Trang nghiêm lễ Tắm Phật tại Đại lễ Phật đản chùa Ba Vàng 2022

Sáng nay, 8.5, chùa Ba Vàng (TP Uông Bí, Quảng Ninh) đã trang nghiêm, long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566, Dương lịch 2022. Tham dự Đại lễ có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo nhiều cơ quan ban, ngành Trung ương, địa phương; Chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Chư tôn đức Tăng Ni các hệ phái đến từ nhiều quốc gia như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Bangladesh, Sri Lanka… cùng khoảng 4 vạn phật tử đến từ các tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài.

Tại Đại lễ, Hòa thượng Đào Như – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ đã tuyên đọc Thông điệp Phật đản của Hòa thượng Quyền Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Thượng tọa Thích Trúc Thái Minh – Trụ trì chùa Ba Vàng đã tuyên đọc Diễn văn Đại lễ Phật đản của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

img_20220508_200315.jpg -0
Thượng tọa Thích Trúc Thái Minh – Trụ trì chùa Ba Vàng tuyên đọc Diễn văn Đại lễ Phật đản của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Đại lễ Phật đản chùa Ba Vàng 2022 là sự kiện trong chuỗi các hoạt động chào mừng Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc trong nước và quốc tế. Đại lễ còn là dịp để chư Tăng Ni, Phật tử cùng hướng tâm cầu nguyện cho quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc. Bên cạnh đó, những hoạt động trong Đại lễ cũng nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc, đặc biệt là văn hoá Phật giáo đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; đồng thời, thể hiện rõ chính sách tự do tôn giáo của Nhà nước ta.

img_20220508_200248.jpg -0
Dự Đại lễ có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo nhiều cơ quan ban, ngành Trung ương, địa phương; Chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Chư tôn đức Tăng Ni các hệ phái đến từ nhiều quốc gia và khoảng 4 vạn phật tử đến từ các tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài

Chính vì vậy, Đại Lễ Phật đản chùa Ba Vàng 2022 được tổ chức trọng thể, cho đông đảo quần chúng nhân dân tham dự góp phần lan toả những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Đại lễ cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng khách du lịch đến với Quảng Ninh, gắn kết phát triển du lịch tâm linh với du lịch sinh thái, kích cầu du lịch của địa phương và các vùng lân cận, xúc tiến xây dựng và quảng bá hình ảnh con người Quảng Ninh, cởi mở thân thiện, văn minh và hiếu khách với bạn bè trong nước và quốc tế. Các hoạt động của Đại lễ góp phần thiết thực vào thực hiện chủ trương, chính sách về phục hồi hoạt động du lịch theo chủ trương của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hậu Covid-19.

Đại lễ Phật đản năm nay đúng vào thời gian Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố đang tập trung trí tuệ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Phật giáo nhiệm kỳ 2022 - 2027 tiến tới Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX sẽ được tổ chức vào tháng 11.2022 tại Thủ đô Hà Nội.

img_20220508_200231.jpg -0
Đại lễ là nghi thức dâng hương kính mừng Đức Phật đản sinh

Đại đức Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng cho biết: Lễ dâng nước cúng dường tắm Phật là nghi thức thiêng liêng, long trọng trong ngày lễ Phật đản. Nghi lễ mang lại nhiều công đức phước báu to lớn, thể hiện lòng cung kính, vui mừng khi một bậc Vĩ nhân kiệt xuất ra đời; cũng như nguyện mong gột rửa chính tâm hồn mình cho trong sạch, khiến tâm khai trí sáng, để Đức Phật sơ sinh trong tâm trí mỗi người được xuất hiện.

img_20220508_200310.jpg -0
Thượng tọa Thích Trúc Thái Minh – Trụ trì chùa Ba Vàng thực hiện nghi thức tắm Phật -  một nét văn hóa tâm linh cao đẹp diễn ra trong ngày lễ Phật đản 

"Với tâm nguyện muốn cho ngày Phật đản trở thành ngày Tết, Thầy mong sao Lễ Phật đản sẽ được nhân rộng, lan tỏa ra khắp muôn nơi, đến với tất cả chúng sinh để ai ai cũng được nương tựa bóng mát chở che của Đấng Từ Phụ, mà sớm ra khỏi luân hồi sinh tử, đạt được an lạc, hạnh phúc tuyệt đối”, Đại đức Thích Trúc Thái Minh nhấn mạnh.

img_20220508_202142.jpg -0
Đông đảo Phật tử thực hiện nghi thức tắm Phật

Phật sự được thành tựu, mỗi Tăng Ni cần khắc ghi và thực hành lời dạy của Đức Phật về giáo lý Tứ nhiếp pháp: “Bố thí, là bằng tâm thanh tịnh nhằm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn sau đại dịch Covid-19. Ái ngữ là dùng lời từ hòa hướng dẫn mọi người an trú vào pháp thiện. Lợi hành là làm lợi ích cho mọi người và xã hội. Đồng sự là hòa hợp dấn thân phục vụ để khuyến hóa mọi người phát tâm tu tập theo thiện pháp, hướng đến Nhất thiết trí - thành Phật”.

img_20220508_200306.jpg -0
Các tuyến đường hướng về sân chính điện chùa Ba Vàng nêm chặt dòng người
_aka9941_45b8ee6cf7971c7be84afe8ac6111295.jpg -0
img_1651995139144_1652015206218.jpg -0

Đây chính là con đường dẫn đến sự thành công của mọi công tác Phật sự. Đó cũng chính là con đường để giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Giáo hội. Đồng thời, là điều kiện quan trọng quyết định sự thanh tịnh, hòa hợp và thành công của Đại hội trên tinh thần Kỷ cương Trách nhiệm Đoàn kết và Phát triển.

img_20220508_200403.jpg -0
img_20220508_200427.jpg -1
Trong buổi sáng 8.5, có gần 4 vạn chư tăng, Phật tử đã về chùa Ba Vàng tham dự Đại lễ

Theo ước tính của chùa Ba Vàng, trong sáng 8.5, có gần 4 vạn Chư Tăng, Phật tử, du khách về chùa Ba Vàng tham dự Đại lễ.

Văn hóa

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao
Văn hóa

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao

Mỗi dịp 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, ký ức tuổi thơ của tôi lại tràn về với hình ảnh của bố tôi - một người thầy được học trò yêu quý và kính trọng. Những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ tuy giản dị nhưng đong đầy tình cảm học trò dành tặng thầy, cùng không khí rộn rã của lớp học với lũ học trò "nhất quỷ nhì ma" in sâu trong tâm trí của tôi. Bố tôi vẫn thường nói, nghề giáo không chỉ là dạy chữ, mà là vun đắp tâm hồn, truyền đạt những giá trị làm người, và kết nối với học trò ở những cảm xúc sâu sắc nhất; tôi rất xúc động khi thấy, sau 30 - 40 năm, vẫn có những học trò vượt hàng trăm cây số, quay lại thăm thầy cũ để hàn huyên đủ chuyện - từ gia đình, công việc cho đến những hoài niệm về thời đi học. Những cuộc trò chuyện như thế vượt lên trên mối quan hệ thầy trò thông thường, gắn bó như cha với con, tạo nên một tình nghĩa khó phai mờ.

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản
Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản

Di sản văn hóa phi vật thể đang góp phần quan trọng làm nên những sản phẩm độc đáo của công nghiệp văn hóa. Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ cần sự sáng tạo mà còn phải hiểu biết thấu đáo về truyền thống để giữ bản sắc nhưng vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế.