Trà Vinh: Hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông

Với mục tiêu kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông, ngay từ đầu năm, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Trà Vinh đã xây dựng kế hoạch tham mưu Ban Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Theo đó, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Trà Vinh đã phối hợp Công an cơ sở nắm tình hình trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, phức tạp về an toàn giao thông để kịp thời đề ra giải pháp xử lý phù hợp, hiệu quả; tổ chức triển khai quyết liệt các kế hoạch, chuyên đề tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; huy động tối đa lực lượng, phương tiện nghiệp vụ tổ chức tuần tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý nghiêm các lỗi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông.

Ngoài ra, lực lượng Cảnh sát giao thông còn đặc biệt chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp, đa dạng, phong phú đến người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Thực hiện chủ đề năm An toàn giao thông 2023 là “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hoá giao thông an toàn”, Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Trà Vinh đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, chính quyền, địa phương, công ty, doanh nghiệp tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và vận động mọi người tích cực tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.   

Hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT -0
Cảnh sát giao thông hướng dẫn kiến thức, kỹ năng lái xe an toàn đối với công nhân công ty Yazaki (xã Long Đức, thành phố Trà Vinh)

Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Trà Vinh cho biết, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là một công tác được quan tâm, chỉ đạo thực hiện một cách quyết liệt, lực lượng Cảnh sát giao thông đã tăng cường tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức, biện pháp phù hợp như tuyên truyền qua các hình thức trực tuyến, Zalo, Facebook, kết hợp với các đơn vị chức năng xây dựng các phóng sự truyền hình để tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, đảm bảo phù hợp với từng đối tượng, chuyển tải được các thông điệp trật tự, an toàn giao thông một cách nhanh nhất, rộng nhất và hiệu quả nhất.

Để xây dựng thói quen thượng tôn pháp luật của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, hướng đến mục tiêu xây dựng văn hóa giao thông an toàn, nhất là thói quen “đã uống rượu, bia không lái xe”, từ đầu năm 2023 đến nay, lực lượng Cảnh sát giao thông tích cực phối hợp với chính quyền, địa phương, cơ quan, doanh nghiệp phổ biến đến Nhân dân và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, được hơn 990 cuộc, có khoảng 400 ngàn lượt người dự.

Nội dung tập trung tuyên truyền về chủ đề An toàn giao giao thông năm 2023, quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự giao thông, Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia, các lỗi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông; phổ biến, hướng dẫn đến người dân những quy tắc tham gia giao thông an toàn, cách nhận biết các nguy cơ tai nạn và kỹ năng xử lý các tình huống nguy hiểm khi điều khiển phương tiện lưu thông trên đường. Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ để tạo sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân.

Hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT -0
Cảnh sát giao thông hướng dẫn các em học sinh các quy tắc tham gia giao thông an toàn tại Trường THCS Ngãi Hùng, huyện Tiểu Cần

Bên cạnh việc thực hiện kế hoạch phối hợp giữa Công an tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo, căn cứ vào tình hình thực tế trên địa bàn, Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Trà Vinh cùng Công an các đơn vị, địa phương đã phối hợp với các trường học đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, đã phối hợp tổ chức tại 231 điểm trường, có hơn 64 ngàn học sinh, sinh viên, giáo viên dự.

Ngoài ra, Cảnh sát giao thông Công an tỉnh còn phối hợp với các đơn vị chức năng xây dựng, phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh 17 phóng sự An toàn giao thông; ứng dụng các trang mạng xã hội, đăng tải, chia sẻ hàng trăm tin, bài viết, video với nội dung ghi nhận kết quả công tác phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; những quy định mới liên quan đến công tác bảo đảm an toàn giao thông; những mô hình, câu lạc bộ an toàn giao thông có nhiều giải pháp, cách làm hay trong phòng ngừa tai nạn giao thông; phản ánh những hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông… Qua đó, góp phần tích cực nâng cao nhận thức của Nhân dân và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, lực lượng Cảnh sát giao thông còn chú trọng thông tin các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến đường để người vi phạm nắm và chấp hành nghiêm. Thời gian qua, lực lượng Cảnh sát giao thông tập trung bố trí lực lượng tuần tra vào những khung giờ thường diễn ra vi phạm và tuyến, địa bàn, khu vực phức tạp về tai nạn giao thông; phối hợp tổ chức tuần tra lưu động kết hợp dừng một điểm triển khai thực hiện chuyên đề để kiểm tra, xử lý các lỗi vi phạm. Qua đó, đã kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các lỗi vi phạm tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông, răn đe, giáo dục người vi phạm.

Đáng phát huy là thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, Cảnh sát giao thông đã tuyên truyền, giáo dục trực tiếp hơn 6.000 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, chạy quá tốc độ quy định, không có giấy phép lái xe cùng một số lỗi vi phạm khác.

Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng, tích cực giữa lực lượng Công an và các ngành chức năng, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần quan trọng bảo đảm ổn định tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn, tai nạn giao thông tiếp tục được kiềm chế, kéo giảm.

Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Trà Vinh cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, đồng thời tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả; tập trung phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm Chỉ thị 23 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới.

Đồng thời sẽ tiếp tục tuần tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, hướng tới xây dựng ý thức thượng tôn pháp luật của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, bảo đảm an toàn cho bản thân mình và người khác, đảm bảo cuộc sống yên vui của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội.

