Bí mật giày cao gót

God Save My Shoes, bộ phim tài liệu của Julie Benasra đã khám phá mối quan hệ mật thiết và phức tạp giữa phụ nữ và giày cao gót thông qua lăng kính lịch sử, xã hội và giới tính. Bộ phim đã phỏng vấn các nhà nghiên cứu lịch sử thời trang, nhà thiết kế hàng đầu và những khách hàng đặc biệt của họ, để tái hiện quá trình giày cao gót trở thành hiện tượng thời trang như hiện nay.

Áp phích phim Chúa cứu vớt đôi giày của tôi
Áp phích phim Chúa cứu vớt đôi giày của tôi
Phụ nữ hiện nay coi giày cao gót là một phụ kiện thời trang để thể hiện nữ tính. Nhưng giày cao gót đã là nỗi ám ảnh của phụ nữ từ thế kỷ XV, khi các cô gái điếm hạng sang ở Venice biến chúng trở thành thời trang. Nam giới có thể băn khoăn tại sao phụ nữ đánh đổi sự thoải mái để đi những đôi giày cao gót kỳ quặc mà cánh mày râu thường không để ý. Nhưng điều đó cũng chả cản được phụ nữ vẫn dí mắt vào các cửa hàng giày.
Tưởng là kỳ quặc mà lại được chuộng
Tưởng là kỳ quặc mà lại được chuộng
Trong số những người “nghiện giày” xuất hiện trong bộ phim God Save My Shoes (tạm dịch: Chúa cứu vớt đôi giày của tôi), đáng chú ý nhất là Beth Shak, một người chơi bài poke chuyên nghiệp. Cô nói cô có tới 1.200 đôi giày cao gót, trong đó 300 đôi cô chưa từng xỏ chân vào. “Tôi không bao giờ đi những đôi giày đó bởi chúng không thoải mái. Nhưng tôi mua vì chúng đẹp đến nỗi tôi muốn sở hữu” - Shak nói. Ca sỹ Kelly Rowland cũng là một người yêu giày cao gót. Cô ví mua giày cao gót giống như sưu tập các tác phẩm của danh họa Rembrandt. “Giày (cao gót) cũng giống như tác phẩm nghệ thuật. Khi mua giày, tôi chắc chắn mình đang mua một tác phẩm nghệ thuật”.
Thời trang không thể thiếu
Thời trang không thể thiếu
Phụ nữ mua giày cao gót ít nhiều đều vì thích. Báo cáo của công ty nghiên cứu Capgemini năm 2008 cho thấy, sau khi phát hành bộ phim Sex and the City, doanh số bán giày nữ trực tuyến tại Anh tăng tới 17%. Tất nhiên, điều quan trọng nhất là đi giày cao gót làm cho phụ nữ trông cao hơn, thanh mảnh hơn và quyến rũ hơn. Giày cao gót lúc nào cũng là món thời trang thời thượng đối với phụ nữ. Elizabeth Semmelhack, giám tuyển tại Bảo tàng Giày Bata, Toronto cho biết: “Ở phương Tây, giày dép biểu hiện cho vị thế. Giày cao gót xuất hiện cùng váy kiểu phương Tây vào cuối thế kỷ XVI và được cả phụ nữ cũng như cánh mày râu sử dụng cho đến tận những năm 1970 khi nam giới bỏ rơi giày cao gót và nó trở thành thời trang độc quyền của phụ nữ”.

Đến thế kỷ XX, đặc biệt sau Thế chiến II, giày cao gót phát triển cả về hình dáng và kích cỡ, trở thành biểu tượng của nữ tính và sự quyến rũ. Theo nhà thiết kế giày Christian Louboutin, “hình dáng bàn chân khi phụ nữ đi giày cao gót giống như hình dáng của đôi chân khi họ cảm thấy cực khoái”. Valerie Steele, giám tuyển tại Bảo tàng Học viện công nghệ thời trang, New York cũng cho rằng có mối quan hệ giữa giày cao gót và sex. Nhưng giày cao gót còn hơn cả biểu hiện của tình dục. “Mỗi đôi giày cho tôi một trạng thái khác, biến tôi trở thành một con người khác, một nhân vật khác”, nữ doanh nhân Janet Berardi chia sẻ. Fergie, ban nhạc Black Eyed Peas khẳng định: “Đôi giày sẽ nói lên bạn là ai. Nó sẽ kể câu chuyện về bạn”. Fino, biên tập viên tạp chí Vogue cho rằng, giày cao gót là một yếu tố có thể thay đổi hoàn toàn hình thức cũng như hành vi của bạn. “Nó đầy cảm xúc, có thể thay đổi con người bạn, cách bạn nhận thức và cảm nhận về chính mình. Những phụ kiện thời trang khác không có được sức mạnh ấy”. Nhà thiết kế giày người Pháp Hardy đồng tình: “Giày có ảnh hưởng tâm lý rất lớn. Nó nói lên nhân dạng của phụ nữ. Một vật nhỏ nhưng có thể thay đổi mọi thứ. Tôi nghĩ giày dép là cảm xúc, nói lên điều bạn muốn, cái bạn cần. Nó phản ánh nhu cầu cơ bản của phụ nữ”...

Văn nghệ

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng
Văn nghệ

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng

Ngày 3.10, tại không gian nghệ thuật 34 Châu Long, Hà Nội đã diễn ra mạn đàm văn chương có chủ đề về văn hóa, tinh hoa trong văn thơ xưa và nay, với sự tham gia của các văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu phê bình văn học; được chủ trì bởi nhà sưu tập Thúy Anh - người khởi xướng nhiều chuỗi hoạt động văn hóa, nghệ thuật đậm đà tính nhân văn và hướng tới cộng đồng.

