TP. Hồ Chí Minh:

Vụ nữ hiệu trưởng gần 30 năm gắn bó với nghề kêu cứu: Xử lý thế nào?

Nữ hiệu trưởng gần 30 năm gắn bó với nghề tại quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh bị giáng chức xuống làm giáo viên dạy mỹ thuật, hiện nữ giáo viên này đang chấp hành quyết định của cấp trên, đồng thời có đơn khiếu nại gửi đến cơ quan chức năng mong làm sáng tỏ. 

TP. Hồ Chí Minh: Nữ hiệu trưởng gần 30 năm gắn bó với nghề bất ngờ bị giáng chức làm giáo viên
Trường Tiểu học Kim Đồng, quận Bình Tân

Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung - nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng (quận Bình Tân) đã có đơn khiếu nại gửi tới Chủ tịch UBND quận Bình Tân đề nghị huỷ bỏ Quyết định số 395/QĐ-UBND ngày 30.1.2024 của UBND quận Bình Tân về việc miễn nhiệm chức vụ Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng đối với bà. Đồng thời khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp cho bà.

Hiện bà Nhung vẫn chấp hành các quyết định của cấp trên và đang thực hiện nhiệm vụ là một giáo viên mỹ thuật tại Trường Tiểu học Tân Tạo. Tuy nhiên, bà Nhung cho rằng Quyết định số 395/QĐ-UBND của UBND quận Bình Tân thiếu cơ sở pháp lý, không khách quan, không công tâm gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà.

TP. Hồ Chí Minh: Nữ hiệu trưởng gần 30 năm gắn bó với nghề bất ngờ bị giáng chức làm giáo viên
Quyết định miễn nhiệm chức vụ Hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Đồng đối với bà Nhung

Theo bà Nhung, trước khi nhận quyết định miễn nhiệm, lãnh đạo UBND quận Bình Tân, Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã nhiều lần mời bà họp và yêu cầu bà phải tự làm đơn xin xuống làm phó hiệu trưởng của một trường khác nếu không sẽ cho xuống làm giáo viên. Tuy nhiên, bà Nhung cho rằng mình đã bị kỷ luật cảnh cáo nhưng không đến mức bị miễn nhiệm, giáng chức. Bà cũng nghiêm túc rút kinh nghiệm, chăm lo quản lý trường tốt hơn.

"Tôi rất bất ngờ khi bị miễn nhiệm xuống làm giáo viên mà không rõ lý do, không lấy phiếu tín nhiệm từ tập thể nhà trường hay phiếu miễn nhiệm từ hội đồng trường. Ngày 30.1, lãnh đạo quận Bình Tân, Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo đến trường làm việc, tôi vẫn nghĩ đây là buổi làm việc để lấy phiếu tín nhiệm nhưng không ngờ đó là buổi công bố quyết định miễn nhiệm và điều chuyển. Tôi tâm huyết phấn đấu gần 30 năm trong ngành giáo dục, làm tất cả vì muốn trường tốt hơn chứ không vì vụ lợi cá nhân. Tôi cũng không vi phạm về tài chính. Việc miễn nhiệm không rõ lý do rõ ràng tác động tiêu cực đến tinh thần của tôi”, bà Nhung chia sẻ.

Trong đơn, bà Nhung trình bày một số sai phạm tại Trường Tiểu học Kim Đồng do lỗi khách quan, nhiều vấn đề chưa được làm rõ nhưng đã ban hành quyết định kỷ luật. Các quyết định miễn nhiệm, điều chuyển được trao và yêu cầu bà thực hiện bàn giao công việc ngay trong ngày 30.1. Việc yêu cầu bà phải bàn giao hồ sơ ngay trong ngày nhận quyết định miễn nhiệm là không hợp lý. Bà không thể bàn giao đầy đủ và kịp thời vì có rất nhiều hồ sơ của một ngôi trường có 81 lớp, với 3.367 học sinh và 150 cán bộ, giáo viên, nhân viên.

“Hiện còn nhiều hồ sơ, đồ đạc của tôi vẫn còn để ở Trường Tiểu học Kim Đồng nhưng khi đến lấy thì bị bảo vệ ngăn cản không cho vào. Đây là sự cản trở quyền cá nhân của tôi, vì tôi không vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến mức phải có người giám sát khi vào trường, nơi mình từng công tác”, bà Nhung viết trong đơn.

Bà Nhung cũng bức xúc trước việc quyết định kỷ luật bà xuất hiện trên các trang mạng trước khi được trao cho bà. Bà đã yêu cầu Uỷ ban Kiểm tra Quận uỷ Bình Tân làm rõ việc này nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin phản hồi.

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Chủ tịch UBND quận Bình Tân Nguyễn Minh Nhựt cho biết: “UBND quận đã nhận được đơn khiếu nại của bà Nhung và đang xử lý để trả lời”.

TP. Hồ Chí Minh: Nữ hiệu trưởng gần 30 năm gắn bó với nghề bất ngờ bị giáng chức làm giáo viên
Một phần đơn khiếu nại của bà Nhung

Trước đó, Báo Đại biểu Nhân dân phản ánh, ngày 7.4.2023, Đoàn kiểm tra liên ngành quận Bình Tân có Báo cáo kết quả xác định trách nhiệm các cá nhân liên quan tới sai sót, hạn chế xảy ra tại Trường Tiểu học Kim Đồng.

