Trường đại học “bắt tay” doanh nghiệp đón sóng đầu tư ngành công nghiệp bán dẫn

Hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học góp phần mở ra hướng hợp tác đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực này cho địa phương, cùng với đó là cơ hội để đón sóng đầu tư trong ngành bán dẫn.

Ngày 23.2, Trường Đại học Đông Á (TP. Đà Nẵng) cho biết, đã đạt được các thỏa thuận hợp tác phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn, robot và công nghệ thông tin, truyền thông (ICT) với Viện Khoa học và Công nghệ sáng tạo Gyeongsan (tỉnh Gyeongsangbuk) GGIC, Đại học Quốc gia Jeju, Đại học Daegu Catholic (Hàn Quốc) và CLB doanh nhân phần mềm Đà Nẵng (DSEC).

Trường đại học “bắt tay” doanh nghiệp để đón sóng đầu tư ngành công nghiệp bán dẫn -0
Trường Đại học Đông Á đạt được thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp về phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn, robot

Hợp tác với các trường đại học và viện nghiên cứu tại Hàn Quốc cũng là các đối tác tiếp theo trong mạng lưới hơn 30 đơn vị liên kết hợp tác học thuật, nghiên cứu quốc tế của Đại học Đông Á.

Theo đó, Viện Khoa học và Công nghệ sáng tạo Gyeongsan, Đại học Daegu Catholic, Đại học Đông Á, DSEC phối hợp trong hoạt động đào tạo và liên kết việc làm cho nguồn nhân lực trình độ cao tới các cơ sở trong tỉnh Gyeongsangbuk... Bên cạnh đó là thúc đẩy sự trao đổi và hợp tác giữa các doanh nghiệp và trường đại học trong các dự án quốc gia và nghiên cứu và phát triển (R&D), phi R&D giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

Trong quá trình hợp tác, các bên tham gia ký kết cũng sẽ tiến hành các hoạt động hỗ trợ cùng nhau để nghiên cứu và phát triển công nghệ, đào tạo nhân lực cho các ngành công nghiệp bán dẫn, robot và ICT; Tổ chức các diễn đàn kinh doanh và mạng lưới doanh nghiệp tập trung vào các ngành công nghiệp bán dẫn, robot và ICT để xây dựng hệ sinh thái công nghiệp, qua đó tăng cường mối gắn kết hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp.

Các bên cũng xác lập việc phối hợp thực hiện dự án hợp tác doanh nghiệp chung toàn cầu với sự tham gia và trao đổi giữa giảng viên và sinh viên hai phía nhằm phát triển nguồn nhân lực trình độ cao; hợp tác công nghiệp và học thuật trong lĩnh vực phần mềm (SW) và Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT).

Đồng thời, hợp tác cũng mở ra dự án thực tập dài hạn dành cho sinh viên Đại học Đông Á ở các phòng nghiên cứu của các giáo sư tại các đại học Quốc gia Jeju, Daegu Catholic hoặc các doanh nghiệp SW/ICT tại các địa phương này. Đặc biệt là cơ hội tham gia vào chương trình thạc sĩ và tiến sĩ của các trường đại học trên dành cho sinh viên đã trải qua dự án hợp tác doanh nghiệp toàn cầu.

Theo ông Bùi Ngọc Vinh – Chủ tịch DSEC, bên cạnh hợp tác giữa các doanh nghiệp thì hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học cũng góp phần mở ra hướng hợp tác đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực này cho địa phương, cùng với đó là cơ hội để đón sóng đầu tư trong ngành bán dẫn. Các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn Đà Nẵng cũng kỳ vọng vào sự tham gia của các trường đại học, trong đó có Đại học Đông Á, trong đào tạo và cung ứng nguồn lực chất lượng cao đóng vai trò là những kỹ sư cầu nối cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin và các doanh nghiệp thuộc DSEC tại Đà Nẵng khi tiếp nhận các dự án hợp tác ở Hàn Quốc”.

Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Đông Á Lương Minh Sâm nhận định, công nghệ thông tin và tiếng Hàn sẽ là cầu nối thúc đẩy cho các mặt hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Đại học Đông Á đang xây dựng dự án giảng dạy công nghệ thông tin cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn hoặc dạy tiếng Hàn cho sinh viên công nghệ thông tin để đóng góp cho cầu nối đó.

Chia sẻ thông tin về mô hình viện đào tạo của trường đại học đặt ngay trong doanh nghiệp, GS. Bong-hwan Kim – Trưởng khoa bán dẫn, Đại học Daegu Catholic cho biết, khoa Bán dẫn cũng sẵn sàng các phương án hợp tác đào tạo miễn phí cho giảng viên và sinh viên Đại học Đông Á ngành bán dẫn.

Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.