Triệt phá băng nhóm khai thác vàng trái phép tại Bình Thuận

Công an tỉnh Bình Thuận hiện đang phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm đếm tang vật, phương tiện để xử lý băng nhóm đối tượng có dấu hiệu tổ chức khai thác vàng trái phép tại huyện Bắc Bình.

Đại tá Lê Quang Nhân, Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận trực tiếp chỉ đạo tại hiện trường vụ án
Đại tá Lê Quang Nhân, Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận trực tiếp chỉ đạo tại hiện trường vụ án

Thời gian vừa qua, tình hình khai thác khoáng sản trái phép ở địa bàn tỉnh Bình Thuận diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là các đối tượng lợi dụng địa hình, địa thế khó khăn, địa bàn giáp ranh với các tỉnh lân cận để khai thác khoáng sản trái phép.

Trước tình hình trên, Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu - Công an tỉnh điều tra cơ bản để nắm bắt, theo dõi các đối tượng có liên quan.

Để đảm bảo tính bí mật, bất ngờ và an toàn cho các thành viên Ban chuyên án, Giám đốc Công an tỉnh đã quán triệt, động viên tinh thần đến từng cán bộ, chiến sỹ.

“Vị trí đánh án là địa bàn rộng lớn, đồi núi hiểm trở, các đối tượng rất manh động, có thể dùng cả vũ khí nóng chống trả lại chúng ta. Mặc dù các đồng chí đã được huấn luyện bài bản về kỹ thuật, nghiệp vụ, tuy nhiên không vì thế mà chủ quan, lơ là, phải hết sức cẩn thận tự bảo vệ cho bản thân và tuyệt đối chấp hành nghiêm mệnh lệnh của lãnh đạo Ban chuyên án và cố gắng hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ”,Đại tá Lê Quang Nhân, Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận thông tin.

Hệ thống lọc rửa khoáng sản, kim loại quý của nhóm đối tượng tại hiện trường
Hệ thống lọc rửa khoáng sản, kim loại quý của nhóm đối tượng tại hiện trường

Khu vực các đối tượng dùng để phân loại, tuyển rửa, thu hồi kim loại nặng là vùng đồi núi hiểm trở, rộng khoảng 3 hecta, nằm sâu dưới thung lũng, cách xa với đường giao thông liên tỉnh giữa huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận và huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Vì vậy việc đấu tranh, bắt giữ gặp rất nhiều khó khăn.

Khoảng 23h đêm ngày 8.12.2023, Ban chuyên án bố trí phương tiện chở hơn 150 cán bộ, chiến sĩ của Công an tỉnh Bình Thuận bí mật di chuyển, đi xuyên đêm đến thôn Tà Mon, xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình. Sau đó các tổ công tác của Ban chuyên án đi bộ trong đêm gần 1 tiếng đồng hồ trong rừng núi hiểm trở mới đến được khu vực các đối tượng phân loại, tuyển rửa, thu hồi kim loại nặng tại thung lũng ngách Đào Giữa, thôn Tà Mon.

Đến 2h30 sáng ngày 9.12.2023, Giám đốc Công an tỉnh ra lệnh phá án. Sau khi nhận lệnh, các tổ công tác dưới sự chỉ huy của các tổ trưởng đã đồng loạt bao vây, ập vào và bắt gọn các đối tượng có liên quan.

Lực lượng chức năng lấy lời khai các đối tượng tại hiện trường
Lực lượng chức năng lấy lời khai các đối tượng tại hiện trường

“Chúng tôi bố trí cho các lực lượng bao vây từng căn chòi nơi các đối tượng ở. Sau khi phát lệnh phá án, chúng tôi ập vào ngay khiến các đối tượng bị bất ngờ, trở tay không kịp, đồng thời trước khi phá án, chúng tôi đã bố trí lực lượng trinh sát nhiều lần, chặt chẽ nên công tác đấu tranh triệt phá đạt hiệu quả rất cao”,Đại tá Đinh Kim Lập, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Phó Giám đốc Công an tỉnh chia sẻ.