Bà Nhung bị xác định với tư cách là người đứng đầu, phụ trách chung tất cả các mặt công tác của đơn vị nhưng đã thiếu trách nhiệm, thiếu kiểm tra trong công tác chỉ đạo, quản lý để xảy ra các sai sót, hạn chế trong công tác triển khai đánh giá xếp loại viên chức; Việc công khai tài chính, các khoản thu từ việc cho thuê cơ sở vật chất thực hiện chưa đảm bảo theo quy định; Việc tự ý cho phép tháo dỡ, cải tạo xây dựng mới công trình chưa xin phép cơ quan có thẩm quyền; Việc triển khai công tác kiểm tra cuối năm học 2021-2022 thực hiện chưa đảm bảo quy định; Chưa quy định cụ thể quy trình chấm kiểm tra giữa các giám khảo được phân công dẫn đến trường hợp một số bài kiểm tra bị tác động...

Sau khi bị kết luận có nhiều sai sót, bà Nhung đã có đơn kêu cứu vì cho rằng nhiều vấn đề bà đã thực hiện đúng quy định và thực hiện theo người tiền nhiệm. Một số vấn đề có sai sót nhưng không nghiêm trọng và không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Do đó, bà Nhung mong được xem xét kết luận một cách công bằng, khách quan. 

Ngày 6.7.2023, UBND quận Bình Tân có văn bản số 2825/UBND gửi Báo Đại biểu Nhân dân thông tin, làm rõ một số nội dung về việc xác định trách nhiệm cá nhân của bà Nhung liên quan tới những sai sót, hạn chế trong chỉ đạo, quản lý. UBND quận Bình Tân cho biết sẽ cân nhắc, xem xét thấu đáo, khách quan, giải quyết vụ việc có tình có lý trên cơ sở các quy định của pháp luật.

* Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục giám sát, thông tin quá trình giải quyết vụ việc trên đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học khối công - tư”
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học khối công - tư”

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, Đảng và Nhà nước ta coi việc phát triển khối các cơ sở giáo dục ĐH công và và khối các cơ sở giáo dục ĐH ngoài công lập là bình đẳng. Chính sách và cơ chế quản lý hai khối này đang theo hướng tới tập trung vào quản lý chất lượng kết hợp với kiểm tra, giám sát, gia tăng tự chủ, tự giải trình và tự chịu trách nhiệm xã hội.

Những vấn đề giáo dục nóng tuần đầu tháng 11
Giáo dục

Những vấn đề giáo dục nóng tuần đầu tháng 11

Quốc hội tiếp tục góp ý, thảo luận về Dự thảo Luật Nhà giáo; Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025; Công bố 615 tân giáo sư, phó giáo sư năm 2024; Phụ huynh, học sinh lo lắng về bỏ cộng điểm thi nghề là những thông tin giáo dục nổi bật tuần qua.

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục

Theo GS.TS Thái Văn Thành, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, việc giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đáng ra phải được tiến hành sớm hơn thì sẽ khắc phục được những tồn tại, bất cập và điểm nghẽn lâu nay trong ngành Giáo dục.

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục
Giáo dục

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục

Nằm trong danh sách những cuốn sách hay nhất năm 2024 (tính đến thời điểm này) trên Amazon, “Nền giáo dục mới can đảm” là cuốn sách đầu tiên về cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục, cùng những tác động của nó đối với việc nuôi dạy con cái và cách chúng ta có thể tận dụng sức mạnh này vì những điều tốt đẹp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo
Quốc hội và Cử tri

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo

Ủng hộ việc ban hành Luật Nhà giáo, tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, các nguyên tắc quản lý phát triển nhà giáo trong dự thảo Luật chưa phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo, do đó, cần rà soát các nội dung này. Trong thiết kế chính sách, đại biểu cũng đề nghị lưu ý bảo đảm nguyên tắc quản lý gián tiếp, không để bất cứ cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp xuống giáo viên mà phải thông qua cơ quan trung gian đó là nhà trường, ai chịu trách nhiệm phát triển nhà trường thì người đó mới chịu trách nhiệm phát triển nhà giáo.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Giáo dục

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Ngày 9.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý - Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn Bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên cốt cán, thành viên của các Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống ma tuý” và Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma tuý” các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra giám sát để nâng chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra giám sát để nâng chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong tổ chức bữa ăn bán trú. Đây cũng là kênh hữu ích để nâng cao hơn nữa công tác kiểm tra giám sát, nâng cao hơn nữa chất lượng tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh, chăm sóc sức khỏe học sinh.

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An nhìn nhận, việc Bộ GD-ĐT không được quản lý chung về vấn đề biên chế, không được chủ động tuyển giáo viên, phải chờ phân bổ chỉ tiêu từ Bộ Nội vụ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không phù hợp với điều kiện thực tiễn. Điều này dẫn đến tình trạng có nơi thừa, có nơi thiếu giáo viên; thậm chí ngay trong một trường cũng có tình trạng bộ môn này thừa giáo viên nhưng bộ môn kia lại thiếu.

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá hướng tới quy mô đào tạo 2.000 sinh viên
Giáo dục

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá hướng tới quy mô đào tạo 2.000 sinh viên

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa vừa tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (2014 - 2024). Mục tiêu của Phân hiệu đang hướng tới đạt quy mô đào tạo 2.000 học viên và sinh viên, với ít nhất 5 ngành đại học, đáp ứng đủ điều kiện trở thành một trường đại học thuộc Đại học Y Hà Nội trong tương lai.

Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục

Chủ động phát triển đội ngũ nhà giáo chất lượng

Theo chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ngày mai (9.11), dự án Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Gần 20 năm ấp ủ, hơn 1 năm xây dựng, dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.