Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam

Sáng nay, 25.7, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tham dự Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (1948 - 2023).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam -2
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham quan gian trưng bày tại buổi lễ. Ảnh: Trí Dũng

Tham dự có các Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng; các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; cùng đông đảo các văn nghệ sĩ đại diện cho những người làm công tác sáng tạo văn học, nghệ thuật cả nước.

Đóng góp xứng đáng vào việc hình thành hệ giá trị mới

Trong Diễn văn đọc tại Lễ kỷ niệm, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam Đỗ Hồng Quân đã điểm lại lịch sử hình thành, phát triển hào hùng, truyền thống vẻ vang và những đóng góp to lớn, quan trọng của Hội Văn hóa cứu quốc trước đây cũng như của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật ngày nay và đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà trong suốt 75 năm qua vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Dân tộc, vì độc lập, tự do, vì thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân và khát vọng chủ nghĩa xã hội trước đây cũng như sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN ngày nay.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam -0
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với đại biểu dự lễ kỷ niệm. Ảnh: Trí Dũng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam -0
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với đại biểu dự lễ kỷ niệm. Ảnh: Trí Dũng

Trải qua những năm tháng đầy hy sinh, gian khổ của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong tiến trình đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước, đội ngũ văn nghệ sĩ Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Các thế hệ văn nghệ sĩ nối tiếp nhau đã sáng tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị cao trên nhiều lĩnh vực, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đến nay, đội ngũ văn nghệ sĩ của nước nhà đã có tới hơn 4 vạn người, bao gồm 5 thế hệ thuộc các dân tộc anh em, vùng miền trong cả nước; hoạt động trong các chuyên ngành: văn học, kiến trúc, sân khấu, mỹ thuật, âm nhạc, nhiếp ảnh, điện ảnh, văn nghệ dân gian, văn nghệ các dân tộc thiểu số; sinh hoạt trong 10 Hội chuyên ngành trung ương và 63 Hội Văn học nghệ thuật các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong toàn quốc.

Đó là một đội ngũ hùng hậu, gắn bó máu thịt với Tổ quốc, với Nhân dân, đoàn kết, nhất trí về chính trị, tư tưởng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, thiết tha với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc, khao khát vươn lên để cống hiến có hiệu quả. Đó cũng là đội quân nòng cốt để tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới. Nền văn học nghệ thuật tiếp tục đổi mới, bám sát hiện thực sôi động của đất nước, có cách nhìn điềm tĩnh, tinh tế, tích cực ủng hộ sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin, có quan điểm biện chứng về đời sống; ca ngợi, khẳng định những cái tốt đẹp, cái tích cực; cổ vũ những nhân tố mới, thành tựu mới, "lấy ánh sáng đẩy lùi bóng tối"; tính tích cực xã hội được đề cao. Văn học nghệ thuật ngày càng phát triển đa dạng, phong phú, mới mẻ, giàu tiềm năng; xu hướng chuyên nghiệp hoá ngày càng được đề cao; tính dân tộc ngày càng đi vào chiều sâu, có thành tựu to lớn và bước tiến dài trong sự nghiệp.

Đội ngũ văn nghệ sĩ gắn bó mật thiết với đời sống của Nhân dân, say mê với nghề nghiệp, dồn hết tài năng, tâm huyết để sáng tạo nên nhiều tác phẩm mới. Sự cống hiến của anh chị em đã góp phần to lớn vào việc xây dựng, bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, sự tin tưởng vào thành tựu đổi mới; gìn giữ các giá trị văn hoá, góp phần ổn định xã hội, cổ vũ sự phát triển của đất nước. Trách nhiệm xã hội của văn nghệ sĩ đã được khẳng định và đánh giá cao. Tài năng và nhiệt huyết của anh chị em văn nghệ sĩ đóng góp xứng đáng vào việc hình thành hệ giá trị mới, xây dựng nền văn hóa, văn học nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người Việt Nam mới - yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương và sáng tạo. Đó là gắn bó với các giá trị truyền thống yêu nước và cách mạng, khẳng định các giá trị đạo đức, nhân văn của Dân tộc.

Xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đội ngũ văn nghệ sĩ - chiến sĩ tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân

Trong phát biểu tại Lễ kỷ niệm, nhìn lại 75 năm qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vui mừng nhận thấy, anh chị em văn nghệ sĩ dưới mái nhà chung của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã có sự phát triển, trưởng thành đầy ấn tượng, góp phần to lớn vào công cuộc sáng tạo các sản phẩm văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của Nhân dân, đưa văn hóa ngày càng thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; xứng đáng là lực lượng nòng cốt sáng tạo các giá trị văn hóa, là đội ngũ văn nghệ sĩ - chiến sĩ tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam -1
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm. Ảnh: Trí Dũng

"Với các kết quả đã đạt được, văn học nghệ thuật đã góp phần quan trọng vào nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa, xây dựng con người; đấu tranh với mọi biểu hiện sai trái, tạo ra bầu không khí lành mạnh trong xã hội. Không phải là ngẫu nhiên mà Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và các hội chuyên ngành đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý, đặc biệt là Huân chương Sao Vàng - huân chương cao quý nhất của nước ta. Đó là sự ghi nhận, tin tưởng, đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với hoạt động của đội ngũ văn nghệ sĩ", Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh, chúc mừng, biểu dương và cảm ơn những đóng góp to lớn của đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà, của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

Còn một số người phai nhạt mục tiêu, lý tưởng cách mạng, xem nhẹ trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, thành tựu, đóng góp to lớn, Tổng Bí thư cũng nêu rõ, chúng ta cũng không tránh khỏi những hạn chế, yếu kém cần sớm được khắc phục. Đặc biệt là tình trạng vẫn còn một số người phai nhạt mục tiêu, lý tưởng cách mạng, xem nhẹ trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân. Tác phẩm của họ thường xa rời thực tiễn đời sống của đất nước, của Nhân dân. Một số phát ngôn, viết hồi ký, sách báo, trang điện tử, sử dụng YouTube có nội dung thiếu xây dựng, thậm chí rất cực đoan. Cá biệt có hiện tượng "bôi đen" giá trị thiêng liêng của lịch sử, của chế độ, đề cao quá mức cái "tôi" để kêu gọi tự do sáng tác... phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với văn học nghệ thuật.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam -0
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại lễ kỷ niệm. Ảnh: Trí Dũng

Những thành tựu văn học nghệ thuật mà chúng ta đã đạt được trong những năm qua chưa thật tương xứng với sự nghiệp đổi mới của đất nước. Chất lượng chưa hài hòa với số lượng. Chưa có nhiều tác phẩm tạo được sự thu hút, sự quan tâm rộng lớn của công chúng và có sức lan tỏa làm rung động lòng người. Còn ít những tác phẩm đỉnh cao, những văn nghệ sĩ lớn.

Tổng Bí thư đề nghị các văn nghệ sĩ cùng trao đổi, thảo luận thẳng thắn, với tinh thần xây dựng, trách nhiệm cao, "tự soi, tự sửa" nhằm khắc phục bằng được những hạn chế, yếu kém trong sáng tác và lý luận phê bình văn học nghệ thuật cũng như trong việc tổ chức và hoạt động của các Hội và Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật trong cả nước.

