Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc và các nước

Chiều 18.10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các nước, tổ chức quốc tế nhiệm kỳ 2024 – 2027.

Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với các Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024 – 2027. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với các Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024 – 2027. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phan Thị Kim Oanh công bố quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền - Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp quốc và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Campuchia, Singapore và Ukraine.

Trao quyết định và giao nhiệm vụ cho các Đại sứ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng và khẳng định, các đồng chí được giao nhiệm vụ lần này đều là những nhà ngoại giao chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm trong công tác đối ngoại.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ, Trưởng đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024 – 2027 cho Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ, Trưởng đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024 – 2027 cho Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Chia sẻ với các Đại sứ được bổ nhiệm về thuận lợi, khó khăn, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết, đây đều là những địa bàn quan trọng trong đường lối đối ngoại của đất nước. Trong đó, Liên Hợp Quốc là tổ chức đa phương lớn nhất, tập trung nhất, giải quyết những vấn đề quốc tế. Campuchia là nước láng giềng hữu nghị, khu vực ưu tiên trong chính sách đối ngoại. Singapore là đối tác chiến lược có mối quan hệ mẫu mực, nhiều tiềm năng cơ hội thúc đẩy phát triển trong ASEAN. Ukraine là bạn bè truyền thống, đối tác toàn diện.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024 – 2027 cho Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024 – 2027 cho Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chỉ rõ, mỗi địa bàn đều có thuận lợi, khó khăn nhất định. Điều thuận lợi hiện nay là chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước xác định đối ngoại có vai trò rất quan trọng; vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng được tăng cường. Công tác đối ngoại hiện nay được xác định là trọng yếu, thường xuyên và toàn diện. Tuy nhiên, mỗi địa bàn, khu vực, mỗi nước có những thuận lợi, khó khăn riêng và vì vậy các Đại sứ cần thấy được thuận lợi, khó khăn, để triển khai nhiệm vụ, công việc cần làm phù hợp.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024 – 2027 cho đồng chí Trần Phước Anh. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024 – 2027 cho đồng chí Trần Phước Anh. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong các Đại sứ được bổ nhiệm tiếp tục phát huy kinh nghiệm; chia sẻ với khó khăn, vừa học tập, quán triệt, trao đổi, đoàn kết, nhất trí hoàn thành tốt nhiệm vụ; bảo vệ lợi ích của quốc gia, nhân dân, doanh nghiệp; không chỉ quan tâm chăm lo cộng đồng người Việt sinh sống ở nước ngoài mà cả cán bộ, doanh nghiệp lưu học sinh…

Phát biểu nhận nhiệm vụ, đại diện các Đại sứ bày tỏ vinh dự, cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và lãnh đạo Đảng, Nhà nước tin tưởng giao nhiệm vụ; khẳng định, đây là vinh dự cũng là trách nhiệm to lớn trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024 – 2027 cho đồng chí Phạm Hải. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024 – 2027 cho đồng chí Phạm Hải. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Mặc dù bối cảnh tình hình thế giới, khu vực phức tạp nhiều khó khăn, thách thức nhưng các Đại sứ được bổ nhiệm khẳng định điểm thuận lợi chính là đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; khi nhận nhiệm vụ mới mang trong lòng niềm tự hào và tự tin sự phát triển của đất nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu giao nhiệm vụ cho các Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu giao nhiệm vụ cho các Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Đại diện các Đại sứ được bổ nhiệm cam kết nỗ lực hết mình triển khai hiệu quả nhiệm vụ được giao; đóng góp hiệu quả công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước; góp phần để ngoại giao tương xứng vị thế đất nước, đóng góp hiệu quả hơn vào nền chính trị thế giới, lan tỏa mô hình Việt Nam độc lập, tự chủ, phát triển phồn vinh, hạnh phúc.

Thay mặt các Đại sứ, Trưởng đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Thay mặt các Đại sứ, Trưởng đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Các Đại sứ được bổ nhiệm khẳng định luôn kiên định mục tiêu đặt lợi ích quốc gia, dân tộc trên hết; gắn kết ba trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; gắn kết ngoại giao với quốc phòng, an ninh; xây dựng cơ quan đại diện vững mạnh, bản lĩnh, để mỗi cán bộ, nhất là đại sứ là đại diện xứng đáng cho dân tộc, Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam.

baotintuc.vn

Chính trị

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật
Chính trị

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật

Sáng 25.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Ảnh Hồ Long
Chính trị

Khai mạc Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước

Sáng 25.4, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên Hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Bài cuối: Vì một nền hành chính phụng sự nhân dân
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Vì một nền hành chính phụng sự nhân dân

Trong thời điểm chuyển mình lớn nhất của nền hành chính, điều cử tri và nhân dân kỳ vọng không chỉ là bộ máy tinh gọn, mà là một nền hành chính phụng sự nhân dân. Như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Công tác nhân sự đã rất quan trọng - nay lại càng quan trọng hơn trước yêu cầu mới”. Giữ người tài. Trao cho họ cơ hội cống hiến. Đó là cách thắp lửa “nhịp tim” cải cách - và giữ vững niềm tin vào một nền hành chính đang chuyển mình mạnh mẽ, vì Tổ quốc, vì nhân dân.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chiều 24.4, tại Phủ Chủ tịch ở Thủ đô Vientiane, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã chủ trì trọng thể lễ đón chính thức Chủ tịch nước Lương Cường theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Ngay sau lễ đón, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu
Chính trị

Rà soát tài sản công để có giải pháp sử dụng có hiệu quả hơn

Cho ý kiến về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 tại Phiên họp sáng 24.4, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, phải xem đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng với những nội dung rất cụ thể để các bộ, ngành, địa phương, cơ quan thực hiện. Cần rà soát lại tất cả các dự án chậm triển khai để kịp thời tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách để khơi thông nguồn lực; rà soát các tài sản công ở các địa phương để có giải pháp sử dụng có hiệu quả hơn.

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự
Chính trị

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự

Chiều 24.4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 2, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đã thẩm tra dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu chỉ đạo
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan chủ trì làm việc về 2 dự thảo Luật

Chiều 24.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã chủ trì cuộc làm việc với một số bộ, ngành, cơ quan, tổ chức về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Chủ tịch nước Lương Cường tới Viêng Chăn, bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Lào
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường tới Viêng Chăn, bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Lào

15h ngày 24.4, chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Wattay, Thủ đô Vientiane, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ 24 - 25.4 theo lời mời của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt Đoàn ĐBQH các khóa tỉnh Vĩnh Phúc

Trưa 24.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã gặp mặt Đoàn ĐBQH các khóa tỉnh Vĩnh Phúc, nhân dịp Đoàn tổ chức về nguồn, thăm Nhà Quốc hội hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026).

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước đến Lào
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước đến Lào

Chiều 24.4, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội đi thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong hai ngày 24 - 25.4 theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith.

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra 2 dự án luật
Chính trị

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra 2 dự án luật

Sáng 24.4, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 2, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

toàn cảnh Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Lập định mức mà thiếu cơ sở, chưa đầy đủ thì dự toán sẽ không chính xác

Lưu ý thời điểm xây dựng phương án về định mức phân bổ như Tờ trình của Chính phủ là chưa phù hợp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và ý kiến của cơ quan thẩm tra để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2026. Đây là vấn đề rất quan trọng, nếu lập định mức mà thiếu cơ sở, chưa đầy đủ thì dự toán sẽ không chính xác.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Chính trị

Sớm sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Trong phiên thảo luận sáng 24.4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục triển khai Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25.12.2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Sớm sửa đổi, bổ sung Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để thể chế hóa chủ trương của Đảng, đưa công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sang giai đoạn mới thực chất, hiệu quả hơn.