Xây mới, thành lập mới hơn 30 trường học các cấp phục vụ năm học mới

Tại hội nghị tổng kết năm học 2022 - 2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đánh giá, Hà Nội là địa phương luôn quan tâm đầu tư phát triển giáo dục đào tạo, đạt nhiều kết quả nổi bật và có đóng góp ngày càng hiệu quả trong kết quả của giáo dục cả nước.

Đạt nhiều kết quả tích cực

Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương, năm học 2022 - 2023, quy mô giáo dục Hà Nội tiếp tục phát triển. Toàn thành phố có 2.840 trường mầm non, phổ thông với gần 2,2 triệu học sinh và gần 123.000 giáo viên. Tính đến tháng 6.2023, toàn thành phố có 72,4% số trường công lập đạt chuẩn quốc gia. Đây là năm học đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp trung học phổ thông, các trường đã thực hiện tốt theo đúng hướng dẫn, trong đó có việc tổ chức cho học sinh lựa chọn tổ hợp môn học.

Chuẩn bị cho năm học mới, Thành phố Hà Nội đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học. Ảnh: Minh Anh
Chuẩn bị cho năm học mới, thành phố Hà Nội đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học. Ảnh: Minh Anh

Năm học 2022 - 2023, dù còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Hà Nội tiếp tục duy trì chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn. Học sinh Hà Nội giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước trong các kỳ thi với 8 học sinh đạt giải quốc tế; 141 học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp trung học phổ thông. Đặc biệt, Hà Nội còn đứng đầu cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ V; 4/4 dự án thi khoa học kỹ thuật quốc gia đều đoạt giải. Đây là minh chứng rõ nét cho những nỗ lực của các nhà trường trong việc đổi mới phương pháp dạy học, gắn lý thuyết với thực hành, tăng cường rèn cho học sinh kỹ năng ứng dụng kiến thức vào thực tế và chủ động nghiên cứu khoa học.

Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục được đầu tư tốt hơn, ngành đã chủ động tham mưu UBND thành phố để có nhiều giải pháp ổn định công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp, phân tuyến hợp lý, không để xảy ra tình trạng thiếu chỗ học. Mạng lưới trường, lớp được mở rộng; cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng học tập được tăng cường đầu tư; cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin được nâng cao. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh đầu cấp và quản lý học sinh được chú trọng đẩy mạnh, tiến tới đồng bộ hóa dữ liệu, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục.

Chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng giáo dục mũi nhọn có chuyển biến mạnh mẽ và rõ nét. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được tăng cường, bảo đảm chất lượng chuyên môn và năng lực sư phạm. Công tác quản lý, kiểm tra đánh giá không ngừng được đổi mới; nề nếp và kỷ cương được duy trì. Xã hội hóa giáo dục có nhiều bước chuyển biến, huy động được các nguồn lực đầu tư, chăm lo phát triển giáo dục. Các hoạt động, phong trào thi đua được tổ chức sôi nổi, thiết thực, có ý nghĩa.

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Hà Nội cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục, đặc biệt chú trọng về "chất" trong tất cả các khía cạnh: trong dạy - học, kiểm tra - đánh giá; bảo đảm hạ tầng thiết bị, an toàn thông tin; đảm bảo dữ liệu ngành đúng, đủ, kịp thời phục vụ công tác quản lý; tăng cường kho học liệu số; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, thúc đẩy học tập suốt đời với sự hỗ trợ của công nghệ số.

Bộ trưởng đề nghị hành phố cố gắng trong công tác tuyển sinh, dứt khoát không còn cảnh phụ huynh xếp hàng nộp hồ sơ đăng ký nguyện vọng. Với thời đại công nghệ số, quản trị hiện đại, Thủ đô dẫn đầu cả nước nên không thể để tình trạng phải xếp hàng.

Sẵn sàng cho năm học mới

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội, để chuẩn bị cho khai giảng năm học mới 2023 - 2024, khối quận, huyện thị xã đã xây mới được 31 trường, 732 phòng học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em Nhân dân trên địa bàn thành phố.

Trong đó, cấp mầm non có 14 trường, tiểu học 10 trường và THCS 7 trường với tổng số 732 phòng học đáp ứng cho 27.128 chỗ học cho học sinh tương đương 756 lớp. Trong đó, công lập xây mới, thành lập mới 23 trường (11 trường mầm non, 9 trường tiểu học và 3 trường THCS) và tư thục xây mới, thành lập mới 10 trường (3 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 4 trường THCS).

Năm học mới 2023 - 2024, thành phố Hà Nội đã quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất cho các trường trực thuộc, cụ thể, thành phố đã xây mới, thành lập mới 1 trường học công lập (Trường THPT Thọ Xuân huyện Đan Phượng) với tổng mức đầu tư 110 tỷ đồng; ngoài ra, Thành phố đã bố trí vốn đầu tư xây dựng cho 8 dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo các trường trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo với tổng số vốn kế hoạch là 189.000 triệu đồng, dự kiến có 03 dự án hoành thành phục vụ năm học mới (Trường Mầm Non B, THPT Tự Lập, THPT Phúc Thọ).

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, Sở hiện đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giáo dục như mô hình trung tâm Điều hành giáo dục thông minh (IOC) phục vụ công tác quản trị, điều hành các hoạt động giáo dục trên toàn thành phố. IOC bao gồm có các chức năng xây dựng và quản lý hệ thống báo cáo thuộc phạm vi của Sở bằng công cụ hiện đại, thông minh, trực quan; Tích hợp hệ thống Hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành bằng các bảng điều khiển thông minh.

Các mô hình sẽ được triển khai trong năm học mới 2023 - 2024 là mô hình chuyển đổi số trong quản lý hồ sơ chuyên môn, học bạ số tích hợp chữ ký số cá nhân trong trường học - Phục vụ đổi mới trong quản trị trường học, quản lý chuyên môn của Giáo viên; Tiền đề để thực hiện dịch vụ công trong việc chứng thực học bạ của học học sinh.

Mô hình thư viện số trường học phục vụ triển khải chuyển đổi số trong dạy học nền tảng số hoá - Giúp các nhà trường có hệ thống thư viện điện tử, tích hợp kho học liệu số kết nối liên thông với kho dữ liệu số của ngành; Các cơ quan quản lý giáo dục có công cụ để giám sát, kiểm định thư viện trường học; Thư viện trường học có phần mềm để quản lý thư viện truyền thống.

Giải pháp quản lý khoản thu không sử dụng tiền mặt - Giúp minh bạch, hiệu quả trong thực hiện các khoản thu trong trường học, giúp các cơ quan quản lý theo dõi, giám sát, chỉ đạo hoạt động tài chính của các nhà trường.

Địa phương

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.