Vụ học sinh đóng gần 3 triệu đồng đi học tập trải nghiệm: Sở GD-ĐT nói gì?

Một số phụ huynh lớp 12 tại Trường THPT Lê Hồng Phong (Hồng Bàng, Hải Phòng) bày tỏ không đồng tình khi phải đóng gần 3 triệu đồng cho con đi học tập trải nghiệm. Theo các phụ huynh, kinh phí cho chuyến đi là khoản tiền cao so với thu nhập của những hộ gia đình có kinh tế khó khăn.

Những ngày vừa qua, một số phụ huynh chia sẻ trên mạng xã hội Facebook, bày tỏ sự bức xúc khi giáo viên chủ nhiệm của một lớp 12 tại Trường THPT Lê Hồng Phong (Hải Phòng) thông báo số tiền phải đóng gồm: tiền học trong tháng 2 là 872.000 đồng và tiền đi dâng hương, học tập trải nghiệm là 2.830.000 đồng.

Tổng số tiền phải nộp là hơn 3.700.000 đồng, phụ huynh đóng cho con đến ngày 9.3.2024 để giáo viên chủ nhiệm nộp về trường.

Theo phụ huynh, nhà trường tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh hơi nhiều vì đầu năm học đã tổ chức hoạt động ngoại khoá (đi Hạ Long, Quảng Ninh trong 2 ngày 1 đêm) với số tiền hơn 2 triệu đồng mỗi em. Tới nay, nhà trường lại tổ chức cho học sinh đi dâng hương, trải nghiệm với số tiền gần 3 triệu đồng. Con số này thực sự là một gánh nặng với nhiều gia đình.

Phụ huynh cũng chia sẻ băn khoăn, chương trình học tập trải nghiệm được tổ chức vào khoảng cuối tháng 3, là thời điểm các cháu lớp 12 tập trung ôn thi tốt nghiệp THPT và hoàn thiện các điều kiện để thi tuyển đại học. Trong khi đó, chương trình dài 3 ngày 2 đêm. Kinh phí cho chuyến đi lại là khoản tiền cao so với thu nhập của những hộ gia đình có kinh tế khó khăn.

Dưới những bài viết này, nhiều phụ huynh khác cũng bày tỏ ý kiến không đồng tình với chương trình học tập trải nghiệm tại Trường THPT Lê Hồng Phong.

Vụ học sinh đóng gần 3 triệu đồng đi học tập trải nghiệm: Sở GD-ĐT nói gì? -0
Trường THPT Lê Hồng Phong (Hồng Bàng, Hải Phòng)

Thông tin về vụ việc trên, Sở GD-ĐT Hải Phòng cho biết theo quy định, hoạt động trải nghiệm của học sinh lớp 12 năm học 2023-2024 nằm trong chương trình Giáo dục phổ thông 2006, nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, do giáo viên chủ nhiệm dạy. Bên cạnh đó, nhà trường có tiết hoạt động tập thể để tổ chức toàn khối tham gia.

Các nhà trường vận dụng tiết học đó để tổ chức các hoạt động tập thể, trải nghiệm. Khi vận dụng, đơn vị trường học nếu được cha mẹ học sinh đồng thuận, phối hợp sẽ tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường; nếu không thì tổ chức hoạt động đó trong nhà trường.

Sở GD-ĐT Hải Phòng chỉ đồng ý cho các đơn vị trường học tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh lớp 12 năm học 2023-2024 ngoài nhà trường, khi đơn vị đảm bảo được sự đồng thuận, phối hợp của cha mẹ học sinh, với kinh phí đóng góp phù hợp sức dân.

Cũng theo Sở GD-ĐT Hải Phòng, hiện tại, Trường THPT Lê Hồng Phong đã triển khai chủ trương tổ chức chương trình trải nghiệm, có phương án riêng cho các học sinh có điều kiện, hoặc không có điều kiện tham gia. Dù ở phương án nào, yêu cầu kiến thức sau khi kết thúc hoạt động vẫn được đảm bảo.

Tuy nhiên, do vẫn có dư luận về vấn đề kinh phí đóng góp khi trường tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 12 ngoài trường, nhà trường sẽ tiếp tục xin ý kiến cha mẹ học sinh, nếu tiếp tục không nhận được sự đồng thuận, sẽ thông tin rộng rãi cho cha mẹ học sinh. Đồng thời, báo cáo Sở GD-ĐT để dừng hoạt động trải nghiệm ngoài trường theo kế hoạch, chuyển hình thức trải nghiệm trong trường.

Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.