Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ IV - 2024 thành công tốt đẹp

Ngày 15.11, tại Cung văn hóa tỉnh, UBND tỉnh Hòa Bình long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ IV, năm 2024.

Dự Đại hội có: Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr; Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long cùng đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh qua các thời kỳ; các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng Lao động; lãnh đạo UBND và cơ quan công tác dân tộc các tỉnh Thanh Hóa, Sơn La, Phú Thọ, Ninh Bình, Thái Nguyên, thành phố Hòa Bình và 250 đại biểu ưu tú đại diện cho trên 65 vạn đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

cac-dai-bieu-tham-du-dai-hoi-anh-le-thuy.jpg
Các đại biểu tham dự Đại hội. Ảnh: Đ. Hòa

Phát biểu khai mạc Đại hội, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV.2024 nhằm tổng kết, đánh giá thành tựu kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, phát triển cơ sở, xóa đói giảm đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2019 - 2024. Khẳng định và ghi nhận công lao đóng góp của đồng bào các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội cũng là dịp để tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thống nhất ý chí hành động, củng cố niềm tin của đồng bào DTTS vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

chu-tich-ubnd-tinh-bui-van-khanh-doc-dien-van-khai-mac-dai-hoi-anh-dinh-hoa.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh đọc diễn văn khai mạc Đại hội. Ảnh Đinh Hòa

Với chủ đề đại hội: “Các dân tộc đoàn kết, phát huy nội lực, tiềm năng để phát triển bền vững”, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, các vị đại biểu nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, tham gia đóng góp nhiều ý kiến xác đáng, góp phần tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc, xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Theo Báo cáo chính trị trình Đại hội, giai đoạn 2019 - 2024, tỉnh Hòa Bình đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến tích cực; kinh tế duy trì ở mức tăng trưởng khá. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 69,77 triệu đồng; văn hóa, giáo dục, đào tạo, lao động, việc làm có nhiều tiến bộ; an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được tăng cường; quốc phòng, an ninh được bảo đảm.

doan-chu-tich-lam-viec-tai-phien-chinh-thuc-dai-hoi-anh-dinh-hoa.jpg
Đoàn Chủ tịch làm việc tại phiên chính thức Đại hội. Ảnh Đinh Hòa

Đến nay, tỷ lệ giảm nghèo các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giảm từ 16,52% (năm 2021) xuống còn còn 9,8% (năm 2023), giảm bình quân mỗi năm 3,36%; có 14 xã đặc biệt khó khăn và 7 xã khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới. Cùng với đó, hệ thống kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm đầu tư cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của Nhân dân. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống, ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của đồng bào được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện đồng bộ, quyết liệt.

Tại Đại hội, các đại biểu đã tập trung thảo luận nêu bật những kết quả phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr khẳng định: Những thành tựu đạt được trong thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ III của tỉnh Hoà Bình rất đáng tự hào, là quyết tâm chính trị và sự chỉ đạo, lãnh đạo quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và sự nỗ lực, vượt khó vươn lên của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

uy-vien-du-khuyet-trung-uong-dang-thu-truong-pho-chu-nhiem-uy-ban-dan-toc-y-vinh-tor-phat-bieu-chi-dao-anh-dinh-hoa.jpg
Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr phát biểu chỉ đạo. Ảnh Đinh Hòa

Thứ trưởng đề nghị, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình cần tiếp tục khẳng định sự ghi nhận mạnh mẽ về những thành quả trong 5 năm qua về thực hiện chính sách dân tộc và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Qua đó không ngừng bồi đắp niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền và sự quan tâm của cả hệ thống chính trị để đồng bào các dân tộc thiểu số tiếp tục nỗ lực chủ động, quyết tâm phấn đấu đạt nhiều kết quả toàn diện hơn, to lớn hơn.

Đồng thời, Đại hội cần nhận định rõ các thuận lợi, tiềm năng, lợi thế cũng như các khó khăn, thách thức của địa phương vùng dân tộc thiểu số và miền núi để tiếp tục đổi mới, đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện hiệu quả, bền vững cho giai đoạn 2024 - 2029, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng gắn với các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp của Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.

bi-thu-tinh-uy-hoa-binh-nguyen-phi-long-phat-bieu-tai-dai-hoi-anh-d-hoa.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long phát biểu tại Đại hội. Ảnh: Đ. Hòa

Phát biểu tại Đại hội, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long đề nghị các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, đồng bào các dân tộc tập trung quán triệt, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò, vị trí của công tác dân tộc, tầm quan trọng của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và khu vực miền núi đối với sự phát triển toàn diện của tỉnh.

Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện một cách có hiệu quả để tạo sinh kế, nâng cao thu nhập và đời sống người dân. Tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đột phá chiến lược về công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 tại Nghị quyết số 10/NQ-CP, ngày 28.1.2022 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Đồng thời, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc; xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong vùng đồng bào dân tộc và các tầng lớp Nhân dân.

tiet-muc-van-nghe-chao-mung-dai-hoi-anh-dinh-hoa.jpg
Tiết mục văn nghệ chào mừng Đại hội. Ảnh: Đinh Hòa

Đổi mới nội dung, phương thức triển khai, thực hiện công tác dân tộc phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tổ chức thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Nhất là Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát; xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả; lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án để hỗ trợ bà con phát triển kinh tế; thu hút các dự án phát triển du lịch, chế biến nông lâm nghiệp, dự án sản xuất sử dụng nhiều lao động về nông thôn, vùng sâu, vùng cao, qua đó góp phần ổn định, nâng cao đời sống của Nhân dân.

Bí thư Tỉnh ủy cũng mong muốn, đồng bào dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh tiếp tục đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc; xây dựng quê hương, bản, làng văn hóa; đồng thời cùng nhau quan tâm đến 4 việc : “Cùng nhau tạo điều kiện để cho con em mình được đến trường, được học hành tới nơi, tới chốn. Cùng nhau giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình và trao truyền cho các thế hệ con cháu. Cùng nhau đoàn kết, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Cùng nhau giữ gìn, bảo vệ rừng”.

Trên cơ sở đồng thuận cao, Đại hội đã biểu quyết thông qua Quyết tâm tư Đại hội với 6 nhiệm vụ chính và các chỉ tiêu: Thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh bằng 1/2 bình quân chung của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số bình quân theo chuẩn nghèo giai đoạn 2026 - 2030 mỗi năm giảm 2,5%-3%; đối với các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) bình quân mỗi năm giảm từ 4 - 4,5%. Cơ bản không còn các xã, thôn, bản ĐBKK. Trên 90% số xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có đủ sơ sở hạ tầng cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân. Bố trí 100% các hộ dân tộc thiểu số đang cư trú phân tán, rải rác tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở có nơi ở ổn định, an toàn...

Tại Đại hội, Ủy ban Dân tộc đã tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát triển các dân tộc cho 3 cá nhân, tặng Bằng khen cho 1 tập thể, 5 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc. UBND tỉnh tặng bằng khen cho 13 tập thể, 30 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc giai đoạn 2019 - 2024.

thua-uy-quyen-dong-chi-nguyen-phi-long-bi-thu-tinh-uy-trao-bang-khen-cua-thu-tuong-chinh-phu-cho-ban-dan-toc-tinh-vi-co-thanh-tich-xuat-sac-trong-thuc-hien-chinh-sach-dan-toc-cong-tac-dan-toc-giai-doan-2019-2024-anh-d-hoa.jpg
Thừa uỷ quyền, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Phi Long trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Ban Dân tộc tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc giai đoạn 2019 - 2024. Ảnh: Đ. Hòa
thu-truong-pho-chu-nhiem-uy-ban-dan-toc-trao-bang-khen-cho-cac-tap-the-ca-nhan-co-thanh-tich-xuat-sac-trong-thuc-hien-cong-tac-dan-toc-va-chinh-sach-dan-toc-tai-dai-hoi-anh-d-hoa.jpg
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc tại Đại hội. Ảnh: Đ. Hòa
ui-van-khanh-chu-tich-ubnd-tinh-trao-bang-khen-cho-cac-tap-the-co-thanh-tich-xuat-sac-trong-thuc-hien-cong-tac-dan-toc-va-chinh-sach-dan-toc-giai-doan-2019-2024-anh-d-hoa.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh, trao bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc giai đoạn 2019 - 2024. Ảnh: Đ. Hòa

Địa phương

Bí thư Thành uỷ Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại 2024 thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức
Địa phương

Bí thư Thành uỷ Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại 2024 thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức

Phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam (18.11.1930-18.11.2024 thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài nhấn mạnh những thành công của Thủ đô và đất nước trong năm 2024 có được là nhờ sự tin tưởng, ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân.

 Chặng đường hơn 30 năm hình thành và phát triển Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm
Địa phương

Chặng đường hơn 30 năm hình thành và phát triển Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Trường Tiểu học dân lập (THDL) Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã không ngừng hoàn thiện, chuẩn hóa và luôn khẳng định là địa chỉ giáo dục tin cậy của các bậc phụ huynh, thế hệ học sinh. Trở thành một trong những cơ sở giáo dục dân lập điển hình, góp phần đưa ngành giáo dục và đào tạo (GDĐT) thành phố trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong toàn tỉnh.

