Trụ sở UBND Thành phố Hồ Chí Minh lần đầu mở cửa cho khách tham quan dịp Lễ

Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia - trụ sở Hội đồng nhân dân và UBND Thành phố Hồ Chí Minh sẽ mở cửa cho khách tham quan trong hai ngày 29-30.4 và không thu phí.

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có thông cáo báo chí về Chương trình tham quan Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia - trụ sở HĐND và UBND TP. Hồ Chí Minh.

Theo đó, hướng đến kỷ niệm Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10.3 âm lịch); Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2023), Ngày Quốc tế Lao động (1.5.2023) UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình tham quan Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia - trụ sở HĐND và UBND TP. Hồ Chí Minh dành cho người dân, du khách trong nước và quốc tế.

Chương trình tham quan Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia - trụ sở HĐND và UBND TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên được tổ chức không chỉ là một hoạt động có ý nghĩa trong chuỗi các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trọng đại của Đất nước mà còn thể hiện sự cởi mở của chính quyền TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn phát triển mới.

Đồng thời, khẳng định mong muốn gắn kết ngày càng chặt chẽ với nhân dân và luôn hướng đến mục tiêu xây dựng chính quyền thân thiện, vì nhân dân phục vụ của chính quyền TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó là hướng đến phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng gắn với văn hoá lịch sử, góp phần thu hút du khách trong và ngoài nước đến TP. Hồ Chí Minh.

Trụ sở UBND TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên mở cửa cho khách thăm quan
Trụ sở UBND TP. Hồ Chí Minh là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia có tuổi đời 114 năm

Chương trình tham quan trụ sở HĐND và UBND TP. Hồ Chí Minh được tổ chức trong hai ngày 29.4 - 30.4.2023 và không thu phí.

Dự kiến trong 2 ngày tổ chức tham quan sẽ có 48 đợt tham quan, mỗi đợt cách nhau 20 phút và không quá 30 khách/đợt; buổi sáng bắt đầu từ 8h-12h, buổi chiều bắt đầu từ 13h-17h.

Thời lượng mỗi đợt tham quan là 60 phút với lộ trình như sau: Tập trung tại Công viên tượng đài Bác: nghe hướng dẫn viên giới thiệu tổng quan về Công viên tượng đài Bác, lịch sử của toà nhà và kiến trúc bên ngoài toà nhà. Di chuyển vào bên trong toà nhà nghe thuyết minh viên giới thiệu các điểm nhấn về văn hoá - lịch sử và các thiết kế kiến trúc tại khu vực sảnh chính tầng trệt, sảnh tầng 1, các phòng tiếp khách quốc tế, các phòng họp, cầu thang, ban công nhìn ra đường Nguyễn Huệ. Khách tham quan cũng được xem phim ngắn giới thiệu về Di tích nghệ thuật cấp Quốc gia - trụ sở HĐND và UBND TP. Hồ Chí Minh

Toàn bộ công tác tổ chức các chuyến tham quan đều tuân thủ các tiêu chuẩn về an ninh, an toàn; các quy định quy định phòng chống dịch Covid-19 và đảm bảo tính nguyên vẹn của Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

Trụ sở HĐND và UBND TP. Hồ Chí Minh là một công trình tiêu biểu về phong cách kiến trúc, nghệ thuật trang trí vào đầu thế kỷ 20 với thiết kế mặt ngoài công trình kết hợp nhiều phong cách kiến trúc châu Âu như bố cục mặt bằng kiểu kiến trúc Phục hưng, trang trí phù điêu kiểu Baroque và Rococo, các cửa sắt kiểu Art Nouveau... 

Bên trong toà nhà được trang trí đa dạng và cầu kỳ bởi sự kết hợp giữa kiến trúc, điêu khắc và hội họa, hầu hết các tường và trần được trang trí với những bó hoa hay vòng hoa, lá cọ, cành nguyệt quế, ruy băng...; viền trần nhà được trang trí hoa văn kỷ hà, phù điêu hoa lá, hồi văn dây lá, ... theo phong cách thời Louis XV. 

Qua hơn 114 năm tồn tại, tòa nhà vẫn được bảo tồn nguyên nét ban đầu, bên trong có vài cải tạo, thay đổi nhỏ. Năm 2020, trụ sở HĐND và UBND TP. Hồ Chí Minh được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

Trụ sở HĐND và UBND TP. Hồ Chí Minh không chỉ là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia mà còn là công trình mang nhiều giá trị lịch sử - văn hoá, chứng kiến sự hình thành và phát triển của Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh trong 114 năm qua. Công trình cũng là một trong những biểu tượng quen thuộc gợi nhớ đến TP. Hồ Chí Minh đối với khách du lịch trong nước và quốc tế trong nhiều năm qua.

Văn hóa - Thể thao

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Ngự trà hoàng cung
Văn hóa - Thể thao

Ngự trà hoàng cung

Hòa chung không khí cả nước hướng về ngày Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước cũng như chương trình Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025: “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới” chủ đề Festival Huế 2025: “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Thương hiệu Đôi Dép phục dựng nghi thức và tái hiện hoạt cảnh nhà vua mở tiệc trà chiêu đãi quần thần. 

Soi mình trên dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Soi mình trên dải non sông

50 năm sau ngày thống nhất đất nước (1975), văn học Việt Nam đã trải qua những bước chuyển mình sâu sắc; từ áng văn thơ gắn liền với lịch sử chiến tranh đến những tác phẩm mang đậm hơi thở Đổi mới, văn học phản chiếu cả hiện thực lẫn khát vọng của một dân tộc trên hành trình hội nhập, vươn mình.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.