TP. Hồ Chí Minh:

Xét xử phúc thẩm vụ tranh chấp nhà đất số 317 Trần Bình Trọng, Quận 5: Cần bảo đảm quyền lợi bên thứ 3 ngay tình

Vụ tranh chấp quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại căn nhà số 317 Trần Bình Trọng (Q.5) đã kéo dài gần 30 năm. Khi xét xử lại, Tòa án cần bảo vệ quyền lợi bên thứ ba ngay tình bởi giao dịch của họ được thực hiện sau khi bản án phúc thẩm có hiệu lực.

Mua nhà ngay tình… dính “vạ lây”

Xét xử phúc thẩm vụ tranh chấp nhà đất số 317 Trần Bình Trọng, Quận 5: Cần bảo đảm quyền lợi bên thứ 3 ngay tình -0
Căn nhà tại số 317 Trần Bình Trọng, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Quang Phương.

Theo kế hoạch, ngày 27.6, Tòa án nhân dân (TAND) cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh sẽ mở lại phiên tòa phúc thẩm (lần 2) vụ án “Tranh chấp về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Thành Công (sinh 1955) và bị đơn là bà Trịnh Tú Toàn. Vụ án đã được TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh ban hành Bản án dân sự phúc thẩm số 242/2020/DS-PT ngày 17.7.2020.

Tài sản tranh chấp trong vụ án là nhà đất số 317 Trần Bình Trọng (Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh). Chủ sở hữu ban đầu là ông Nguyễn Thành Công. Sau đó, căn nhà lần lượt được thế chấp, chuyển nhượng dưới nhiều hình thức cho nhiều cá nhân, trong đó có bà Trịnh Tú Toàn. Người nhận chuyển nhượng sau cùng và hiện đang sở hữu là ông Trương Công Minh (SN 1997, ngụ TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang).

Vụ án này có 10 người, đơn vị là người quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, trong đó có ông Trương Công Minh và căn nhà số 317 Trần Bình Trọng là tài sản bảo đảm cho khoản vay 140 tỷ mà ông Minh vay của ngân hàng khi Bản án phúc thẩm số 242/2020/DS-PT ngày 17.7.2020 có hiệu lực khoảng 2 tháng.

Xét xử phúc thẩm vụ tranh chấp nhà đất số 317 Trần Bình Trọng, Quận 5: Cần bảo đảm quyền lợi bên thứ 3 ngay tình -0
Bản án phúc thẩm từng phán quyết không chấp nhận toàn bộ nội dung khởi kiện của ông Nguyễn Thành Công. Ảnh: Quang Phương.

Theo hồ sơ vụ việc, tháng 2.1991, bà Trịnh Tú Toàn mua căn nhà trên từ ông Công. Căn nhà sau đó được bà Toàn chuyển nhượng cho Công ty TNHH TM Hải Đường (2008). Rồi Công ty Hải Đường chuyển nhượng cho ông Quách Chánh Sang (2009); ông Sang chuyển nhượng cho ông Nguyễn Hữu Đặng (2019) và ông Đặng chuyển nhượng cho ông Trương Công Minh (2020). Ông Minh là người đang sở hữu căn nhà trên.

Tuy nhiên, từ năm 1996 đến nay, ông Công đã gửi đơn khiếu nại khắp nơi, trong đó có việc kiện ra tòa yêu cầu hủy bỏ các giấy tờ nhà đất đã cấp cho bà Trịnh Tú Toàn và giao trả lại nhà cho ông.

Một vụ án nhiều phán quyết trái chiều

Xét xử phúc thẩm vụ tranh chấp nhà đất số 317 Trần Bình Trọng, Quận 5: Cần bảo đảm quyền lợi bên thứ 3 ngay tình -0
Quyết định giám đốc thẩm đang khiến ngân hàng và ông Minh (bên thứ 3 ngay tình) như ngồi trên đống lửa. Ảnh: Quang Phương.