Trong bão lũ
Văn hóa - Thể thao

Trong bão lũ

Bài thơ "Trong bão lũ" của tác giả Đặng Quốc Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh, là tiếng lòng đầy xót xa trước cảnh thiên tai khắc nghiệt do bão Yagi gây ra. Với ngôn từ sâu sắc, tác giả khắc họa nỗi đau mất mát của người dân và tinh thần đoàn kết, sẻ chia của đồng bào cả nước, tạo nên niềm tin vào sự hồi sinh và vững bền của quê hương Việt Nam.

Hơn 160 tác phẩm dự thi Giải thưởng Cánh diều vàng năm 2024 tại TP. Nha Trang
Văn nghệ

Hơn 160 tác phẩm dự thi Giải thưởng Cánh diều vàng năm 2024 tại TP. Nha Trang

Từ ngày 3 - 10.9, Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức Giải thưởng Cánh diều vàng 2024 tại TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Trong đó, lễ công bố và trao giải Cánh diều vàng sẽ diễn ra vào tối 10.9, tại quảng trường Nhà hát Đỏ (thuộc dự án Vega City Nha Trang), giải thưởng thu hút hơn 160 tác phẩm điện ảnh, truyền hình, tài liệu, khoa học, hoạt hình, phim ngắn, công trình nghiên cứu - lý luận phê bình.

Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời: Ngân vang khúc tự hào Việt Nam tại Điều còn mãi 2024
Văn nghệ

Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời: Ngân vang khúc tự hào Việt Nam tại Điều còn mãi 2024

Chiều ngày 2.9, lần đầu tiên Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời vinh dự góp mặt trong chương trình hòa nhạc quốc gia “Điều còn mãi 2024” tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Olivier Ochanine, Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời đã ngân lên những giai điệu hào hùng, sâu lắng, góp phần làm sống lại những ký ức lịch sử hào hùng, khơi dậy tình yêu nước, lòng tự hào và khát vọng dân tộc Việt Nam.

Nghệ sĩ nổi tiếng thế giới góp mặt trong chương trình Hòa nhạc giao hưởng tháng Tám “Brilliance in Harmony”
Văn nghệ

Nghệ sĩ nổi tiếng thế giới góp mặt trong chương trình Hòa nhạc giao hưởng tháng Tám “Brilliance in Harmony”

Tháng Tám với nhiều ngày lễ kỷ niệm lớn của đất nước đã trở thành dịp đặc biệt thường niên truyền động lực và cảm hứng để Dàn nhạc giao hưởng Mặt trời (SSO) phối hợp với Nhà hát Hồ Gươm tổ chức các sự kiện hòa nhạc giao hưởng quốc tế. Năm nay, chương trình Hòa nhạc giao hưởng Tháng Tám với chủ đề “Brilliance in Harmony: A Night of Musical Mastery” sẽ diễn ra vào tối 16.8.2024 với sự góp mặt của nghệ sĩ nổi tiếng thế giới và Việt Nam.

Nhiều người bật khóc khi nghe Anh Thơ hát “Một đời là sen ngát” về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn nghệ

Nhiều người bật khóc khi nghe Anh Thơ hát “Một đời là sen ngát” về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày qua, trong niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều nhạc sĩ chuyên và không chuyên đã viết nhiều bài hát để bày tỏ tình cảm của mình với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhiều bài hát đã mang lại những cảm xúc đặc biệt cho người nghe.

Sôi động lễ hội vũ đạo ngoài trời tại Quảng trường Lâm viên – Đà Lạt
Văn nghệ

Sôi động lễ hội vũ đạo ngoài trời tại Quảng trường Lâm viên – Đà Lạt

Với chủ đề “Be You, Be Unique - khẳng định chất tôi”, sân khấu DaLat Best Dance Crew Hoa Sen Home Internatinonal Cup một lần nữa quay trở lại với 12 màn trình diễn đa sắc màu tại đêm chung kết đầy hấp dẫn, lôi cuốn từ các đội thi trong nước và quốc tế thu hút hàng nghìn khán giả đến với Quảng trường Lâm viên, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cũng như trên sóng các nền tảng truyền hình trực tiếp. 

ABBANK đồng hành cùng dàn nhạc giao hưởng trẻ thế giới lưu diễn tại Việt Nam
Văn nghệ

ABBANK đồng hành cùng dàn nhạc giao hưởng trẻ thế giới lưu diễn tại Việt Nam

Với mong muốn chung tay đưa âm nhạc hàn lâm – tinh hoa lịch sử âm nhạc của nhân loại và dân tộc tới gần hơn nữa với công chúng trong nước, cũng như chắp cánh cho những tài năng giao hưởng Việt vươn ra thế giới, ABBANK đồng hành cùng Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tổ chức dự án “Âm thanh của tình anh em” (Sounds of Brotherhood) với hai đêm công diễn tại Hà Nội vào tối ngày 06 & 10.4.2024. Chương trình quy tụ sự góp mặt của 41 nghệ sỹ đến từ 20 quốc gia của Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Thế giới (World Youth Orchestra – WYO) và 33 tài năng trẻ đến từ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (Dàn nhạc giao hưởng Trẻ HVANQGVN – VNAMYO)

Dòng "sông Con" thủa ấy
Văn nghệ

Dòng "sông Con" thủa ấy

Trong các tài liệu, sách báo thì dòng sông ấy gọi là “sông Cầu Đá” còn chúng tôi thường gọi nôm na là “sông Con”. Sông Con cùng với sông Nhuệ là hai dòng sông phục vụ cơ bản việc tưới tiêu cho quê tôi xưa và cũng là hai “con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi”.