TP. Hồ Chí Minh thu phí lòng đường, hè phố thế nào?

TP. Hồ Chí Minh được chia thành thành 5 khu vực để tính mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè. Trong đó, Khu vực 1 (gồm địa bàn quận 1, 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận, Khu A Khu đô thị mới Nam Thành phố, Khu đô thị mới Thủ Thiêm) có mức thu phí cao nhất; Khu vực 5 là huyện Cần Giờ có mức thu thấp nhất.

TP. Hồ Chí Minh thu phí lòng đường, hè phố như thế nào? -0
Mức thu phí cho lòng đường, hè phố cho hoạt động trông giữ xe từ 20.000-350.000 đồng/m2/tháng tùy vào từng khu vực và vị trí các tuyến đường

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện về việc triển khai thực hiện hiệu quả các quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn.

Theo đó, Sở GTVT đề nghị các địa phương quan tâm, tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác quản lý lòng đường, hè phố trên địa bàn quản lý theo các quy định đã ban hành, để thiết lập trật tự an toàn giao thông, văn minh, mỹ quan đô thị và tạo sự đồng thuận của nhân dân.

Theo Sở GTVT, lòng đường, hè phố có chức năng chính là phục vụ giao thông (lòng đường phục vụ các phương tiện giao thông thông; hè phố để phục vụ người đi bộ, bố trí hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ, lắp đặt các công trình thiết yếu theo quy định). Ngoài chức năng nêu trên, lòng đường, hè phố chỉ được sử dụng tạm thời một phần ngoài mục đích giao thông (như kinh doanh, mua, bán hàng hóa, để xe, trông giữ xe theo quy định tại Quyết định số 32/2023/QĐ-UBND) khi được cơ quan chức năng cấp phép, chấp thuận thông qua phương án sử dụng và nộp phí sử dụng theo quy định.

Do đó, Sở đề nghị các địa phương khẩn trương ban hành danh mục các tuyến đường có hè phố cho phép để xe 2 bánh không thu tiền dịch vụ; tiến hành rà soát, lựa chọn một số tuyến đường có lòng đường, hè phố đủ điều kiện sử dụng ngoài mục đích giao thông để triển khai thực hiện có lộ trình, công bố rộng rãi phạm vi, thời gian sử dụng tạm thời; tổ chức việc cấp phép, thông qua phương án và thu phí theo quy định.

Theo quy định hiện hành, mức thu phí cho hoạt động trông giữ xe từ 20.000-350.000 đồng/m2/tháng và mức thu phí cho các hoạt động khác từ 20.000-100.000 đồng/m2/tháng, tùy vào từng khu vực và vị trí các tuyến đường. 

TP. Hồ Chí Minh được chia thành thành 5 khu vực để tính mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè. Trong đó, Khu vực 1 (gồm địa bàn quận 1, 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận, Khu A Khu đô thị mới Nam Thành phố, Khu đô thị mới Thủ Thiêm) có mức thu phí cao nhất; Khu vực 5 là huyện Cần Giờ có mức thu thấp nhất.

Việc sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa trên địa bàn phải đảm bảo đồng bộ trên từng đoạn, tuyến đường, khu vực và phải được UBND cấp quận, huyện thông qua, thu phí theo quy định. UBND cấp quận, huyện căn cứ hiện trạng sử dụng, đặc thù, tính chất của từng tuyến đường, đoạn đường của khu vực để xây dựng giải pháp tổ chức thực hiện, thời gian hoạt động cho phù hợp.

Địa phương

Lâm Đồng phấn đấu phê duyệt 2 dự án cao tốc trong tháng 10.2024
Địa phương

Lâm Đồng phấn đấu phê duyệt 2 dự án cao tốc trong tháng 10.2024

Đó là nhiệm vụ Ban chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải giao cho tỉnh Lâm Đồng tại phiên họp thứ 14 về các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì, diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến nối đầu cầu Chính phủ với các địa phương.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân

Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định rằng, mặc dù Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND có điều chỉnh tăng giá đất, nhưng về cơ bản, nghĩa vụ tài chính của người dân không thay đổi nhiều. Khi so sánh giá đất giữa các quyết định, mức thuế và tiền sử dụng đất phải nộp của người dân vẫn giữ nguyên.

Tính riêng lĩnh vực trồng trọt, tỉnh Đồng Nai đã có 45 mô hình ứng dụng công nghệ cao
Địa phương

Nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu của tỉnh. Thông qua đó, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng đồng thời thúc đẩy kết cấu hạ tầng, nhận diện thương hiệu, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi...

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng kiểm tra công tác bố trí các điểm di dời cho người dân trên địa bàn
Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân phục hồi sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 đã qua đi nhưng những hậu quả để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách quận.

Tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ có thêm 7 mã số vùng trồng chuối với diện tích hơn 1,5 ngàn ha.
Địa phương

Xây dựng mã số vùng trồng: “Hộ chiếu” đưa nông sản Đồng Nai xuất ngoại

Về dài hạn, mã số vùng trồng sẽ là nền tảng cho việc triển khai truy xuất nguồn gốc và là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho nông dân, người tiêu dùng. Đồng thời giúp gia tăng giá trị nông sản của địa phương, qua đó góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ
Hoạt động chính quyền

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ

Bão số 3 đã qua đi, nhưng những hậu quả mà nó để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng để cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội quận.

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi
Địa phương

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi

Để chung tay cùng cả nước ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi), giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, Đoàn ĐBQH thành phố Hải phòng đã tặng 60 suất quà trị giá 60 triệu đồng cho các hộ dân bị ảnh hưởng do bão tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Quận Long Biên (Hà Nội): Chưa xử lý dứt điểm công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ
Địa phương

Quận Long Biên (Hà Nội): Chưa xử lý dứt điểm công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ

Mới đây, UBND quận Long Biên (Hà Nội) vừa thụ lý giải quyết tố cáo của công dân đối với ông Vũ Ngọc Hiệp – Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm vì không thực hiện Kết luận số 02/KL-CTUBND ngày 29.5.2024 của Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm kết luận nội dung tố cáo đối với ông Nguyễn Văn Minh.

Một góc NTM kiểu mẫu ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
Địa phương

Yên Mỹ - miền quê đáng sống

Được công nhận xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2023, xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì) đang sở hữu diện mạo của một miền quê đáng sống với cảnh quan tươi đẹp, hiện đại, khang trang. Xã đang tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM kiểu mẫu đã đạt được. Trong đó, đối với các ngành nghề kinh tế, lấy kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo nhiều việc làm, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp chuyên canh hàng hóa kết hợp khai thác dịch vụ du lịch phát triển.