Tôi nhập bọn với khoảng chục du khách, ăn vội vàng bữa trưa trước khi mặc đồ lặn, tản bộ xuống bến cảng. Chúng tôi là một nhóm hỗn hợp, chủ yếu là tân sinh viên hồi hộp đi khám phá trong chuyến sổ lồng đầu tiên, háo hức trải nghiệm bộ môn lặn lồng, và vài người đam mê động vật hoang dã. Một số người trong nhóm đã uống thuốc chống say sóng, vịnh Gansbaai sóng bạc đầu. “Bến cảng” của Gansbaai chỉ là một lèn đá hẹp, mỏm nhô cực kỳ nguy hiểm.
![]() Lặn lồng xem cá mập trắng |
Chính việc này là nguồn gốc gây ra tranh cãi: một số nói việc thả mồi, thu hút cá mập đến gần con người rồi lại không cho chúng ăn, tạo ra tình huống nguy hiểm tiềm tàng. Số khác phản bác, cho rằng việc ngắm cá mập thành công và có lợi hơn, đấu tranh chống lại ngành săn bắt cá mập tiêu diệt loài này nhanh hơn mức độ sinh sản của chúng.
Không ai trên thuyền có thể nghi ngờ tác dụng của việc thả mồi. Trong vòng vài giây, một con cá đuối gai độc lớn lao đến sục sạo quanh, và ngay lập tức, một cái vây tam giác rẽ nước đến. Ở boong trên, một thủy thủ nhận ra hình dạng vây: đó là của một con cá mập cái lớn màu trắng, dài gần bốn mét.
“Mỗi năm, chưa tới 10 người bị cá mập giết”, ông nói với tôi, “So với hơn 400 người chết bởi lò nướng bánh bằng điện”.
Lẩm nhẩm thống kê ấn tượng ấy trong tâm trí, tôi cùng ba người nữa leo thang xuống lồng đã được kéo lên, cặp bên hông thuyền. Khi lồng vừa ngập nước, gần như tức khắc, một vật lớn lướt nhanh đến. Kề ngay trước mắt. Nếu ngu ngốc, tôi có thể đưa tay ra chạm vào nó.
Một số con bơi sát lồng, nhưng cảm giác mạnh chỉ thực sự bắt đầu khi tôi đã trở lên thuyền và nhóm lặn thứ hai đang vào lồng. Lúc này, lũ cá mập trắng bu tới nhanh chóng và dày đặc. Một con cá mập trắng bất ngờ nhảy lên khỏi mặt nước, lộn xuống và đâm trúng lồng, chúi mõm vào giữa hai song sắt.
“Chúng chỉ tò mò”, một thủy thủ kêu to, “Đừng lo”. Nhưng một cô gái trong nhóm lặn này hét lên và nằng nặc đòi ra khỏi lồng, lên thuyền. Con cá mập ấy quá gần với cô, dù sự tò mò của nó có hại hay không.
Nhóm lặn thứ ba ít bất ngờ nhất, vì thời điểm hút mồi đã qua dần, lũ cá mập trắng không chú ý nữa.
Tôi tự hỏi, liệu cuộc gặp gỡ như trên có thực sự lợi ích cho lũ cá mập? Các chuyến đi chắc chắn tạo ra một cộng đồng quan tâm đến sự sống còn của cá mập (không thua kém giới tình nguyện viên khắp nơi trên thế giới tham gia hỗ trợ những cuộc khảo sát động vật hoang dã biển). Cá mập trắng có mặt rải rác các vùng biển phía nam, rất khó bảo vệ cho chúng. Một nhà quan sát cá mập đã chỉ ra: trong mắt đại chúng, các loài hiếm như hổ chẳng hạn, tệ hơn một con rắn chuông. Chắc chắn, chúng cần mọi sự giúp đỡ có thể có. Vậy, thả mồi hay không, cuộc tranh luận này là một bước đi đúng hướng.