350 tác phẩm hội họa Việt Nam thế kỷ XX lên sàn đấu giá

Phiên đấu giá Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ XX sẽ diễn ra trực tuyến tại Việt Nam và Anh, do Le Auction House tổ chức ngày 27 - 28.7.

Phiên đấu giá quy tụ 350 tác phẩm đa dạng, tinh lọc trải dài từ thời kỳ đầu thành lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) đến hội họa đương đại. Nhiều tác phẩm gắn với những tên tuổi nổi bật, nhiều đóng góp và được xếp vào các bộ tứ quan trọng như Phổ - Thứ - Lựu - Đàm, Trí - Lân - Vân - Cẩn, Nghiêm - Liên - Sáng - Phái, Nhân - Hòa - Hậu - Kiệm...

350 tác phẩm hội họa Việt Nam thế kỷ XX lên sàn đấu giá -0
Phiên đấu quy tụ 350 tác phẩm đa dạng, tinh lọc trải dài từ thời kỳ đầu thành lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đến hội họa đương đại. Ảnh: Le Auction House

Trong đó, tên tuổi Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu, Vũ Cao Đàm đã không còn xa lạ với thị trường sưu tầm trong và ngoài nước. Bằng bút pháp đậm chất Á Đông kết hợp nhuần nhị với tư tưởng Tây phương, các họa sĩ đã phản ánh nhiều bình diện về thẩm mỹ lý tưởng của nước nhà như tình mẫu tử, trẻ em nô đùa, thiếu nữ trong tà áo dài ngụ ở giữa những phong cảnh truyền thống giàu mặc tưởng, hoặc bước ra từ thi ca bất hủ... Những bức họa điển hình từ nhiều chặng quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của bộ tứ kể trên được giới thiệu tại phiên đấu giá hứa hẹn mang lại nhiều bất ngờ.

Tiếp nối dòng chảy của lịch sử mỹ thuật, Lưu Công Nhân, Lê Huy Hòa, Trần Lưu Hậu, Nguyễn Trọng Kiệm và họa sĩ Trần Đông Lương, Mai Long, Ngọc Linh, Linh Chi là những đại diện tiêu biểu của Khóa Kháng chiến có tác phẩm nằm trong danh mục đấu giá kỳ này. 

Đó đều là những sáng tác mang tính hiện thực, một mặt mang tính trần thuật cao về nhịp đập của thời đại và dân tộc. Mặt khác soi rọi vào một giai đoạn đầy phấn chấn của nghệ thuật tạo hình Việt Nam khi liên tiếp có sự mở rộng về đề tài sáng tác từ vẻ đẹp của cảnh vật, con người, lòng quyết tâm vệ quốc cho đến sự hăng say trong tăng gia sản xuất, xây dựng nước nhà,...

Ở khu vực phía Nam, tính đến năm 1975, chỉ với chừng 20 năm, những họa sĩ tài năng như Nguyễn Phước, Nguyễn Trung, Nguyên Khai, Hồ Hữu Thủ và nhiều cá nhân khác đã đồng vọng, khát khao sáng tạo và kiếm tìm cái mới trong hoàn cảnh đất nước trải qua 30 năm chiến tranh ác liệt.

Họ đã hòa chung bầu không khí sục sôi phát triển khi hòa bình lập lại còn nhiều thách thức để rực lên một nền nghệ thuật trù phú, trẻ trung, hiện đại ở Sài Gòn. Bằng các sáng tác của mình, những họa sĩ này đã mở ra nhiều cánh cửa khác nhau để đi sâu vào nội giới, kể những câu chuyện giàu tính liên tưởng đa chiều.

Ngoài ra, tại phiên đấu giá cũng có sự xuất hiện của các tác phẩm đến từ những họa sĩ tài danh khác như Điềm Phùng Thị, Lê Bá Đảng, Trần Duy, Lê Trung, Nguyễn Huyến, Trương Bé, Trương Văn Ý... và một số gương mặt hội họa Việt Nam đương đại như Đặng Xuân Hòa, Bùi Hữu Hùng, Phạm An Hải, Phạm Hà Hải, Đinh Quân, Bùi Tuấn Thanh...

​​Phiên đấu giá diễn ra song song hai đầu Việt - Anh, trực tuyến tại trang web www.leauctions.vn. 

Văn hóa

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.