Liên quan đến vụ án trên, TAND TP. Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm và tuyên căn nhà 317 Trần Bình Trọng là tài sản hợp pháp của ông Công. Bản án sơ thẩm bị kháng cáo, tháng 7.2020, TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh xử phúc thẩm và ban hành bản án số 242/2020/DS-PT. Bản án phúc thẩm tuyên không chấp nhận toàn bộ nội dung khởi kiện của ông Công; chấp nhận toàn bộ nội dung yêu cầu độc lập của ông Đặng (người bán nhà cho ông Minh)…

Tuy nhiên, ngày 27.4.2022, TAND tối cao ra quyết định giám đốc thẩm, hủy bản án phúc thẩm, yêu cầu xử lại phúc thẩm.

Hồ sơ vụ án còn thể hiện, ông Công từng bị Công an Quận 5 khởi tố hình sự năm 1991. Ông Công bị truy tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân. Tháng 2.1993, TAND TP. Hồ Chí Minh đã tuyên ông Công mức án 6 năm tù giam.

Xét xử phúc thẩm vụ tranh chấp nhà đất số 317 Trần Bình Trọng, Quận 5: Cần bảo đảm quyền lợi bên thứ 3 ngay tình -0
Kết quả giám định chữ ký của Phân viện Khoa học hình sự, thuộc Tổng cục cảnh sát - Bộ Công an tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Quang Phương.

Đáng chú ý, trong số các nạn nhân bị ông Công lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, có ông Hồng Tồn Tường - chủ cũ căn nhà 317 Trần Bình Trọng. Hồ sơ vụ việc thể hiện, năm 1989, ông Tường bán căn nhà trên cho ông Công với giá 35 lượng vàng. Nhưng ông Công mới trả 16,5 lượng; còn lại 18,5 lượng , ông Công hứa khi hoàn thành thủ tục giấy tờ sẽ trả nốt số vàng còn nợ. Nhưng sau đó, ông Công không trả.

Trong quá trình đòi nhà, ông Công cung cấp cho cơ quan chức năng: "Biên bản về việc xác định việc giao nhận tiền, vàng và văn tự nhượng, thụ nhượng nhà" ngày 9.1.1991, Phiếu thu ngày 22.12.1990 (thu 400 triệu đồng), Phiếu thu ngày 4.1.1991 thu 972 triệu đồng và 194 lượng vàng và Văn bản số 267/TD ngày 10.1.1991”…

Tuy nhiên, Bản kết luận giám định số 2304/C21B ngày 30.10.2000 do Phân viện Khoa học hình sự, thuộc Tổng cục cảnh sát - Bộ Công an tại TP. Hồ Chí Minh - đã kết luận chữ ký trên "Biên bản về việc… ngày 9.1.1991” và “Phiếu thu ngày 4.1.1991…” là "không phải do một người ký ra". Như vậy, có nghĩa tài liệu có dấu hiệu làm giả và giả mạo chữ ký. Chưa hết, phần lớn các tài liệu mà ông Công cung cấp (bản photo) cho tòa án, theo văn bản số 1317/CATP-PV01 ngày 14.5.2019 của Công an TP. Hồ Chí Minh, đều "không có", "không thu thập được" trong hồ sơ lưu trữ tại hệ thống hồ sơ nghiệp vụ của Công an thành phố.

Ngoài ra, theo hồ sơ vụ án hình sự trên: do sơ hở từ cán bộ nhà đất, ông Công có trong tay 3 bản chính "Giấy phép mua bán chuyển dịch nhà" số 69/GP-MB7, do Sở Nhà đất cấp ngày 4.1.1990 cho căn nhà 317 Trần Bình Trọng. Ông Công đã dùng 3 bản chính giấy phép trên thế chấp vay nợ 2 nơi: Hợp tác xã tín dụng Bưu điện và Sài Gòn Công thương Ngân hàng - Chi nhánh Tân Bình. Ông Công tiếp tục dùng bản chính thứ 3 vay tiền ở Ngân hàng Đại Nam thì bị phòng công chứng phát hiện.

