KỲ HỌP BẤT THƯỜNG LẦN THỨ CHÍN, QUỐC HỘI KHÓA XV

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không chỉ tháo gỡ khó khăn mà còn phải khuyến khích, thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển

"Các quy định cứ giằng vào nhau mà không biết bắt đầu từ đâu cả là mình chết. Bây giờ đi vào thực tế, đáp ứng yêu cầu phát triển như thế, cái gì là rào cản thì phải tháo gỡ ra. Phải có một trật tự để tất cả mọi người đều phải huy động và thực hiện, đi theo cùng một hướng, chứ ông này đi sang, ông kia kéo lùi thì làm sao mà phát triển được”, Tổng Bí thư nhấn mạnh tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội sáng nay, 15.2. 

avatar
Tổng Bí thư Tô Lâm: Không chỉ tháo gỡ khó khăn mà còn phải khuyến khích, thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển. Ảnh: Phạm Thắng

Phát biểu tại tổ sáng nay, 15.2, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là rất quan trọng, rất gấp.

Không gỡ thể chế thì Nghị quyết 57 không thể đi vào cuộc sống được

Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị ban hành cuối năm 2024, nhưng để đi được vào cuộc sống thì phải sửa đổi một số luật, đặc biệt là Luật Khoa học và Công nghệ. Nhưng sửa luật thì nhanh nhất cũng phải giữa năm hoặc cuối năm nay thì cả năm 2025 chúng ta không thể triển khai được Nghị quyết 57 hoặc triển khai cũng không ý nghĩa gì khi chồng chất hàng loạt những khó khăn như thế này. Tinh thần Nghị quyết đã rõ rồi, nhưng phải thể chế hóa để khẩn trương đưa Nghị quyết vào cuộc sống.

Tổng Bí thư bày tỏ rất tán thành với ý kiến của các đại biểu về việc Nghị quyết này không chỉ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà còn phải khuyến khích, thúc đẩy và rất nhiều vấn đề khác thì mới phát triển được. Do đó, tên gọi của Nghị quyết cũng cần phải tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu.

tbt.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu. Ảnh: Phạm Thắng

Nêu vấn đề hình như đụng đâu cũng thấy khó khăn, Tổng Bí thư chỉ rõ, "khó khăn này là do các quy định của chúng ta. Đây cũng là bài học để thấy thể chế là điểm nghẽn, không gỡ thể chế thì không thể đi vào cuộc sống được". Do đó, chọn hình thức ban hành Nghị quyết của Quốc hội cũng là cách thức để khẩn trương tháo gỡ, đưa các chính sách vào cuộc sống.

Tổng Bí thư cũng chỉ rõ, đây mới chỉ là bước đầu. Các cơ quan của Chính phủ trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các cơ quan, của người dân, của doanh nghiệp thì mới hệ thống được ở đây một số vấn đề cần tập trung tháo gỡ thôi chứ cũng có thể chưa hết được. Do đó, Nghị quyết cũng chỉ giới hạn phạm vi trong 3 nhóm để tập trung, để có định hướng thực hiện ngay.

Cứ tìm cái nào rẻ nhất thì sẽ trở thành bãi rác của khoa học công nghệ

“Tại sao ai cũng thấy được giá trị của khoa học công nghệ, ai cũng thấy được sự cần thiết phát triển khoa học công nghệ mà không phát triển được?”.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 15.2. Ảnh: Phạm Thắng

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 15.2. Ảnh: Phạm Thắng

Đặt câu hỏi trên, Tổng Bí thư chỉ rõ, chỉ sửa đổi Luật Khoa học và công nghệ thôi cũng chưa đủ để thúc đẩy được khoa học công nghệ phát triển. Đơn cử như Luật Đấu thầu là có vấn đề. “Đấu thầu khoa học công nghệ mà như thế này thì chỉ có mua đồ giả, đồ rẻ thôi. Không ai khuyến khích mua đồ đắt tiền. Cứ tìm thị trường cái nào rẻ nhất thì mình sẽ trở thành bãi rác của khoa học công nghệ”, Tổng Bí thư nói.

Theo Tổng Bí thư, lựa chọn công nghệ thì phải biết đi tắt, đón đầu. Thế giới phát triển rồi mà mình không biết người ta đi đến đâu, cứ theo sau thì cũng là lũi cũi đi sau thôi. Luật Đấu thầu cứ quy định như hiện nay, chỉ quan tâm chuyện tiền nong, giá rẻ thì chúng ta sẽ vấp phải tình trạng này, thậm chí có những công nghệ người ta còn cho không mình.

Hay quy định đầu tư công, đầu tư tư, hợp tác công – công, hợp tác công – tư… chúng ta đưa vào để quản lý những việc này, nhưng cuộc sống có chỉ đơn thuần như thế đâu? "Các mối quan hệ này phải đi đến tính hiệu quả. Vừa qua chúng ta rất máy móc", Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Hay vấn đề thuế. Tổng Bí thư nêu thực tế, Chính phủ đề xuất miễn, giảm thuế thì thu thuế lại được nhiều hơn. Đồng thời cho biết rất xúc động khi nghe Thủ tướng nói miễn thuế, giảm thuế, giảm lãi suất để khuyến khích người ta phát triển. Lãi suất cho vay của ngân hàng cứ 5 – 7% thì người ta không vay tiền nữa, không sản xuất kinh doanh nữa, cả xã hội không phát triển được. Nhưng lãi suất thấp xuống thì nhiều người vay hơn vì người ta thấy với lãi suất như vậy thì buôn bán được, sản xuất, kinh doanh được. "Chúng ta phải tính toán những việc này. Quy định như thế nào trong luật để khuyến khích phát triển chứ không phải là thu triệt để”, Tổng Bí thư nói.

