Vụ học sinh nghi ngộ độc sau chuyến dã ngoại: Toàn bộ bệnh nhi tại bệnh viện Bạch Mai đã xuất viện

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, tới cuối giờ chiều 29.3, toàn bộ bệnh nhi của Trường Tiểu học Kim Giang trong vụ nghi ngộ độc thực phẩm điều trị tại đơn vị này đã được cho xuất viện.

Các học sinh đều có sức khỏe ổn định, kết quả kiểm tra, xét nghiệm lại không phát hiện bất thường.

Trước đó, chiều 28.3, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận tổng số 38 bệnh nhi là học sinh lớp 2 Trường tiểu học Kim Giang. Các học sinh vào viện trong tình trạng: nôn nhiều, đau bụng, mệt, một số có tiêu chảy, sốt. Tất cả 38 bệnh nhi đều có tình trạng mất nước, 70% có rối loạn điện giải các mức độ.

Toàn bộ bệnh nhi điều trị tại BV Bạch Mai trong vụ nghi ngộ độc sau chuyến dã ngoại đã xuất viện -0
Thời điểm ra viện, các bệnh nhi đều có sức khỏe ổn định (Ảnh: Mai Thanh)

Nhận định đây có thể là vụ ngộ độc tập thể, Giám đốc Bệnh viện - PGS.TS. Đào Xuân Cơ đã lập tức chỉ đạo toàn viện khởi động hệ thống cấp cứu chống thảm họa. Dù đã cuối giờ, nhưng toàn bộ các lực lượng trực chỉ huy được huy động để chung tay cùng Trung tâm Nhi khoa cấp cứu cho các bệnh nhi.

Trung tâm Chống độc, Khoa Dược, Khoa xét nghiệm Vi sinh, Khoa Hóa sinh, Phòng Hành chính quản trị, Phòng Vật tư trang thiết bị y tế, Đội bảo vệ Công lực, phòng điều dưỡng trưởng và một số nhân viên tham gia trực ở các vị trí khác trong bệnh viện đều được huy động để tổ chức tiếp nhận cấp cứu. Hệ thống giường bệnh, cọc truyền, dịch truyền, máy truyền dịch... lập tức được chuyển đến Trung tâm Nhi khoa. Khu đón tiếp tại sảnh Trung tâm Nhi khoa được dọn dẹp để sắp xếp thành khu điều trị dã chiến.

Dưới sự điều hành và thăm khám trực tiếp của TS.BS Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa cùng TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ, điều dưỡng của Trung tâm đã tiến hành cấp cứu nhanh chóng, kịp thời cho toàn bộ số bệnh nhi được chuyển đến.

Với chẩn đoán mất nước, một số có rối loạn điện giải... tùy mức độ của từng bệnh nhi, các bác sĩ đã có chỉ định bù dịch kịp thời và theo dõi ngộ độc thực phẩm.

Đến 21h cùng ngày, tất cả các bệnh nhi đã ổn định về mặt huyết động, điện giải, tình trạng nôn giảm. Tuy nhiên, một số bệnh nhi có hiện tượng tiêu chảy nhiều hơn, một số cháu có xuất hiện sốt. Các bác sĩ của Trung tâm Nhi khoa đã điều trị, đánh giá lại bệnh nhân và cho về trong đêm 10 trường hợp.

Sáng sớm 29.3, thêm 5 trường hợp xuất viện trong tình trạng ổn định. Đến 8h ngày 29.3, Trung tâm còn điều trị 23 trường hợp, tất cả đều hết nôn, không mất nước, ăn uống được và mọi hoạt động của các cháu đã ổn định. 10h ngày 29.3, thêm 18 trường hợp được ra viện. Đến cuối giờ chiều, 5 trường hợp cuối cùng còn theo dõi tại Trung tâm cũng đã được cho ra viện.

Toàn bộ bệnh nhi điều trị tại BV Bạch Mai trong vụ nghi ngộ độc sau chuyến dã ngoại đã xuất viện -0
Nhân viên y tế dặn dò phụ huynh các bệnh nhi trước khi xuất viện (Ảnh: Mai Thanh)

Được biết, Bệnh viện Bạch Mai đã chuyển mẫu để xác định nguyên nhân dẫn đến việc tiêu chảy và nôn hàng loạt của các bệnh nhi. Theo chẩn đoán ban đầu, nguyên nhân có thể do ngộ độc thực phẩm.

Dưới góc độ chuyên môn Nhi khoa, TS.BS Nguyễn Thành Nam khuyến cáo cha mẹ nên nhắc nhở các con thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín, uống sôi; rửa tay sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc các bề mặt và trước khi ăn.

Trường hợp các cháu xuất hiện nôn, tiêu chảy kèm sốt không rõ nguyên nhân, nên đưa trẻ đến viện sớm để được thăm khám và điều trị kịp thời; tránh việc mất nước nhiều, gây rối loạn điện giải. Trường hợp mất điện giải nhiều nếu không được sơ cứu kịp thời có thể có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.

Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen
Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen

Theo thông báo từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đưa ra mới đây, 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) của công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TP.Hồ Chí Minh được đề nghị tạm dừng lưu thông và sử dụng do vi phạm quy định về ghi nhãn.

Bộ Y tế họp khẩn trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi
Sức khỏe

40/53 tỉnh, thành phố hoàn thành tỷ lệ tiêm vaccine trên 95%

Đó là thông tin Bộ Y tế cập nhật về tình hình thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Kết quả trên cũng cho thấy Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng trên.

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?
Sức khỏe

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi chưa bị sởi lần nào hoặc chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công. Vì vậy, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.