Vụ 56 học sinh nghi ngộ độc sau chuyến dã ngoại: Tìm ra nguyên nhân ban đầu

Ngày 30.3, Sở Y tế Hà Nội cho biết đã tìm ra nguyên nhân ban đầu khiến hàng loạt học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (quận Thanh Xuân, Hà Nội) nhập viện sau chuyến dã ngoại.

Theo đó, nguyên nhân ban đầu của vụ việc được xác định là do vi khuẩn tụ cầu vàng, nhiễm vào thịt gà trong suất ăn của các học sinh. Cơ quan chức năng đang tiếp tục rà soát rõ việc vi khuẩn tụ cầu vàng đã nhiễm vào thịt gà trong khâu vận chuyển hay trong quá trình chế biến. Từ đó, chấn chỉnh không để xảy ra sự cố mất an toàn thực phẩm như trên.

Vi khuẩn tụ cầu vàng, còn được gọi là Staphylococcus aureus, là một loại vi khuẩn gram dương, tồn tại phổ biến trong môi trường sống của con người, đặc biệt là trên da và mũi. Nó cũng có thể gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau, từ những bệnh nhẹ như viêm da đỏ, mụn trứng cá cho đến những bệnh nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, viêm phổi và viêm màng não.

Tụ cầu vàng kháng lại nhiều loại kháng sinh thông dụng, đặc biệt kháng lại kháng sinh methicilin.

Những thực phẩm dễ bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng nhất là trứng, thịt gia súc, gia cầm (gà), cá ngừ, salad, khoai tây, các loại bánh nướng có kem và các sản phẩm từ sữa... Thời gian ủ bệnh khi ăn phải thức ăn có tụ cầu vàng ất ngắn, khoảng từ 1-6 giờ, trung bình là 3 giờ.

Độc tố của vi khuẩn tụ cầu vàng khá bền với nhiệt: nhiệt độ 100 độ C trong 15 phút chưa bị phá hủy. Vì vậy, ở thức ăn nấu chín, dù vi khuẩn tụ cầu vàng chết hết nhưng độc tố vẫn tồn tại. Muốn khử hoàn toàn độc tố tụ cầu vàng, phải đun sôi liên tục ít nhất 2 giờ.

Tìm ra nguyên nhân ban đầu khiến hàng loạt học sinh Trường Tiểu học Kim Giang nhập viện -0
Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai - nơi tiếp nhận điều trị 38 học sinh trong vụ việc

Trước đó, sáng 28.3, Trường Tiểu học Kim Giang tổ chức cho học sinh khối 1 và khối 2 đi học tập ngoại khóa tại khu trang trại Cánh buồm xanh (huyện Gia Lâm, Hà Nội) với tổng số 915 học sinh (trong đó khối 1 có 411 em, khối 2 có 504 em).

Đồ ăn trưa cho học sinh được nấu tại trường và vận chuyển đến địa điểm trải nghiệm. Món ăn gồm: Cơm rang, gà phi lê chiên xù, khoai tây chiên, canh chua nấu thịt, bánh Oreo Kinh Đô. Thời gian ăn trưa lúc 11h. Trong quá trình đi trải nghiệm, học sinh có mang theo đồ ăn vặt, nước uống từ nhà đi và sử dụng nước uống đóng chai 19L của trang trại Cánh Buồm Xanh.

Học sinh kết thúc chuyến dã ngoại, về đến trường khoảng 14h30’ chiều cùng ngày. Khi về đến trường, có 56 học sinh biểu hiện đau bụng, buồn nôn. Đến 16h, có 50 học sinh vào các bệnh viện: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đống Đa, Bệnh viện Xây dựng thăm khám. 6 cháu còn lại được theo dõi tại trường vì biểu hiện nhẹ.

Tất cả học sinh có biểu hiện ngộ độc đều là học sinh khối 2, tập trung ở 4 lớp: 2A1, 2A2, 2A4 và 2A6. Khối 1 không phát hiện học sinh có tình trạng trên.

Theo cập nhật mới nhất, tới nay, phần lớn trẻ đã được xuất viện, chỉ còn 4 bệnh nhi đang được theo dõi tại Bệnh viện Xây dựng và 2 bệnh nhi tại Bệnh viện Đống Đa. Ngày 29.3, bà Nguyễn Thị Ngân Bình, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Giang đã gửi lời xin lỗi và nhận trách nhiệm với phụ huynh khi đã để xảy ra sự việc nói trên.

Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen
Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen

Theo thông báo từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đưa ra mới đây, 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) của công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TP.Hồ Chí Minh được đề nghị tạm dừng lưu thông và sử dụng do vi phạm quy định về ghi nhãn.

Bộ Y tế họp khẩn trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi
Sức khỏe

40/53 tỉnh, thành phố hoàn thành tỷ lệ tiêm vaccine trên 95%

Đó là thông tin Bộ Y tế cập nhật về tình hình thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Kết quả trên cũng cho thấy Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng trên.

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?
Sức khỏe

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi chưa bị sởi lần nào hoặc chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công. Vì vậy, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.