Nêu bật bối cảnh tình hình đất nước trong giai đoạn phát triển mới, với những thuận lợi, thời cơ và thách thức mới, Tổng Bí thư nêu rõ, yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng nước ta là phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển mạnh mẽ hơn nữa nền văn hóa, văn học nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là "nền tảng tinh thần", "động lực phát triển", "soi đường cho quốc dân đi"; xây dựng con người Việt Nam mới, vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển bền vững đất nước, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: "Muốn xây dựng được chủ nghĩa xã hội thì phải có những con người xã hội chủ nghĩa". Đồng thời, cần phát huy giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng; tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để tận dụng mọi thời cơ, vượt qua mọi thách thức, thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở thành một quốc gia phát triển theo định hướng XHCN vào giữa thế kỷ XXI.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam -1
Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật" và tặng hoa chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Trí Dũng

Trong sự nghiệp cao cả, vĩ đại này của toàn dân tộc, đội ngũ trí thức, bao gồm trí thức khoa học - công nghệ và trí thức khoa học xã hội - nhân văn, trong đó có trí thức - văn nghệ sĩ có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng, bởi trí thức, nhân tài chính là nguyên khí của quốc gia, là vốn liếng quý báu của dân tộc; Cha ông ta đã dạy: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao; nguyên khí suy thì thế nước yếu và càng xuống thấp", Tổng Bí thư khẳng định.

Tổng Bí thư nêu rõ, lâu nay, Đảng ta đã luôn luôn khẳng định: "Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn, trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam" trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Đảng, Nhà nước và Nhân dân luôn luôn mong đợi và tin tưởng vững chắc rằng, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sĩ Việt Nam sẽ luôn luôn đồng hành cùng Dân tộc và sự nghiệp đổi mới của Đảng; tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng quý báu, rất vẻ vang của mình; đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của sự nghiệp chấn hưng văn hoá, xây dựng con người Việt Nam thời đại mới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để có thể thực hiện được sứ mệnh cao cả và trọng trách nặng nề nhưng rất vẻ vang đó trước Đảng, trước Nhân dân và Đất nước, Tổng Bí thư tha thiết mong đợi và tin tưởng rằng, nền văn học nghệ thuật cách mạng Việt Nam cùng với đội ngũ văn nghệ sĩ đã từng được rèn luyện, thử thách trong đấu tranh cách mạng trước đây và trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước ngày nay; với truyền thống vẻ vang của Dân tộc, tiếp tục phát huy những thành quả của Văn học, nghệ thuật 75 năm qua, nhất định chúng ta sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức để có thêm nhiều tác phẩm xứng đáng với con người và Tổ quốc Việt Nam muôn vàn yêu quý của chúng ta, đáp ứng được lòng mong đợi của Nhân dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam -2
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Trí Dũng

Cũng theo Tổng Bí thư, để tạo điều kiện cho văn học, nghệ thuật phát triển, Đảng và Nhà nước luôn luôn khuyến khích mọi sự tìm tòi, tôn trọng tự do sáng tạo của người nghệ sĩ, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đối với văn học nghệ thuật và văn nghệ sĩ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đảng, Nhà nước và Nhân dân luôn luôn mong muốn, kỳ vọng và đòi hỏi đội ngũ văn nghệ sĩ có nhiều tác phẩm có giá trị cao hơn nữa về tư tưởng và nghệ thuật; phản ánh chân thực, sâu sắc, toàn diện hiện thực của đất nước ta trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển. Đồng thời, xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới, hội nhập sâu rộng đang diễn ra rất sôi động, nhanh chóng và xuất hiện nhiều vấn đề mới, khác nhiều so với trước đây trong chiến tranh và thời kỳ quan liêu, bao cấp. Điều đó đòi hỏi mỗi người nghệ sĩ phải tự đổi mới mình, vừa có bản lĩnh, sự tỉnh táo; vừa có trình độ, tầm nhìn, cách nghĩ và phương thức thể hiện mới trong sáng tạo nghệ thuật, phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển của Việt Nam hôm nay.

