Xây dựng thư viện điện tử dùng chung cho các cơ sở giáo dục đại học

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vừa hoàn thành giai đoạn 1 của Dự án "Xây dựng Thư viện điện tử dùng chung cho các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam”.

Dự án khi hoàn thành sẽ là nguồn tài nguyên học tập, nghiên cứu phong phú, thông qua quyền truy cập vào thư viện điện tử dùng chung cho sinh viên, học viên, cán bộ, giảng viên của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và khoảng 600.000 sinh viên, 27.000 giảng viên từ các cơ sở giáo dục đại học khác trên cả nước.

Xây dựng thư viện điện tử dùng chung cho các cơ sở giáo dục đại học -0
Người dùng chỉ cần sử dụng các thiết bị thông minh có kết nối internet là có thể truy cập cơ sở dữ liệu của thư viện mọi lúc, mọi nơi - Nguồn: giadinh.suckhoedoisong.vn

Dự án "Xây dựng Thư viện điện tử dùng chung cho các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam” thuộc Dự án Nâng cao chất lượng giáo dục đại học (Dự án SAHEP) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2017 nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; thúc đẩy hợp tác và chia sẻ trong nghiên cứu thông qua cung cấp cơ sở dữ liệu điện tử dùng chung, hướng đến xây dựng thư viện đầu mối cho các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam.

Dự án nhằm thu hút người học, giảng viên tra cứu, sử dụng tài liệu tại thư viện trung tâm; thực hiện chuyển đổi số để nâng cao chất lượng đào tạo của giáo dục đại học. Trong đó, thư viện chung tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và mạng lưới 45 trường đại học, học viện, có đào tạo về kinh tế - quản trị kinh doanh ở Việt Nam (VNEUs) được tăng cường thiết bị, hình thành các thư viện “vệ tinh” của thư viện dùng chung.

Dự án đã xây dựng cổng thông tin điện tử dùng chung cho các trường tham gia; đầu tư phần mềm quản lý tài liệu số nội sinh, ngoại sinh và phần mềm quản lý học tập trực tuyến; đầu tư xây dựng công nghệ thông tin vận hành thư viện điện tử dùng chung ở một số trường trọng điểm cũng như tăng cường thiết bị hình thành các thư viện vệ tinh của thư viện dùng chung; triển khai đào tạo và tập huấn cho trường/học viện thành viên nội dung liên quan đến sử dụng phần mềm, truy cập dữ liệu điện tử… mua sắm cơ sở dữ liệu ngoại sinh dùng chung cho 45 trường/học viện thành viên.

Trong đó, cung cấp dịch vụ truy cập và tải dữ liệu từ bộ dữ liệu Kinh tế - Tài chính - Vĩ mô cho 36 trường thuộc khối ngành kinh tế, với số lượng tải bình quân mỗi trường là 44 lần/tháng và dung lượng tải về bình quân đạt 79,59 triệu bytes/tháng; cung cấp các cơ sở dữ liệu sách điện tử và tạp chí, điện tử cho các trường với tổng số 1.067.009 cuốn sách và 1.301.029 tạp chí.

Xây dựng thư viện điện tử dùng chung cho các cơ sở giáo dục đại học -0
Hàng chục nghìn đầu sách trong không gian thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Nguồn: giadinh.suckhoedoisong.vn

Thư viện dùng chung đã chuẩn hóa và chuyển đổi toàn bộ hệ thống cơ sở dữ liệu sang phần mềm quản lý thư viện mới, hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Trong vòng hơn một tháng, từ ngày 15.10 đến 21.11, số lượng truy cập cơ sở dữ liệu lên đến 19.000 lượt… góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu của các trường đại học.

Cùng với Dự án, “Chương trình chuyển đổi số ngành Thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 11.2.2021 trở thành bước tiến quan trọng để Việt Nam có thể xây dựng đồng loạt mạng lưới thư viện hiện đại, thay đổi môi trường và cách thức vận hành thư viện, giúp thư viện phát huy được tối đa vai trò của mình. 

Văn hóa

Lịch sử lâu đời, nền văn hóa phong phú, đa dạng là nguồn tài nguyên mang đậm bản sắc Việt Nam mà du lịch có thể khai thác
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Góc nhìn mới về tài nguyên cũ

Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định du lịch văn hóa là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa; đồng thời phấn đấu phát triển du lịch văn hóa chiếm 10 - 15% trong 8 tỷ USD tổng thu du lịch, đến năm 2030, chiếm 15 - 20% trong 40 tỷ USD tổng thu du lịch.

Một cảnh trong vở “Bản danh sách điệp viên II”
Văn hóa - Thể thao

Công diễn “Bản danh sách điệp viên II” gây quỹ hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Vào 20h tối 22.9, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Nhà hát Kịch Công an nhân dân biểu diễn vở “Bản danh sách điệp viên II”. Toàn bộ số tiền bán vé trong đêm diễn cùng sự ủng hộ của khán giả sẽ được thông qua Cục Công tác đảng và công tác chính trị gửi tới đồng bào bị thiệt hại bởi bão lũ.

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X có chủ đề "Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu" - Nguồn: BCP
Văn hóa

Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu

Thông qua Festival Hoa Đà Lạt 2024, Lâm Đồng muốn khẳng định Đà Lạt là thành phố Festival Hoa của Việt Nam, thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc của UNESCO và thành phố thuộc Nhóm 5 thành phố Festival ấn tượng của châu Á.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao thưởng cho các tác giả đoạt mức B. Nguồn: NH
Văn hóa - Thể thao

Trao tặng thưởng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, xuất bản năm 2023

Tối 19.9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023. Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng.

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…