Quang cảnh hội thảo
Trên đường phát triển

Sự kiện "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau” vẫn còn nguyên giá trị lịch sử

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc tại Cà Mau (1954 - 2024), chiều 15.11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"

Sông Đốc rộn ràng không khí chào mừng ngày truyền thống hào hùng năm xưa
Trên đường phát triển

Sông Đốc hôm nay

70 năm trước, tại Sông Đốc đã diễn ra một cuộc chia ly ngời sắc đỏ, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ, các học sinh miền Nam, cả những em bé vài tháng tuổi đã lên tàu tập kết ra Bắc với niềm tin "ra đi để trở về". 70 năm sau, Sông Đốc đã trở  thành một thị trấn sầm uất, những người ra đi năm xưa và những người ở lại đã chung tay thực hiện ước nguyện xây dựng quê hương đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như lời dạy của Bác Hồ.

Dự án chăn nuôi gà tại xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân
Trên đường phát triển

Thực hiện hiệu quả chính sách an sinh, giảm nghèo bền vững

Trong những năm qua, an sinh xã hội vẫn luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp, các ngành, địa phương của tỉnh Bắc Giang quan tâm thực hiện. Đây chính là nền tảng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội và thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Giang đối với người dân nói chung và những đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh nói riêng.

Hòa Bình: Xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số đoàn kết, đổi mới và phát triển
Địa phương

Hòa Bình: Xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số đoàn kết, đổi mới và phát triển

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự quyết tâm, nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền các cấp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kết quả thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, làm thay đổi cơ bản bộ mặt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Công ty TNHH Y tế Việt Tiến trúng 130 gói thầu tiết kiệm 0 đồng, thế chấp nhiều hợp đồng tại ngân hàng
Địa phương

Công ty TNHH Y tế Việt Tiến trúng 130 gói thầu tiết kiệm 0 đồng, thế chấp nhiều hợp đồng tại ngân hàng

Thời gian gần đây, Công ty TNHH Y tế Việt Tiến liên tục trúng hàng trăm gói thầu cung cấp vật tư, thiết bị y tế tại nhiều địa phương. Trong đó có 130 gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm 0 đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp này hiện đang phải thế chấp hàng loạt hợp đồng, tài sản tại ngân hàng để vay tiền.

Đồng bào dân tộc Dao (xã Hải Sơn, TP Móng Cái) giới thiệu nét đẹp văn hóa truyền thống đến du khách tại Lễ hội hoa sim biên giới 2024.
Văn hóa - Thể thao

Khai thác hiệu quả tiềm năng văn hóa

Trong những năm qua, bám sát định hướng trong phát triển văn hóa, con người của tỉnh, các địa phương vùng miền núi, dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn đã chủ động, từng bước khai thác hiệu quả những tiềm năng về văn hóa bản địa, bản sắc dân tộc, tạo nền tảng cho phát triển du lịch bền vững.

Một góc xã vùng cao Đại Dực (huyện Tiên Yên) nhìn từ trên cao.
Trên đường phát triển

Tiếp động lực để đồng bào các dân tộc vươn lên

Thời gian qua, các chủ trương, nghị quyết, cơ chế, chính sách liên quan đến vùng đồng bào DTTS của tỉnh Quảng Ninh đã thực sự phát huy hiệu quả, nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo ra nhiều nguồn lực, động lực giúp nâng cao đời sống người dân vùng đồng bào DTTS, nhất là tại các huyện miền núi, hải đảo.

Hiện thực hóa khát vọng trở thành quận xanh, sinh thái
Địa phương

Hiện thực hóa khát vọng trở thành quận xanh, sinh thái

Để từng bước hiện thực hóa khát vọng trở thành quận xanh, sinh thái của Thủ đô, huyện Thanh Oai cần định hình rõ mục tiêu, hình thái xuyên suốt trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, không gian, vi mô hơn là “xanh” trong công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, dịch vụ - thương mại…; bảo đảm nguồn lực và cơ chế, chính sách; bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống làng xã; đặt lên hàng đầu các tiêu chí về chất lượng môi trường…

Hà Nội: Thúc đẩy, phát triển chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực
Địa phương

Hà Nội: Thúc đẩy, phát triển chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Hà Minh Hải, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID). Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên ban hành Nghị quyết quy định Mức thu bằng "không" áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện nộp hồ sơ thực hiện các dịch vụ công theo hình thức trực tuyến.