Sau khi bắt giữ 28 đối tượng liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận đã nhanh chóng bóc tách, làm việc với từng đối tượng. Qua đó xác định được 4 đối tượng cầm đầu trong đường dây tuyển rửa kim loại, nghi là vàng trái phép gồm: Nguyễn Mạnh Hoàng (SN 1988); Nguyễn Văn Bính (SN 1954); Hoàng Minh Ngọc Hưng (SN 1993, cùng quê tỉnh Lâm Đồng) và Phạm Văn Cường (SN 1974, quê tỉnh Thái Nguyên).

Qua điều tra, Công an tỉnh Bình Thuận xác định các đối tượng mua quặng từ thôn Ma Bó, xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Sau đó thuê phương tiện chở quặng về khu vực này rồi dùng hóa chất độc hại để tuyển rửa, thu hồi kim loại nặng.

Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, khám nghiệm hiện trường
Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, khám nghiệm hiện trường

“Ngành tài nguyên đã phối hợp với lực lượng Công an và địa phương triển khai lấy 8 mẫu nước và 7 mẫu đất, 1 mẫu bùn để phân tích thành phần, tính chất của các mẫu để làm cơ sở xử lý theo quy định của pháp luật”, bà Phan Thị Xuân Thu - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cho biết.

Tại hiện trường, Công an tỉnh Bình Thuận thu giữ một lượng lớn mẫu vật kim loại màu vàng và nhiều bao hóa chất độc hại phục vụ cho việc tuyển rửa kim loại nặng. Cùng với đó là hàng chục máy móc, phương tiện liên quan như: xe múc, máy xay đá, máy bơm, xe bán tải,... Đáng chú ý, tại khu vực các đối tượng tuyển rửa kim loại, hóa chất độc hại được đổ thẳng xuống nguồn nước suối dưới khe núi gây nguy hại rất lớn cho môi trường. Hiện Công an tỉnh Bình Thuận đang tiếp tục đấu tranh, làm rõ hành vi của các đối tượng.

“Chúng tôi đã tiến hành thu thập chứng cứ và tiếp tục mở rộng vụ án thì phát hiện các hoạt động của đối tượng có dấu hiệu sản xuất, điều chế vàng trái pháp luật. Đây là những vấn đề mang tính là có dấu hiệu. Chúng tôi sẽ tiếp tục giám định bằng chứng cứ khoa học để chứng minh các hành vi tội phạm và đưa ra xét xử các đối tượng đúng quy định pháp luật, đúng tội, góp phần ổn định trật tự an toàn đối với tỉnh nhà cũng như cho huyện Bắc Bình”,Thượng tá Trương Văn Đo - Trưởng Công an huyện Bắc Bình chia sẻ.

Thành công của chuyên án chính là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Giám đốc Công an tỉnh, Trưởng Ban chuyên án và Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra. Lãnh đạo Công an tỉnh đã cùng cán bộ, chiến sỹ trực tiếp có mặt tại hiện trường chỉ đạo các mũi đánh án, vây bắt các đối tượng. Từng cán bộ, chiến sĩ đã phát huy được tinh thần quyết tâm, dũng cảm, mưu trí, không ngại gian khổ trong tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và phương tiện.

Pháp luật

Tuyên truyền bằng loa di động có tác dụng trực tiếp, thiết thực, dễ nghe, dễ hiểu. Ảnh: ITN
Pháp luật

Tiền Giang: Phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn

Với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, các mô hình hiệu quả tại tỉnh Tiền Giang đã góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội.

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn
Pháp luật

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn

Thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Quốc phòng đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, sát thực tiễn Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, người lao động về vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng, quản lý, khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật trong toàn quân.

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân
Tin tức

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân

Theo Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực quản lý, Sở đã tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật và xây dựng một xã hội văn minh.