phương, với các tổ chức và cá nhân có quan tâm; đăng tải trên trang thông tin điện tử của nhà trường, của Phòng GD-ĐT, Sở GD-ĐT...

Cải tiến chất lượng giáo dục với tầm nhìn và bước đi dài hạn

Đối với định hướng thứ 3 về cải tiến chất lượng liên tục, theo ông Phạm Quốc Khánh, kế hoạch cải tiến chất lượng là các giải pháp, biện pháp mà nhà trường cần thực hiện để đổi mới từng bước và toàn diện từng lĩnh vực, từng khâu và từng hoạt động giáo dục. Việc cải tiến chất lượng cần có tầm nhìn và bước đi dài hạn; xác định việc nào cần làm ngay và có thể làm được ngay, việc nào cần có thời gian và bao nhiêu thời gian để có thể hoàn thành, bảo đảm phù hợp nguồn lực và bối cảnh.

Về tích hợp hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, năm học 2018 - 2019, Bộ GD - ĐT đã ban hành các thông tư tích hợp quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia và các công văn hướng dẫn tự đánh giá, đánh giá ngoài trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông. Việc thống nhất một bộ tiêu chuẩn đánh giá, một quy trình đánh giá đã tạo nhiều thuận lợi cho các cơ sở giáo dục thực hiện cùng lúc hai hoạt động, góp phần giảm thủ tục hành chính trong công tác quản lý; giảm công sức, thời gian và chi phí khi triển khai thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

Tích hợp hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục và trường đạt chuẩn quốc gia đã trở thành một chủ trương đúng đắn, được nhà trường, xã hội đón nhận. Sau 3 năm triển khai thực hiện đã tạo diện mạo mới, vị thế mới, sự chuyển biến tích cực, rõ nét trong các nhà trường, mang lại lợi ích thiết thực cho học sinh. Trong các nhà trường được công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và đạt chuẩn quốc gia, văn hóa chất lượng từng bước được hình thành, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và xã hội có trách nhiệm xây dựng nhà trường ngày một tốt hơn.

Để công tác quản lý giáo dục hiệu quả, ông Phạm Quốc Khánh cho rằng, phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó ứng dụng CNTT hỗ trợ quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục là một trong những giải pháp quan trọng. Thời gian qua, đã có nhiều địa phương sử dụng phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục để hỗ trợ các nhà trường, các đoàn đánh giá ngoài, các cấp quản lý giáo dục (Sở GD - ĐT, Phòng GD - ĐT) khi thực hiện tự đánh giá và đánh giá ngoài.

Phần mềm đã hỗ trợ cho việc tiết kiệm thời gian, nhân lực; đồng thời quản lý tốt hơn các minh chứng, việc kết nối hoạt động tự đánh giá từ nhà trường đến hoạt động đánh giá ngoài của đoàn đánh giá ngoài; cung cấp, trao đổi thông tin cụ thể và chi tiết giữa nhà trường, đoàn đánh giá ngoài và các cấp quản lý về mức độ đáp ứng tiêu chí, chỉ báo theo tiêu chuẩn đánh giá. Bằng việc thống kê mức độ đáp ứng yêu cầu đến từng tiêu chí, chỉ báo, có tính hệ thống từ các nhà trường, lãnh đạo các cấp quản lý có được bức tranh toàn cảnh về chất lượng của các nhà trường trong toàn bộ hệ thống giáo dục, giúp các cấp quản lý hoạch định chính sách để tập trung đầu tư, hỗ trợ nhằm phát triển chất lượng giáo dục.

Giáo dục

Việt Nam đến nay có mấy trường mang danh "Đại học"?
Giáo dục

Việt Nam đến nay có mấy trường mang danh "Đại học"?

Với việc Trường Đại học Duy Tân vừa trở thành Đại học Duy Tân - đại học tư thục đầu tiên ở Việt Nam, cả nước hiện có 8 đại học với 2 đại học quốc gia, 3 đại học vùng cùng Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.

Thầy giáo Bách khoa đam mê "ẩn mình"
Giáo dục

Thầy giáo Bách khoa đam mê "ẩn mình"

Sinh viên Bách khoa Hà Nội gọi PGS. Đặng Đức Vượng, Phó Trưởng khoa Vật lý Kỹ thuậtthầy Vượng là "người thầy bí ẩn". Và ngay chính thầy Vượng cũng góp phần làm mình “ẩn” đi rất khiêm tốn, hiếm khi nói về mình. Câu chuyện thầy thích nhất là kể chuyện về Bách khoa, về người Bách khoa!

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"
Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"

Tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất sáng 12.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn mong muốn, Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch; trong đó trường học là trường học thanh lịch, thầy cô và học sinh thanh lịch.

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?
Giáo dục

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?

Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (trực thuộc Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) vừa công bố đề minh họa 8 bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2025. Đây là kỳ thi mới cho thí sinh muốn xét tuyển vào đại học năm 2025. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến băn khoăn đặt câu hỏi kỳ thi do Bộ GD-ĐT tổ chức hay các trường đại học? 

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing
Giáo dục

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing

Ngày 11.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) có Công điện số 1651/CĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gửi Giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh/thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa về việc chủ động ứng phó bão Yinxin.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai

Theo lý thuyết, ở dạng thức câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, khả năng đoán mò của thí sinh có thể đạt 2 điểm, chiếm 20% tổng số điểm của môn thi. Điều này làm giảm độ tin cậy và độ giá trị của đề thi, khiến việc sử dụng kết quả vào các mục đích của kỳ thi chưa đảm bảo đánh giá đúng năng lực của người học.

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các
Giáo dục

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các

Với nhiều đóng góp, nghiên cứu khoa học về văn hóa các dân tộc Việt Nam, Tiến sĩ Lý Viết Trường (Cao Lộc, Lạng Sơn) là một trong 18 nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn lọt Top 18 Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức.