Xếp hạng QS Châu Á 2024: Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục gia tăng uy tín tuyển dụng

Tổ chức xếp hạng Quacquarelli Symonds vừa công bố kết quả Bảng xếp hạng các trường đại học Châu Á 2024 (QS AUR 2024). Theo đó, Đại học Quốc gia Hà Nội xếp ở vị trí 187 - trong nhóm 22% các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu Châu Á.

Trong kỳ xếp hạng QS AUR 2024, tổ chức QS đã xếp hạng cho 857 cơ sở giáo dục đại học của Châu Á (trong đó có 149 cơ sở giáo dục đại học lần đầu được xếp hạng).

Kết quả xếp hạng này được dựa trên phân tích phản hồi từ hơn 2,1 triệu bầu chọn từ học giả và 617.000 bầu chọn từ nhà tuyển dụng trên toàn thế giới. Cùng với đó, QS đã phân tích từ hơn 141,6 triệu trích dẫn (trong giai đoạn 2017-2022) từ 17,6 triệu công bố khoa học (trong giai đoạn 2017-2021).

Xếp hạng QS Châu Á 2024: Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục gia tăng uy tín tuyển dụng -0
Đại học Quốc gia Hà Nội tăng lên vị trí 131 Châu Á về Uy tín tuyển dụng 

Theo kết quả QS AUR 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội có bước tiến vững chắc về Uy tín tuyển dụng khi gia tăng lên vị trí 131 của Châu Á (với mức điểm 34,2 điểm). Kết quả này phản ánh được chất lượng đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội đang ngày càng gia tăng và được đánh giá cao bởi thị trường lao động - đại diện là các nhà sử dụng lao động trong nước và quốc tế.

Ngoài gia tăng về Uy tín tuyển dụng, Đại học Quốc gia Hà Nội vẫn duy trì thế mạnh về Mạng lưới nghiên cứu quốc tế (xếp hạng 89 Châu Á - đạt 71,9 điểm) và Uy tín học thuật (xếp hạng 147 Châu Á - đạt 27,7 điểm).

Về tiêu chí và trọng số xếp hạng, QS AUR 2024 giữ nguyên phương pháp xếp hạng khi đánh giá các cơ sở giáo dục đại học theo 11 chỉ số. Cụ thể:

TT

Tiêu chí

Trọng số

1

Đánh giá của học giả

30%

2

Đánh giá của nhà tuyển dụng

20%

3

Tỷ lệ giảng viên/ sinh viên

10%

4

Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ

5%

5

Số bài báo khoa học / giảng viên

5%

6

Tỷ lệ trích dẫn/ bài báo khoa học

10%

7

Mạng lưới nghiên cứu quốc tế

10%

8

Tỷ lệ giảng viên quốc tế

2,5%

9

Tỷ lệ sinh viên quốc tế

2,5%

10

Tỷ lệ sinh viên đến trao đổi

2,5%

11

Tỷ lệ sinh viên đi trao đổi

2,5%

Trước đó, cuối tháng 10.2023, Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực - World University Ranking by Subjects 2024 (THE WUR by Subjects 2024). Đây là bảng xếp hạng các trường đại học theo 11 lĩnh vực đào tạo. Ở kỳ xếp hạng 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội nâng số lượng lĩnh vực được xếp hạng lên 8/11 lĩnh vực (tăng thêm 2 lĩnh vực so với kỳ xếp hạng 2023).

Trong bảng xếp hạng THE WUR by Subjects 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục duy trì 6 lĩnh vực đã được xếp hạng trong kỳ xếp hạng trước và gia tăng thêm 2 lĩnh vực mới được xếp hạng là Sức khỏe lâm sàng (Clinical and Health) và Giáo dục (Education). 

Lĩnh vực Giáo dục (Education) lần đầu tiên được THE đánh giá, và đạt được thứ hạng 401 - 500 thế giới, là cơ sở giáo dục đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam được xếp hạng, khẳng định vị thế của Đại học Quốc gia Hà Nội trong nghiên cứu và đào tạo lĩnh vực giáo dục. Lĩnh vực Sức khỏe và lâm sàng (Clinical and Health) cũng lần đầu tiên được THE đánh giá và có thứ hạng 601 - 800. Như vậy, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có 8/11 lĩnh vực được THE xếp hạng.

Cuối tháng 9.2023, tổ chức xếp hạng THE cũng đã công bố kết quả xếp hạng đại học thế giới 2024 (THE WUR 2024). Đây là kỳ xếp hạng có cơ sở giáo dục đại học tham gia nhiều nhất với 2.673 cơ sở giáo dục đại học từ 127 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục củng cố vị thế trong hoạt động đào tạo khi tiêu chí Giảng dạy (Teaching) ở vị trí thứ nhất Việt Nam.

Trong bảng xếp hạng QS AUR 2024, ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam có thêm 14 cơ sở giáo dục đại học khác được xếp hạng.

Các cơ sở giáo dục đại học này gồm: Trường Đại học Duy Tân; Trường Đại học Tôn Đức Thắng; Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Nguyễn Tất Thành; Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Huế; Đại học Bách Khoa Hà Nội; Trường Đại học Sư pham kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Đà Nẵng; Trường Đại học Cần Thơ; Trường Đại học Giao thông vận tải; Trường Đại học Văn Lang; Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.