TP. Hồ Chí Minh:

Tuyển dụng gần 30.000 lao động dịp Tết Nguyên đán 2024

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn có nhu cầu tuyển dụng khoảng 25.000 - 29.000 lao động dịp Tết Nguyên đán 2024. Nhu cầu chủ yếu là các vị trí việc làm thời vụ như bán hàng, phục vụ.

Nếu tính cả quý I.2024 (1,5 tháng trước Tết và 1,5 tháng sau Tết) thì toàn thành phố cần đến 77.500-86.000 lao động. Áp lực lớn nhất là nhu cầu lao động sau Tết để đáp ứng sản xuất kinh doanh đầu năm.

Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên TP. Hồ Chí Minh cũng đang có nhiều đơn tuyển của các doanh nghiệp với khoảng 4.000 đầu việc thời vụ trong dịp Tết, thời gian làm việc kéo dài từ ngày 1.1 đến 15.2. Những công việc thời vụ này rất phù hợp với sinh viên không về quê ăn Tết, có nhu cầu làm thêm.

Tuy nhu cầu lao động dịp Tết 2024 cao nhưng các chuyên gia lao động tin tưởng nguồn nhân lực hiện nay của thành phố đủ để đáp ứng nhu cầu.

Theo ông Phạm Chí Tâm, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh, khảo sát của các cấp công đoàn cho thấy lượng người lao động ngoại tỉnh ở lại thành phố ăn Tết 2024 có thể cao hơn năm ngoái.

Hàng nghìn vị trí việc làm cho lao động ở lại TP. Hồ Chí Minh đón Tết -0
Nhu cầu tại TP. Hồ Chí Minh sẽ khoảng 25.000-29.000 lao động dịp Tết Nguyên đán 2024. Nguồn: ITN

Năm 2023, nhiều đơn vị giảm việc nên thu nhập của người lao động giảm sút, nhiều người có nhu cầu tìm kiếm công việc làm thêm để tăng thu nhập. Đây là nguồn nhân lực tiềm năng cho thị trường lao động thời vụ dịp Tết Nguyên đán. Quan trọng là phải kết nối được đơn vị có nhu cầu tuyển dụng và lao động có nhu cầu tìm việc.

Theo ông Phạm Chí Tâm, trong tháng 12, Liên đoàn Lao động đã kết hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Thành đoàn TP tổ chức ngày hội việc làm cho đoàn viên công đoàn, thanh niên công nhân và người lao động. 80 doanh nghiệp đăng ký tham gia có nhu cầu tuyển hơn 20.000 người và 1.500 người đã được kết nối việc làm tại ngày hội.

Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh cho biết: "Tại ngày hội, ngoài việc kết nối doanh nghiệp với người lao động, chúng tôi còn giới thiệu các địa chỉ, website cung cấp thông tin tuyển dụng chính thức để người lao động biết, chủ động liên hệ tìm việc khi có nhu cầu…".

Bà Nguyễn Văn Hạnh Thục, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết, trung tâm vừa có văn bản mời doanh nghiệp và người lao động đến tham gia sàn giao dịch việc làm vào ngày 19.1. Sàn giao dịch này dự kiến được tổ chức trực tuyến và trực tiếp đồng loạt tại trụ sở trung tâm và 6 chi nhánh trên khắp thành phố. Đây là sàn giao dịch việc làm lớn nhất trước Tết Nguyên đán 2024.

Theo bà Hạnh Thục, mục tiêu của sàn giao dịch lần này là giúp cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đang có nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ phục vụ Tết Nguyên đán 2024. Đặc biệt, thông qua sàn giao dịch, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thành phố cũng mong muốn hỗ trợ người lao động, sinh viên, công nhân không về quê ăn Tết tìm kiếm được những công việc thời vụ phù hợp, tăng thêm thu nhập.

Đời sống

Giải bài toán y tế và an sinh cho nhóm người di cư
Đời sống

Giải bài toán y tế và an sinh cho nhóm người di cư

Theo Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Thanh Dũng, di cư là sự tất yếu và là động lực của quá trình phát triển. Bên cạnh đó, di cư mang đến các cơ hội về giáo dục, việc làm, thu nhập, chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác giữa nơi đi và nơi đến. Song, để bảo đảm phát triển bền vững, cần có những chính sách hỗ trợ người di cư, đặc biệt trong việc chăm sóc sức khỏe và cải thiện điều kiện sống, làm việc. 