Địa phương

Năm 2024, tỉnh Sóc Trăng phấn đấu đạt diện tích nuôi tôm nước lợ 50.820ha, với sản lượng khoảng 212.000 tấn
Địa phương

Sóc Trăng xây dựng nền nông nghiệp giá trị cao, bền vững

Theo kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN - PTNT) giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Sóc Trăng đặt trọng tâm từng bước chuyển từ tư duy “phát triển sản xuất nông nghiệp” sang “phát triển kinh tế nông nghiệp” với nhiều chương trình, dự án được triển khai trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản phẩm đặc trưng của địa phương. Bước chuyển đó hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững với các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt, giá trị cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Hòa Bình: Triển khai nhanh, bảo đảm chất lượng dự án cấp bách ngăn lũ, chống ngập
Hoạt động chính quyền

Hòa Bình: Triển khai nhanh, bảo đảm chất lượng dự án cấp bách ngăn lũ, chống ngập

Kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của mưa, bão trên địa bàn thành phố Hòa Bình và huyện Lương Sơn, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long đề nghị, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và các đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, đánh giá thực trạng, đề xuất phương án khắc phục trượt sạt các tuyến đường. Đặc biệt, triển khai nhanh bảo đảm chất lượng dự án cấp bách ngăn lũ, chống ngập, bảo đảm an toàn giao thông, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Nhờ Chương trình Xây dựng nông thôn mới, cơ sở hạ tầng huyện Phúc Thọ được quan tâm, đầu tư
Địa phương

Phúc Thọ dồn lực xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

Là huyện thuần nông, xuất phát điểm nhiều khó khăn, với nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Phúc Thọ (Hà Nội) có nhiều kết quả đáng ghi nhận. Bước vào giai đoạn mới, huyện đã và đang tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí, xây dựng các xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu... để sớm hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra.

Toàn cảnh khu nhà tạm của thôn Làng Nủ
Địa phương

Lào Cai: Gấp rút hoàn thiện khu tạm cư Làng Nủ

Sau gần 1 tuần huy động sức người, sức của, làm việc xuyên ngày đêm "chạy đua" với thời gian, khu tạm cư của thôn Làng Nủ đang trong quá trình hoàn thiện. Dự kiến, trong ngày mai (21.9), 25 hộ dân thôn Làng Nủ bị mất nhà do mưa lũ và các hộ đang trong diện nguy cơ sạt cao sẽ được bốc thăm để chuyển sang khu nhà tạm nhằm bảo đảm an toàn…

Lạng Sơn: Đồng sức, đồng lòng vượt qua khó khăn bão lũ
Địa phương

Lạng Sơn: Đồng sức, đồng lòng vượt qua khó khăn bão lũ

Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề cho người dân một ở số địa bàn của tỉnh Lạng Sơn. Với sự chủ động của chính quyền, lực lượng chức năng, sự đồng lòng của người dân, công tác khắc phục hậu quả sau lũ đã và đang được tiến hành khẩn trương, nỗ lực cao nhất để người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất.

Mô hình đan hàng cói xuất khẩu tại huyện Nghĩa Hưng. Ảnh: Nguồn ITN
Địa phương

Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định đã triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động chị em tham gia khởi nghiệp, mở các lớp dạy nghề, tìm hiểu nhu cầu vốn thực tế của từng hội viên để có hướng hỗ trợ phù hợp. Với mục hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, đặc biệt đối với chị em phụ nữ hoàn cảnh khó khăn.

Lâm Đồng phấn đấu phê duyệt 2 dự án cao tốc trong tháng 10.2024
Địa phương

Lâm Đồng phấn đấu phê duyệt 2 dự án cao tốc trong tháng 10.2024

Đó là nhiệm vụ Ban chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải giao cho tỉnh Lâm Đồng tại phiên họp thứ 14 về các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì, diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến nối đầu cầu Chính phủ với các địa phương.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân

Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định rằng, mặc dù Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND có điều chỉnh tăng giá đất, nhưng về cơ bản, nghĩa vụ tài chính của người dân không thay đổi nhiều. Khi so sánh giá đất giữa các quyết định, mức thuế và tiền sử dụng đất phải nộp của người dân vẫn giữ nguyên.

Tính riêng lĩnh vực trồng trọt, tỉnh Đồng Nai đã có 45 mô hình ứng dụng công nghệ cao
Địa phương

Nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu của tỉnh. Thông qua đó, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng đồng thời thúc đẩy kết cấu hạ tầng, nhận diện thương hiệu, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi...

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng kiểm tra công tác bố trí các điểm di dời cho người dân trên địa bàn
Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân phục hồi sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 đã qua đi nhưng những hậu quả để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách quận.

Tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ có thêm 7 mã số vùng trồng chuối với diện tích hơn 1,5 ngàn ha.
Địa phương

Xây dựng mã số vùng trồng: “Hộ chiếu” đưa nông sản Đồng Nai xuất ngoại

Về dài hạn, mã số vùng trồng sẽ là nền tảng cho việc triển khai truy xuất nguồn gốc và là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho nông dân, người tiêu dùng. Đồng thời giúp gia tăng giá trị nông sản của địa phương, qua đó góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ
Hoạt động chính quyền

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ

Bão số 3 đã qua đi, nhưng những hậu quả mà nó để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng để cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội quận.