Văn nghệ chiếu sáng cuộc sống, bồi dưỡng, nâng cao con người, không phải chỉ là nơi giãi bày tâm trạng cá nhân

Nhân Lễ kỷ niệm, nhắc lại đôi điều trao đổi, tâm sự thêm với anh chị em văn nghệ sĩ trẻ, Tổng Bí thư nêu vấn đề: Thời đại và cuộc sống quanh ta có rất nhiều điều để nói, để viết, nhưng quan trọng là nói như thế nào và viết như thế nào? Nhiều người thường bảo, văn nghệ phải chiếu sáng cuộc sống, chứ không chỉ là nơi cuộc sống hiện hình; văn nghệ bồi dưỡng, nâng cao con người chứ không phải chỉ là nơi giãi bày tâm trạng cá nhân, hạ thấp con người.

Hơn lúc nào hết, người nghệ sĩ phải bám sát cuộc sống, dám đi vào những mũi nhọn của cuộc sống trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, trên thương trường và mặt trận an ninh, quốc phòng, đối ngoại; đến với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, biên cương, hải đảo để phát hiện và phản ánh những nhân tố mới, cách làm hay, những vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống, tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các nhiệm vụ của xã hội, đặc biệt là cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng con người Việt Nam XHCN, văn minh, thanh lịch, chan chứa tình người. Chỉ có như vậy, văn học, nghệ thuật của chúng ta mới có được những tác phẩm hay, làm lay động lòng người và cần thiết cho công chúng, cho xã hội.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

"Mong sao, các văn nghệ sĩ nhận thức và thể hiện thật rõ điều đó để xứng đáng với niềm tin yêu và hy vọng mới của Nhân dân; đừng để cho sự tầm thường dễ dãi ám ảnh mình". Căn dặn điều này, Tổng Bí thư lưu ý, các văn nghệ sĩ trẻ cần thường xuyên học hỏi, đúc rút những bài học tốt từ các thế hệ đi trước để tiếp tục đi xa hơn, vững vàng hơn. Bài học đó phải chăng vẫn là: Khát vọng lớn lao, lý tưởng cao cả, hòa nhịp đập trái tim mình với nhịp đập trái tim toàn dân tộc, lăn lộn với thực tiễn phong phú, sôi động của cuộc sống nhân dân, chứ không phải chỉ sa vào tâm trạng cá nhân, gặm nhấm tâm tư, yếm thế, lấy tiểu xảo thay cho tài năng, nhìn đời bằng góc nhìn chật hẹp, thậm chí coi văn nghệ chỉ đơn giản như là một thú vui, giải trí hoặc một cuộc chơi, một sự đam mê tầm thường.

Thực tế đời sống văn học ở nước ta và trên thế giới cho thấy, những tác gia lớn đều là những tác gia có khát vọng và hoài bão lớn lao, có tầm nhìn xa rộng và có tư duy sâu sắc. Chỉ có khát vọng và hoài bão lớn về sự sáng tạo thì mới đi xa và bền vững được. Mục đích cuối cùng của người nghệ sĩ là tác phẩm hay, tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao. Nó phản ánh tâm hồn và tính cách dân tộc, những điều lớn lao, mạnh mẽ của con người và dự báo cho cả tương lai!

Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương, cần nhận thức sâu sắc hơn nữa về vai trò, vị trí quan trọng của văn hóa, văn học nghệ thuật trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; luôn luôn cổ vũ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật thông qua các cơ chế, chính sách, như: Hỗ trợ tài chính, mở trại sáng tác, đi thực tế, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng các tài năng văn nghệ; huy động mọi nguồn lực, cả về vật chất và tinh thần, để văn hóa, văn học nghệ thuật phát triển mạnh mẽ và cống hiến nhiều hơn nữa trong những năm tới. Phải coi đây vừa là trách nhiệm, vừa là tình cảm, xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống, là sự nghiệp chung của tất cả chúng ta.