Hay Luật Doanh nghiệp cũng tương tự như vậy. Doanh nghiệp là phải khuyến khích. Ví dụ, trường đại học là phải có doanh nghiệp, có gắn kết với doanh nghiệp, các cơ sở khoa học phải có gắn kết, trong doanh nghiệp thì có hợp tác xã là một loại hình chứ lại quy định cụ thể nay mai nảy sinh thêm loại hình mới thì lại bảo chưa có trong luật nên không được làm. Như thế là tự mình lại hạn chế mình. Sở hữu trí tuệ cũng lại đụng đến Luật Sở hữu trí tuệ.

“Đây là cả một hệ thống mà từ trước đến giờ chúng ta thấy rất khó. Nói thể chế là điểm nghẽn thì đi vào những vấn đề cụ thể như vậy càng thấy rất rõ. Nó cứ giằng vào nhau mà không biết bắt đầu từ đâu cả là mình chết. Bây giờ đi vào thực tế, đáp ứng yêu cầu phát triển như thế, cái gì là rào cản thì chúng ta phải tháo gỡ ra. Phải có một trật tự để tất cả mọi người đều phải huy động và thực hiện để đi theo cùng một cái hướng, chứ ông này đi sang, ông kia kéo lùi thì làm sao mà phát triển được”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Nếu chờ đầy đủ điều kiện thì rất khó

Nhấn mạnh lại mục tiêu là phải khuyến khích phát triển chứ không phải là chỉ tháo gỡ, Tổng Bí thư nêu rõ, còn rất nhiều việc chúng ta phải đầu tư và phải có thời gian. Khoa học công nghệ là miền đất hoang vu cần khai thác, có sự mạo hiểm, rủi ro, chứ không phải đường rộng thênh thang ai cũng có thể đến được; nếu để chờ đầy đủ điều kiện thì rất khó.

Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là bước đầu để thể chế hoá Nghị quyết 57. Về lâu dài, Tổng Bí thư chỉ rõ, cần tiếp tục sửa đổi các luật, trước mắt là Luật Khoa học và Công nghệ và các luật có liên quan để tiến bộ, đồng bộ và phải rất sát với thực tiễn. Phải đổi mới tư duy, cách làm, nhìn thẳng vào vấn đề của thực tiễn để có cách tháo gỡ.

Thời sự Quốc hội

 Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự chương trình tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự chương trình tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Sáng 20.4, tại khu A3, Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức chương trình tiếp nhận và đưa 6 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong tham dự chương trình.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri
Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng tiếp xúc cử tri tại Quảng Trị

Thực hiện Chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đã có các cuộc tiếp xúc cử tri tại thị trấn Cam Lộ (huyện Cam Lộ) và phường 5 (thành phố Đông Hà).

Dự liệu sớm để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro
Chính trị

Dự liệu sớm để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro

Tại Phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế và Tài chính sáng nay, 19.4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh lưu ý, cần dự liệu sớm để có các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro, có những quy định để phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính khi trung tâm tài chính quốc tế được thành lập và hoạt động. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế và Tài chính

* Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh dự

Sáng 19.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã dự Phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Ủy ban Kinh tế và Tài chính.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu tại hội nghị
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh tiếp xúc cử tri tại Quảng Ninh

Sáng 18.4, tại TP Móng Cái, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh và Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã tiếp xúc cử tri các huyện Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới các điểm cầu trên địa bàn các địa phương.  

Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Tập đoàn Viettel

Chiều 18.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tập đoàn Công nghiệp - viễn thông Quân đội (Viettel), phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội đồng Dân tộc làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk, khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Thời sự Quốc hội

Hội đồng Dân tộc làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk, khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chiều 18.4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk nhằm đã khảo sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025) trên địa bàn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì làm việc với UBND thành phố Hà Nội về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì làm việc với UBND thành phố Hà Nội về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực

Chiều 18.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc.

Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và 3 dự án luật
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và 3 dự án luật

Chiều 18.4, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ nhất, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi, Ủy ban Kinh tế và Tài chính tiến hành thẩm tra việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và 3 dự án luật.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri. Ảnh: Hải Hành
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bảo đảm bộ máy hoạt động liên tục, thông suốt, không gián đoạn, không trông chờ

“Trong quá trình tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính, chúng ta phải bảo đảm hoạt động liên tục, thông suốt, không gián đoạn, không trông chờ. Song song với việc sắp xếp vẫn phải bảo đảm thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm nay. Tăng trưởng của Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang phải phấn đấu đạt hơn 8%, thậm chí là 9%”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong phát biểu với cử tri tỉnh Hậu Giang chiều nay. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà tri ân người có công tại tỉnh Hậu Giang
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp xúc cử tri tại tỉnh Hậu Giang

Chiều 18.4, tại Trung tâm hành chính TP. Vị Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang đã tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV - Kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, xem xét, quyết định nhiều vấn đề hệ trọng trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước, đặc biệt là việc sửa đổi Hiến pháp và pháp luật về tổ chức bộ máy để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập các tỉnh...

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành phát biểu
Chính trị

Hội đồng Dân tộc khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Lắk, Đắk Lắk

Sáng 18.4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã khảo sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025) tại huyện Lắk, Đắk Lắk.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Minh Đức phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Tập đoàn công nghệ CMC

Sáng 18.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tập đoàn công nghệ CMC, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.