Khi vay nợ tại HTXTD Bưu điện, ông Công đã thế chấp tài sản là căn nhà 317 Trần Bình Trọng. Tại "Tờ khai thế chấp tài sản" lập ngày 23.3.1990, ông Công đã ký xác nhận, xin thế chấp tài sản, với hồ sơ đính kèm là "Giấy phép mua bán, chuyển dịch nhà" số 69/GP-MB7 ngày 4.1.1990.

Trong phiên tòa phúc thẩm tới, dư luận mong mỏi HĐXX cần đưa thêm các giám định tài liệu của Bộ Công an vào hồ sơ vụ án. Đồng thời cần theo quy định Điều 133 của Bộ luật Dân sự 2015; điểm 1 Mục II. Về dân sự tại Công văn 64/TANDTC-PC ngày 3.4.2019 của TAND tối cao “Về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc về hình sự, dân sự và tố tụng hành chính”; Công văn số 02/2021/TANDTC-PC ngày 2.8.2021 “Về việc giải đáp một số thắc mắc trong xét xử”.

Từ đó, đưa ra các phán quyết công bằng, khách quan, bảo vệ được quyền lợi người thứ ba ngay tình là các tổ chức, cá nhân bị "vạ lây" trong vụ án kéo dài này.

Pháp luật

Khởi tố vụ án gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản xảy ra tại Công ty Hưng Thịnh
Tin tức

Khởi tố vụ án gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản xảy ra tại Công ty Hưng Thịnh

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố 9 bị can do khai thác khoáng sản vượt trữ lượng, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn tài nguyên và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước tại Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) .

Bộ pháp điển Việt Nam - công cụ tra cứu quy định pháp luật hữu ích cho người dân, doanh nghiệp
Pháp luật

Bộ pháp điển Việt Nam - công cụ tra cứu quy định pháp luật hữu ích cho người dân, doanh nghiệp

Với 45 chủ đề, 271 đề mục được sắp xếp khoa học, Bộ pháp điển Việt Nam vừa được Bộ Tư pháp công bố là một công trình công phu, đồ sộ nhưng lại sử dụng dễ dàng và hoàn toàn miễn phí. Đây là công cụ tra cứu, tìm kiếm các quy định pháp luật hữu ích cho người dân, doanh nghiệp.

Bộ Công an chỉ đạo xử lý dứt điểm tình trạng tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông
Pháp luật

Bộ Công an chỉ đạo xử lý dứt điểm tình trạng tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Tham vấn sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP
Pháp luật

Tham vấn sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP

Thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025 và Đề án về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 năm 2024; Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội thảo Tham vấn ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 26.4.2019 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tại TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

Tập huấn nghiệp vụ đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại tỉnh Cao Bằng
Pháp luật

Tập huấn nghiệp vụ đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại tỉnh Cao Bằng

Để hỗ trợ quán triệt, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu thực hiện nhiệm vụ này tại địa phương, trên cơ sở đề xuất của Sở Tư pháp tỉnh Cao Bằng, TS. Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp đã tham dự, trực tiếp làm báo cáo viên tại Hội nghị tập huấn do Sở Tư pháp tỉnh Cao Bằng tổ chức.

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật
Pháp luật

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật

Tại Tọa đàm "Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới" do Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh khẳng định, đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

TP. Hồ Chí Minh: Chủ sở hữu chuỗi nhà hàng Benaras sử dụng lao động người nước ngoài không đúng quy định
Pháp luật

TP. Hồ Chí Minh: Chủ sở hữu chuỗi nhà hàng Benaras sử dụng lao động người nước ngoài không đúng quy định

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh xác định, Công ty TNHH Câu lạc bộ Benaras (chủ sở hữu chuỗi nhà hàng theo phong cách Ấn Độ Benaras) đã sử dụng 7 người lao động nước ngoài không đúng nội dung được ghi trên giấy phép lao động đã được cấp.

Cán bộ, chiến sĩ hải quân tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngư dân tại thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa
Pháp luật

Gắn xây dựng pháp luật với thi hành pháp luật

Việc đổi mới cơ chế thi hành pháp luật và sự gắn kết giữa xây dựng pháp luật với thực tiễn thực thi là nhiệm vụ quan trọng của toàn hệ thống chính trị; bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực và hiệu quả.