Bài 3:

Vụ tố giác lừa đảo hàng trăm tỷ tại Bà Rịa – Vũng Tàu: Có cần định giá tài sản?

Luật sư Đào Quang Diệu, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh cho rằng, việc thẩm định giá trị đất của nhóm bà Ngô Thị Minh Phượng là không cần thiết cho việc có khởi tố vụ án hay không; bởi giá trị đất sẽ được tính, xác định từ đơn giá của hợp đồng do 2 bên ký tại thời điểm giao dịch.

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có Thông báo kết quả giải quyết nguồn tin tố giác về tội phạm (số 962A/TB-VP CQCSĐT) và Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm (số 389A/QĐ-VP CQCSĐT) vụ bà Nguyễn Thị Như Loan (ngụ TP. Hồ Chí Minh) tố giác nhóm bà Ngô Thị Minh Phượng cùng bà Nguyễn Thị Kim Liên (ngụ phường 9, TP. Vũng Tàu), bà Lê Thị Huyền Trang (ngụ phường 10, TP. Vũng Tàu), ông Phạm Văn Dũng (ngụ phường Thắng Nhất, TP. Vũng Tàu) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và trốn thuế.

Theo kết quả giải quyết tố giác về tội phạm của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về nội dung thỏa thuận chuyển nhượng 125ha đất phường Kim Dinh và phường Long Hương (TP. Bà Rịa), việc bà Phượng, bà Liên cam kết chuyển nhượng cho bà Loan 125ha đất tại TP. Bà Rịa là không có cơ sở vì thực tế diện tích đất mà bà Phượng và bà Liên có thể chuyển nhượng được chỉ khoảng 16,3ha.

Vụ tố giác lừa đảo trăm tỷ tại Bà Rịa – Vũng Tàu: Có khoảng 16,3ha đất vẫn cam kết chuyển nhượng 125ha
Khu đất đùng hoang sơ tại phường Kim Dinh, TP. Bà Rịa

Bà Loan đã chuyển cho bà Phượng, bà Liên hơn 130 tỷ đồng (trong đó 20 tỷ đồng đặt cọc; 5,05 tỷ đồng chuyển công nợ và 115 tỷ đồng chuyển theo yêu cầu của phía bà Liên, bà Phượng) để nhận chuyển nhượng đất, đồng thời đã nhận 4 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) từ bà Phượng, bà Liên nhưng chưa làm thủ tục chuyển nhượng. Đến nay hợp đồng thỏa thuận không thực hiện được.

“Để có cơ sở xác định hành vi lừa đảo chiếm đoạt số tiền trong vụ việc này Cơ quan CSĐT đã tiến hành trưng cầu định giá tài sản là các thửa đất thuộc quyền sử dụng của nhóm bà Phượng nêu trên nhưng đến nay chưa có kết quả”, thông báo kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nêu rõ.

Vụ tố giác lừa đảo hàng trăm tỷ tại Bà Rịa – Vũng Tàu: Có cần định giá tài sản?
Giấy đề nghị chuyển tiền của bà Nguyễn Thị Kim Liên gửi bà Nguyễn Thị Như Loan, trong đó bà Liên cam kết sở hữu trực tiếp 110ha đất tại phường Kim Dinh, TP. Bà Rịa
Vụ tố giác lừa đảo hàng trăm tỷ tại Bà Rịa – Vũng Tàu: Có cần định giá tài sản?
Theo hợp đồng, bà Loan chỉ thanh toán 80% của giá trị QSDĐ bàn giao từng lần

Nhìn nhận về vụ việc này, Luật sư Đào Quang Diệu, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh, cho rằng, do nhóm bà Ngô Thị Minh Phượng ký cam kết là đang sở hữu trực tiếp là 110ha đã gây lòng tin cho phía bà Loan; đồng thời yêu cầu bà Loan chuyển tiền thêm 40 tỷ đồng để ra công chứng, nhưng khi nhận tiền xong thì nhóm bà Phượng không thực hiện như cam kết đã ký.

Đồng thời, Cơ quan CSĐT cũng đã xác định bà Loan đã chuyển cho bà Phượng, bà Liên số tiền trên 130 tỷ đồng để nhận chuyển nhượng số đất trên nhưng đến nay bà Loan chỉ mới nhận được 4 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ, khoảng 10ha) từ bà Phượng, bà Liên; trong khi bà Loan đã thanh toán 80% theo hợp đồng nhưng chưa làm thủ tục chuyển nhượng và hợp đồng cũng không tiếp tục thực hiện trong thời hạn 60 ngày (chậm nhất ngày 4.6.2021).

