Khai mạc Lễ hội Đền Hùng

Tự hào về đất nước, văn hóa và con người Việt Nam

Tối 21.4, tại Phú Thọ đã khai mạc Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2023 và Lễ kỷ niệm 20 năm thực hiện Công ước của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

Nơi hội tụ các tinh hoa di sản văn hóa

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà khẳng định, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thể hiện lòng tự hào về cội nguồn và khát vọng thống nhất, minh triết độc đáo của quốc gia, dân tộc Việt Nam gắn liền với truyền thống nông nghiệp lúa nước, ý chí tự cường và tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm, thiên tai, làm nên sức mạnh Việt Nam. Với ý nghĩa đó, cùng với 14 giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được UNESCO vinh danh là di sản phi vật thể thế giới.

Không có mô tả.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại lễ khai mạc

Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - du lịch đất Tổ năm 2023 với chủ đề “Linh thiêng nguồn cội - Đất Tổ Hùng Vương” là nơi hội tụ của các tinh hoa di sản văn hóa của mọi miền Tổ quốc, mang đến cho du khách và Nhân dân hành hương về với cội nguồn đất Tổ những trải nghiệm sâu sắc, để hiểu thêm, yêu hơn và càng tự hào về đất nước, văn hóa và con người Việt Nam.

Theo Phó Thủ tướng, lễ hội là dịp để chúng ta nhìn lại chặng đường 20 năm, Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong triển khai các Chương trình hành động về bảo vệ di sản văn hóa thế giới theo tinh thần của Công ước. Các di sản văn hóa Việt Nam tiếp tục được bảo tồn và lan tỏa hệ giá trị bản sắc, nhân văn; góp phần đưa văn hiến Việt Nam cùng tỏa sáng trong dòng chảy văn minh của thế giới.

Tự hào về đất nước, văn hóa và con người Việt Nam -0
Chương trình tái hiện, truyền tải, quảng bá những giá trị di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh

Với 15 di sản phi vật thể đã được UNESCO ghi danh, Việt Nam là một trong số những quốc gia giàu tài nguyên văn hóa trong cộng đồng hết sức độc đáo trên thế giới.

Các di sản văn hóa này cùng với hệ giá trị đậm đà bản sắc đã được hun đúc, định hình nên hồn cốt Dân tộc qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.

Tại sự kiện, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam Chritian Hanhart cũng cho biết, di sản hóa phi vật thể là một phần không thể thiếu trong đời sống con người trên toàn thế giới. Di sản văn hóa phi vật thể có tầm quan trọng cả về mặt xã hội lẫn kinh tế vì nó thúc đẩy sự gắn kết xã hội và giúp mỗi chúng ta cảm nhận được mình là một phần của xã hội. Chính phủ Việt Nam cũng đã đề cao tầm quan trọng của việc phát huy mọi khía cạnh văn hóa để thúc đẩy phát triển kinh tế.

Ông Chritian Hanhart nhấn mạnh, để di sản sống được chuyển giao cho các thế hệ sau, di sản cần được coi trọng, đánh giá đúng và Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được các quốc gia thành viên UNESCO thông qua tại kỳ họp của Đại hội đồng vào tháng 11.2003 chính là công cụ thể hiện đầy đủ vai trò quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể.

Thống nhất trong đa dạng

Với chủ đề “Linh thiêng nguồn cội - Đất Tổ Hùng Vương”, đêm khai mạc đã diễn ra trang trọng với phần dàn dựng theo hình thức nghệ thuật tổng hợp, lấy ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật các di sản văn hóa làm chủ đạo, làm nổi bật không gian lễ hội, đậm nét văn hóa các vùng, miền.

Chương trình lồng ghép nhiều ý tưởng, nội dung, vừa tôn vinh các di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc đã được UNESCO ghi danh, vừa ca ngợi công ơn Vua Hùng, các tiền nhân đã góp phần dựng nước, giữ nước, ca ngợi Tổ quốc.

Chương trình gồm 3 phần: Linh thiêng nguồn cội - Đất tổ Hùng Vương; Tinh hoa di sản, Khát vọng Lạc Hồng, với sự tham gia của hàng nghìn diễn viên, nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian, đồng bào các dân tộc, các tầng lớp nhân dân; trong đó có các nghệ sĩ, nghệ nhân: Trọng Tấn, Anh Thơ, Ngọc Ký, Ngọc Liên, NSND Thanh Hoài, NSND Thúy Ngần, NSƯT Ngọc Bích, NSƯT Dịu Hương, nghệ nhân Văn Tuấn, Khánh Hồng, nghệ nhân dân gian Phạm Hải Hưng...

Tự hào về đất nước, văn hóa và con người Việt Nam -0
Chương trình và những hoạt động thiết thực nhằm giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa, góp phần nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam với bạn bè quốc tế

Chia sẻ về chương trình, Tổng đạo diễn Lê Thế Song cho biết: Ê kíp thực hiện mong muốn, thông qua chương trình nghệ thuật khai mạc, mọi người có thể cảm nhận tốt hơn, sâu hơn về những di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO ghi danh là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan.

Tự hào về đất nước, văn hóa và con người Việt Nam -0
Các ca khúc "Phong Châu mở hội", "Địa khúc giao hòa", "Linh thiêng một cõi Tiên Rồng"… được thể hiện bởi các ca sĩ: Trọng Tấn, Anh Thơ...

Đặc biệt, màn trình diễn ấn tượng của 100 nghệ nhân hát xoan và 200 học sinh tiểu học là con cháu của các nghệ nhân 4 phường xoan của Phú Thọ, đã thể hiện sự giao truyền thế hệ, gìn giữ di sản, bản sắc dân tộc. 

Khán giả xem chương trình còn có dịp tìm hiểu các di sản văn hóa nổi tiếng của Việt Nam như: Hát then, hát ca trù, nghệ thuật xòe Thái, dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, nhã nhạc cung đình Huế, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, nghệ thuật bài chòi Trung Bộ, đờn ca tài tử Nam Bộ, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Điều này cũng thể hiện tinh thần đoàn kết các dân tộc, mỗi người Việt Nam đều là con cháu Vua Hùng... dù đa dạng bản sắc nhưng thống nhất trong sự phát triển, xây dựng một đất nước tươi đẹp, hòa bình, có sức sống hàng ngàn đời, có bản sắc văn hóa vô cùng đặc sắc, không phải quốc gia nào cũng có được. Đó là niềm tự hào của không riêng Phú Thọ mà của cả dân tộc Việt Nam.

Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ và các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa Việt Nam gồm 5 sự kiện, hoạt động chính: Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2023, Liên hoan trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh, Kỷ niệm 20 năm thực hiện Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Hội nghị - Hội thảo “Phát huy vai trò của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch” và Triển lãm di sản văn hóa, du lịch các vùng kinh đô Việt Nam.

Văn hóa

Ông Phạm Trần Đang đang sửa soạn ban thờ để chuẩn bị cho lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025
Văn hóa

Hào khí Văn Lang trên miền đất thép

Trong tác phẩm “Ta đi tới”, cố nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Chúng ta con một cha, nhà một nóc/Thịt với xương tim óc dính liền...”. Chắc chắn trên thế giới ít có dân tộc nào như dân tộc ta, chung quan niệm mình là cháu con một nhà, cùng thờ một tổ tiên là Hùng Vương. Cũng như mọi người dân trong cộng đồng người Việt, người dân miền đất thép Thái Nguyên luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ Vua Hùng đã trở thành phong tục tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.