Tại Lễ kỷ niệm, thay mặt các văn nghệ sĩ trên cả nước, Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam đã trân trọng trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn học, nghệ thuật Việt Nam tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất

Chiều 6.1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về “Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp thứ Tám của Ban Chỉ đạo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt, khen thưởng Đội tuyển Việt Nam
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt, khen thưởng Đội tuyển Việt Nam

Chiều 6.1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt, chúc mừng, biểu dương, khen thưởng Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam vừa giành chức vô địch Giải bóng đá Đông Nam Á - ASEAN Cup 2024. Đây cũng là lần thứ 3 các cầu thủ Việt Nam giành chức vô địch tại giải đấu này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoạt động ngoại giao phải phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% trong năm 2025
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoạt động ngoại giao phải phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% trong năm 2025

Sáng 6.1, dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành Ngoại giao, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo, mọi hoạt động đối ngoại, ngoại giao phải phục vụ đắc lực, hiệu quả cho mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% trong năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với tỉnh Gia Lai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với tỉnh Gia Lai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng

Sáng 6.1, tại tỉnh Gia Lai, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Lai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI đến tháng 12.2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi

Sáng 6.1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND

Tiếp tục Phiên họp thứ 41, sáng nay, 6.1, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Chủ động triển khai những hoạt động mới, lần đầu tiên tổ chức tại Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Chủ động triển khai những hoạt động mới, lần đầu tiên tổ chức tại Quốc hội

Phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 41 sáng nay, 6.1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ động mọi công việc để trình các nội dung, triển khai những hoạt động mới, lần đầu tiên tổ chức tại Quốc hội theo tinh thần "đúng vai, thuộc bài". 

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Phước Long, Bình Phước
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Phước Long, Bình Phước

Tối 5.1, tại Quảng trường 6.1, trung tâm thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Phước đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Phước Long (6.1.1975 - 6.1.2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh và các đại biểu trao tặng giải thưởng, danh hiệu cho các học sinh, sinh viên tiêu biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam

Tối 5.1, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9.1.1950 – 9.1.2025); tuyên dương danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện” cấp Trung ương và trao giải thưởng “Sao Tháng Giêng” năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự, phát biểu chỉ đạo và trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả
Thời sự Quốc hội

Tuyên truyền sâu rộng về chặng đường 80 năm xây dựng, phát triển và đổi mới không ngừng của Quốc hội Việt Nam

Tối nay, 5.1, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội, đã diễn ra Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ 3 - năm 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự, phát biểu chỉ đạo và trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả.

Bám sát nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước, phản ánh, phân tích sâu hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân
Thời sự Quốc hội

Bám sát nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước, phản ánh, phân tích sâu hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Lời Tòa soạn: Tối 5.1, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và HĐND (Giải Diên Hồng) lần thứ 3 - năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Trưởng Ban Chỉ đạo Giải Diên Hồng đã phát biểu phát động Giải Diên Hồng lần thứ 4 - năm 2026. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Thông cáo báo chí Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ ba - năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông cáo báo chí Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ ba - năm 2025

Vào 20h10 ngày 05/01/2025, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ ba - năm 2025 đã diễn ra tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Xô, số 91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Lan tỏa mạnh mẽ khát vọng, quyết tâm mới, khí thế mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự Quốc hội

Lan tỏa mạnh mẽ khát vọng, quyết tâm mới, khí thế mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Lời Tòa soạn: Tối 5.1, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và HĐND lần thứ 3 - năm 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao giải. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phát huy lòng yêu nghề với tâm sáng, bút sắc, trí bền, đồng hành cùng Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phát huy lòng yêu nghề với tâm sáng, bút sắc, trí bền, đồng hành cùng Quốc hội

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao giải Diên Hồng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tin tưởng, các nhà báo tiếp tục phát huy lòng yêu nghề với tâm sáng, bút sắc, trí bền, đồng hành cùng Quốc hội; đồng thời, cần lan tỏa mạnh mẽ tinh thần tích cực, khát vọng, quyết tâm mới, khí thế mới trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, nhất là những thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng là chủ trương lãnh đạo của Đảng về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.