Thúc đẩy sáng tác văn học về đề tài dân tộc thiểu số

Nhằm động viên đội ngũ văn nghệ sĩ sáng tác những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật xứng tầm với những đóng góp, hy sinh của đồng bào các dân tộc thiểu số, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức “Chương trình đi thực tế, sáng tác văn học về đề tài dân tộc thiểu số cho các văn nghệ sĩ, năm 2023”.

Theo kế hoạch, chương trình đi thực tế sẽ diễn ra vào cuối tháng 10.2023. Dự kiến sẽ có hội viên Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Tuyên Quang, Hòa Bình, Yên Bái, Thanh Hóa.

Trong khoảng hơn 10 ngày, các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, hoạ sĩ, điêu khắc, nghệ sĩ nhiếp ảnh, nghệ sĩ biểu diễn, nhà nghiên cứu văn hoá, phê bình văn học… sẽ đi thực tế sáng tác ở một số địa bàn tại các tỉnh vùng biên giới, miền núi thuộc tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La.

Thúc đẩy sáng tác văn học về đề tài dân tộc thiểu số -0
Tập ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số, miền núi, tập hợp các bái hát từ Cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số, miền núi do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức năm 2020

Tại mỗi điểm đến sẽ diễn ra giao lưu văn nghệ, trao đổi về công tác bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới. Nghệ sĩ chia sẻ công việc sáng tác và giới thiệu các tác phẩm của mình với chiến sĩ, đồng bào, tạo không khí gần gũi, hiểu biết. Các nghệ sĩ có thể lấy tư liệu theo đặc thù chuyên ngành của mình như: ghi chép, ghi hình, ghi âm.... và có thể sáng tác tại chỗ hoặc sáng tác sau chuyến đi thực tế.

Các văn nghệ sĩ hoàn thành và nộp tác phẩm về Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc Việt Nam và Vụ Văn hóa dân tộc để tổ chức hình thức trưng bày, báo cáo, tuyển chọn các tác phẩm đặc sắc để sử dụng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, truyền thông ở trung ương và địa phương khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cùng đó, thông qua các Hội Chuyên ngành tiếp tục hỗ trợ những tác phẩm có triển vọng để nâng cao chất lượng nghệ thuật.

Chương trình đi thực tế nhằm khuyến khích các văn nghệ sĩ sáng tạo, sáng tác nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, có tác dụng sâu sắc đến xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chân - thiện - mĩ, đáp ứng đời sống tinh thần lành mạnh, bổ ích cho công chúng.

Đồng thời, chương trình nhằm khẳng định vị trí, vai trò, trách nhiệm của đội ngũ văn nghệ sĩ các dân tộc thiểu số trong sáng tạo nghệ thuật về đề tài dân tộc miền núi, vùng biên giới, biển đảo. Bằng tác phẩm của mình, các văn nghệ sĩ phản ánh hiện thực cuộc sống đồng bào các dân tộc vùng biên giới, biển đảo trong thời kỳ mới.

Văn hóa

Ông Phạm Trần Đang đang sửa soạn ban thờ để chuẩn bị cho lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025
Văn hóa

Hào khí Văn Lang trên miền đất thép

Trong tác phẩm “Ta đi tới”, cố nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Chúng ta con một cha, nhà một nóc/Thịt với xương tim óc dính liền...”. Chắc chắn trên thế giới ít có dân tộc nào như dân tộc ta, chung quan niệm mình là cháu con một nhà, cùng thờ một tổ tiên là Hùng Vương. Cũng như mọi người dân trong cộng đồng người Việt, người dân miền đất thép Thái Nguyên luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ Vua Hùng đã trở thành phong tục tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.