14,2 triệu USD hỗ trợ đổi mới giáo dục đại học Việt Nam

“Mỹ cam kết là đối tác hỗ trợ thành công và bền vững của các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam”. Đây là khẳng định của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper trong Lễ khởi động Dự án Hợp tác đổi mới giáo dục đại học, chiều 1.8.

14,2 triệu USD hỗ trợ đổi mới giáo dục đại học Việt Nam -0
Lễ khởi động Dự án Hợp tác đổi mới giáo dục đại học

Sự kiện có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP. H Chí Minh Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Vũ.

Dự án có tên viết tắt là PHER (Partnership for Higher Education Reform), được Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris công bố với truyền thông vào tháng 8.2021, sẽ kéo dài 5 năm 2022 - 2026, với kinh phí 14,2 triệu USD, hợp tác với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và Đại học Đà Nẵng nhằm cải thiện chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, tăng cường năng lực quản trị và khả năng đáp ứng thị trường của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Đại học Indiana của Mỹ được giao là đối tác thực hiện dự án.

14,2 triệu USD hỗ trợ đổi mới giáo dục đại học Việt Nam -0
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn kỳ vọng ba đại học sẽ kết nối với các chuyên gia từ Đại học Indiana để học hỏi và lan tỏa kinh nghiệm quốc tế đến toàn hệ thống

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đánh giá, giáo dục đại học trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đứng trước thách thức và cơ hội lớn lao. Các cơ sở đào tạo có trách nhiệm cung cấp một nền giáo dục chất lượng và có tính chất bao trùm, vì chất lượng nguồn nhân lực chính là một trong những yếu tố cạnh tranh của các nền kinh tế.

Những năm qua, Việt Nam cũng đã tích cực đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, xoay quanh các từ khóa “tự chủ đại học”, “chuyển đổi số”… để đem lại những giá trị tốt nhất cho người học và cộng đồng. Hai Đại học Quốc gia và Đại học Đà Nẵng là những cơ sở giáo dục đại học tiên phong dẫn dắt các xu thế đổi mới giáo dục tại Việt Nam. Với việc tham dự Dự án PHER, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn kỳ vọng ba đại học sẽ kết nối với các chuyên gia từ Đại học Indiana để học hỏi và lan tỏa kinh nghiệm quốc tế đến toàn hệ thống.

14,2 triệu USD hỗ trợ đổi mới giáo dục đại học Việt Nam -0
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper nhấn mạnh thông qua Dự án PHER, Mỹ sẽ chia sẻ kinh nghiệm và chiến lược phát triển của các đại học nước này để các cơ sở giáo dục Việt Nam có thể áp dụng vào quá trình phát triển của mình

Dự án PHER là sản phẩm của quá trình tham vấn sâu rộng giữa USAID và 3 cơ sở giáo dục đại học lớn nhất Việt Nam cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, và Đại học Indiana, Ngân hàng Thế giới. Các đối tác phối hợp khác trong quá trình thực hiện dự án gồm Đại học Purdue, Công ty Amazon Web Services, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam… Bốn trụ cột của Dự án bao gồm: Đổi mới quản trị đại học; nâng cao chất lượng giảng dạy; tăng cường năng lực nghiên cứu và đổi mới sáng tạo; và thúc đẩy liên kết đại học - doanh nghiệp. Trên cơ sở các mục tiêu cụ thể này, các hoạt động của dự án cũng được tổ chức thành 4 hợp phần với tên gọi tương ứng.

Cụ thể, PHER sẽ giới thiệu, cập nhật những phương pháp dạy và học mới hiện đại, toàn diện và có tính thực tiễn cao để ba đại học triển khai một số phương pháp đào tạo giúp cho sinh viên chú trọng phát triển kỹ năng mềm và cách áp dụng kiến thức trên lớp vào cuộc sống. Ngoài ra, Dự án sẽ cùng ba cơ sở giáo dục đại học hoàn thiện các chương trình hỗ trợ nghiên cứu, cũng như hình thành các chương trình hợp tác đào tạo và liên kết giữa Đại học - Doanh nghiệp giúp sinh viên sẵn sàng gia nhập thị trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp.

14,2 triệu USD hỗ trợ đổi mới giáo dục đại học Việt Nam -0
Theo Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân, Dự án PHER sẽ giúp Đại học Quốc gia Hà Nội chuẩn bị các điều kiện về năng lực quản trị, vận hành để đạt được các mục tiêu từ nay đến năm 2025

PHER sẽ tăng cường khả năng kết nối mạng lưới các nhà khoa học Việt Nam với quốc tế thông qua việc hình thành và vận hành các nhóm nghiên cứu mạnh trong một số lĩnh vực ưu tiên, thúc đẩy hợp tác trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp và khu vực tư nhân bằng cách hỗ trợ các đại học chủ động tìm kiếm, kết nối và chứng minh khả năng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp cũng như cộng đồng và xã hội. Cuối cùng, PHER hỗ trợ các đại học trên phương diện quản trị, thông qua giới thiệu, hỗ trợ xây dựng, triển khai các phương thức, mô hình, công cụ quản trị hiện đại, hiệu quả; hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị cho các cấp lãnh đạo và tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm quản trị với những lãnh đạo đại học trên thế giới.

Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân nhận định, trong bối cảnh Chính phủ đang ưu tiên dành đầu tư cho giáo dục đại học tại Việt Nam, Dự án PHER đóng vai trò hết sức ý nghĩa, giúp cho Đại học Quốc gia Hà Nội chuẩn bị các điều kiện về năng lực quản trị, vận hành để đạt được các mục tiêu từ nay đến năm 2025 đã đề ra trong Chiến lược phát triển của mình và có thể hướng tới hình thành, phát triển đô thị đại học 5 trong 1 (Trung tâm đào tạo tài năng; Trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ hiện đại; Trung tâm đổi mới sáng tạo ngang tầm quốc gia và quốc tế; Đô thị đại học thông minh, hiện đại; Trung tâm thử nghiệm hợp tác công tư và đào tạo nghiên cứu).

Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội: Sinh viên đi xe bus sẽ được nhà trường đánh giá vào kết quả rèn luyện
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội: Sinh viên đi xe bus sẽ được nhà trường đánh giá vào kết quả rèn luyện

Năm học 2024 - 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội khuyến khích sinh viên tích cực sử dụng xe bus nhằm góp phần giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và rèn luyện bản thân. Sinh viên đi xe bus sẽ được nhà trường cấp minh chứng làm căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện.

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn
Giáo dục

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo UBND huyện Châu Đức khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn, bảo đảm nguyên tắc xử lý dứt điểm, không né tránh, không bao che, không đối phó.

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương
Giáo dục

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương

Ngay trên sân khấu của buổi lễ khai giảng, Trường Đại học Ngoại thương đã chuẩn bị một lẵng hoa đặc biệt với thông tin tài khoản của Ban cứu trợ Trung ương - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để lan tỏa tinh thần vì cộng đồng, chung tay giúp đỡ đồng bào chịu hậu quả nặng nề sau bão Yagi.

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.