Vụ tố giác lừa đảo trăm tỷ tại Bà Rịa – Vũng Tàu: Có cần thiết phải định giá tài sản? -0
Nhóm bà Ngô Thị Minh Phượng bị tố giác về các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và trốn thuế

“Trong trường hợp bà Loan hay Cơ quan CSĐT chứng minh được nhóm bà Ngô Thị Minh Phượng sử dụng thủ đoạn gian dối như lời nói, hình ảnh, giấy tờ giả mạo hay bằng chữ viết (thư)… thể hiện bên chuyển nhượng đã có sẵn 110ha đất như thỏa thuận, đủ điều kiện chuyển nhượng khiến bà Loan tin là có thật để giao tài sản cho nhóm bà Ngô Thị Minh Phượng chiếm đoạt, thì nhóm bà Ngô Thị Minh Phượng đã hoàn thành tội phạm và có thể bị khởi tố theo quy định pháp luật”, Luật sư Đào Quang Diệu phân tích.

Luật sư Đào Quang Diệu còn cho rằng, trong trường hợp này, tài sản mà nhóm bà Ngô Thị Minh Phượng chiếm đoạt nếu có là số tiền bà Loan đã giao, không phải là đất. Giá trị tiền bị chiếm đoạt được xem là hậu quả của hành vi phạm tội và phải được tính tại thời điểm tội phạm thực hiện hành vi chiếm đoạt.

"Do vậy, việc cần thẩm định giá trị đất của nhóm bà Phượng, bà Liên mà Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu yêu cầu là không cần thiết. Bởi, giá trị đất sẽ được tính và xác định từ đơn giá 636.600 đồng/m2 tại hợp đồng do 2 bên đã ký tại thời điểm giao dịch; đất trong trường này không phải là tài sản mà tội phạm nhắm tới để chiếm đoạt, cũng không phải đất công sản nên không tính thất thoát tài sản của nhà nước, thì việc định giá là không cần thiết", Luật sư Đào Quang Diệu khẳng định.

Cần xem xét hành vi từ chối cung cấp tài liệu

Vụ tố giác lừa đảo hàng trăm tỷ tại Bà Rịa – Vũng Tàu: Có cần định giá tài sản? -0
Công ty Hoa Anh Đào đặt trụ sở tại địa chỉ 115 Nguyễn Thái Học, Phường 7, TP. Vũng Tàu

Đối với nội dung tố cáo của bà Loan về việc Công ty Hoa Anh Đào có hành vi trốn thuế liên quan đến việc bán các sản phẩm (QSDĐ) thuộc dự án Oceanami, theo nội dung văn bản thông báo kết quả giải quyết nguồn tin tội phạm kể trên thì Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều văn bản yêu cầu Công ty Hoa Anh Đào cung cấp các tài liệu liên quan (danh sách các QSDĐ đã bán cho khách hàng, hợp đồng mua bán, hóa đơn, chứng từ, phiếu thu, tổng số tiền đã thu từ việc bán các sản phẩm là QSDĐ cho khách hàng) làm cơ sở kết luận. 

Tuy nhiên đến nay đã hơn 4 tháng nhưng Công ty Hoa Anh Đào chưa cung cấp đủ tài liệu. Hiện, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục làm rõ.

Vụ tố giác lừa đảo trăm tỷ tại Bà Rịa – Vũng Tàu: Chỉ có 16,3ha đất vẫn cam kết chuyển nhượng 125ha
Công ty Hoa Anh Đào bị tố cầm cố 20 sổ hồng của dự án Oceanami dù đã bán và bàn giao nhà cho khách sử dụng từ 2017

Về vấn đề này, luật sư Đào Quang Diệu nhận định, căn cứ tại Điều 383 BLHS năm 2015 được sửa đổi bổ sung bởi điểm i, khoản 3, Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự quy định tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc tội từ chối cung cấp tài liệu, vậy khi Cơ quan CSĐT nhiều lần có yêu cầu Công ty Hoa Anh Đào hoặc người đại diện pháp luật Công ty cung cấp tài liệu, chứng từ liên quan nhưng cá nhân có trách nhiệm hay Công ty Hoa Anh Đào cố tình không cung cấp như yêu cầu và nếu có căn cứ thì Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu có quyền xem xét khởi tố thêm tội từ chối cung cấp tài liệu.

Liên quan đến vụ việc này, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã có Văn bản số 230/VKSTC-V3, Cục Cảnh sát Hình sự có văn bản số 158/TB-C02-P3, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã có văn bản số 39/TB-CSKT-P2, Thanh Tra Bộ Công An đã có văn bản số 3923TB-X05-P6 thông báo cho bà Loan biết việc các cơ quan này đã chuyển đơn của bà đến Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

*Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục giám sát, thông tin kết quả thực thi pháp luật trong vụ việc trên đến bạn đọc và cử tri cả nước

Pháp luật

Tuyên truyền bằng loa di động có tác dụng trực tiếp, thiết thực, dễ nghe, dễ hiểu. Ảnh: ITN
Pháp luật

Tiền Giang: Phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn

Với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, các mô hình hiệu quả tại tỉnh Tiền Giang đã góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội.

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn
Pháp luật

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn

Thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Quốc phòng đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, sát thực tiễn Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, người lao động về vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng, quản lý, khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật trong toàn quân.

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân
Tin tức

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân

Theo Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực quản lý, Sở đã tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật và xây dựng một xã hội văn minh.