Tổng tỷ suất sinh ước tính năm 2024 chỉ đạt 1,91 con/phụ nữ
Đời sống

Cần chính sách đồng bộ và hiệu quả

Tình hình mức sinh thấp tại nhiều địa phương hiện nay là một thách thức lớn đối với sự phát triển của đất nước. Để duy trì mức sinh thay thế, cần có những chính sách đồng bộ và hiệu quả, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ tài chính, y tế, giáo dục và an sinh xã hội. Đó là ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị "Tổng kết công tác dân số 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025" do Bộ Y tế tổ chức sáng 27.12.

Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát
Xã hội

Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 27.12, Báo Lao động phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Tọa đàm "Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát". Từ thực tế hiệu quả công tác hỗ trợ trong thời gian qua, tọa đàm tập trung phân tích và đưa ra các giải pháp đa dạng hóa, tạo thêm các nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm.

An Giang tuyên truyền lưu động nhân kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26.12
Xã hội

Truyền thông dân số - "Đòn bẩy" trong thực hiện chính sách

Theo Phó Trưởng phòng Truyền thông - Giáo dục, Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Song Lê, truyền thông, giáo dục dân số đóng một vai trò hết sức quan trọng, tạo ra sự chuyển đổi nhận thức và hành vi về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung và hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh “chìa khóa” nâng cao chất lượng dân số
Xã hội

Can thiệp sớm, hạn chế tối đa dị tật bẩm sinh

Tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Vì những đứa con khỏe mạnh vùng cao" do Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp với Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức, các chuyên gia khẳng định, sàng lọc trước sinh và sơ sinh đóng vai trò then chốt trong việc phát hiện sớm các bệnh lý bẩm sinh, giúp giảm thiểu các rủi ro và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ. Việc thực hiện sàng lọc giúp các gia đình và cộng đồng có thể chủ động chăm sóc sức khỏe và phát triển bền vững.

Tỉnh Cà mau luôn quan tâm đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em
Đời sống

Cà Mau quan tâm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Với phương châm “Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh Cà Mau cùng cộng đồng xã hội đã chung tay thực hiện nhiều chương trình, hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo môi trường phát triển tốt nhất cho trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo… Qua đó, đã phần nào bù đắp, san sẻ yêu thương, giúp các em có điều kiện được chăm sóc, giáo dục và bảo vệ bình đẳng như những trẻ em khác.

Chiến lược dài hạn cân đối dân số và chất lượng cuộc sống
Xã hội

Chiến lược dài hạn cân đối dân số và chất lượng cuộc sống

Công tác dân số Việt Nam thời gian qua đã đạt nhiều thành tựu, khống chế tốc độ gia tăng dân số nhanh, đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 và duy trì đến năm 2021. Song, Việt Nam hiện đang đối mặt với thách thức mới là mức sinh chưa bền vững và có xu hướng giảm. Từ năm 2021 đến năm 2023, mức sinh giảm từ 2,11 xuống 1,96 con/phụ nữ, thấp nhất lịch sử và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới. Đó là nhận định của Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Thanh Dũng về thực trạng công tác dân số ở Việt Nam.

Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản
Đời sống

Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản

Tại Việt Nam, tỷ lệ nạo phá thai đang trở thành một vấn đề đáng báo động, đặc biệt ở nhóm trẻ vị thành niên. Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam hiện đứng đầu khu vực và thứ 5 thế giới về tỷ lệ nạo phá thai, với con số dao động từ 250.000 đến 300.000 ca mỗi năm. Điều này cho thấy, nhiều thanh thiếu niên tại Việt Nam vẫn chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản. 

Chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Đời sống

Chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Hiện nay, trẻ em phải đối mặt với hàng loạt những mối đe dọa trên không gian mạng như bắt nạt trực tuyến, tiếp cận thông tin không phù hợp, nghiện trò chơi điện tử, nghiện mạng xã hội… Do đó, cần có sự chung tay của xã hội để giúp các em tránh những rủi ro không đáng có trên không gian mạng.